MSI sẽ giới thiệu đến giới yêu công nghệ mẫu máy tính tất cả trong một (All-in-One) mới, vừa có hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, vừa có khả năng trình chiếu phim ảnh với độ nét cao Full HD lẫn công nghệ hình ảnh 3D.
"Đại gia" di động Việt Nam đang phải chấp nhận cảnh "chiếu dưới" để được Apple cho làm đại lý phân phối iPhone tại Việt Nam. Hiện cả 3 mạng di động là MobiFone, VinaPhone và Viettel đang hoàn tất việc tính toán các gói cước bán kèm iPhone.
Apple cho 3 mạng chơi trò "thầy bói xem voi"
Khát khao được phân phối iPhone tại Việt Nam đầu bảng phải kể đến Viettel. 3 năm trước, sau khi Apple tung điện thoại iPhone 2G làm rung chuyển thế giới thì phía Viettel đã bày tỏ quan điểm với truyền thông về mong muốn được "Quả táo" ghi tên vào bản đồ phân phối iPhone. Lãnh đạo Công ty Xuất nhập khẩu của Viettel cũng đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề này. Cho dù Viettel khát khao là vậy, nhưng "Quả táo" không hề đếm xỉa đến lời đề nghị này.
Thế rồi, một ngày cuối năm 2009, "Quả táo" phát giấy mời 3 nhà mạng di động lớn nhất của Việt Nam là MobiFone, VinaPhone và Viettel lên đường sang Mỹ. Cả 3 đại gia khấp khởi mừng thầm khi "Quả táo" để mắt đến mình. Màn kịch hay bắt đầu từ đó. Lần lượt từng "đại gia" di động của Việt Nam được "Quả táo" gọi riêng để "tự giới thiệu về mình". Đương nhiên, tất cả chi tiết của cuộc gặp đều không được tiết lộ cho bên thứ 3. Cuộc gặp gỡ này khiến từng "đại gia" nghĩ rằng chắc "Quả táo" sẽ chỉ chọn 1 mạng làm phân phối iPhone.
Đến khi các mạng di động đàm phán xong trở về Việt Nam, họ vẫn nghĩ rằng mình được Apple chọn làm độc quyền phân phối iPhone tại Việt Nam. Thậm chí đến khi chính thức tuyên bố sẽ phân phối iPhone tại Việt Nam, một mạng di động phải thốt lên với Báo Bưu điện Việt Nam rằng, Apple thích chơi trò "ú tim, mập mờ". "Phía bên ngoài có vẻ là hai bên sang đàm phán hợp đồng phân phối iPhone tại Việt Nam, thế nhưng tất cả "cuộc chơi" này do Apple định đoạt chứ đàm phán gì", một mạng di động khác bức xúc.
"Cắn răng" chiều lòng "Quả táo"
Tâm lý cả 3 đại gia di động Việt Nam chưa bao giờ phải chịu cảnh người bán hàng đứng ở "chiếu trên" để ra luật chơi. Một câu hỏi đặt ra tại sao các "đại gia" di động Việt Nam lại cam chịu "cắn răng" chiều lòng Apple? Đó chính là thương hiệu. Năm 2008, Viettel đã quyết nâng thương hiệu của mình với việc nhập Blackberry của một bên thứ 3 để phân phối tại Việt Nam. Thế nhưng, việc Viettel chính thức phân phối Blackbery tại thị trường Việt Nam không làm mấy người tiêu dùng xúc động. Việc phân phối Blackberry của Viettel đến thời điểm này không mấy "xuôi chèo mát mái". Nhưng iPhone lại khác. Thông tin iPhone không chỉ làm rung chuyển thế giới, mà tại Việt Nam nhiều người dùng đã là "tín đồ" của dòng điện thoại này.
" alt=""/>MobiFone sẽ bán iPhone vào đầu tháng 4Những thay đổi triệt để nhất được giới thiệu của USB 3.0 là việc sử dụng tín hiệu quang học (optical) - cáp quang thay vì điện tử của USB 2.0 trở về trước. Người sử dụng vẫn có thể dùng dây cáp USB 2.0 loại cũ nhưng sẽ chỉ đạt ở tốc độ của USB 2.0. Nói cách khác USB 3.0 vẫn tương thích ngược với USB 2.0. Điều này có nghĩa là nếu người sử dụng có một thiết bị USB 3.0 mới, như ổ cứng gắn ngoài có giao tiếp USB 3.0 vẫn có thể sử dụng nó trên máy tính của bạn bè bạn, ngay cả khi máy của bạn chỉ có cổng USB 2.0.
USB 3.0 có tốc độ nhanh hơn lên đến mười lần so với USB 2.0 nhờ vào tính năng nâng cao hiệu quả truyền dữ liệu bằng việc truyền song hướng (dual simplex) thay vì truyền đơn hướng (half duplex). Thiết kế song hướng cho phép dữ liệu được gửi và nhận đồng thời, điều mà các phiên bản USB trước không làm được.
USB (Universal Serial Bus) đã trở thành một tiêu chuẩn kết nối thông dụng cho mọi thiết bị ngoại vi máy tính và cả một số thiết bị không liên quan đến máy tính. Không khó để thấy rằng lý do tại sao USB đã trở thành giao tiếp plug and play phổ biến nhất - bởi vì sự đơn giản, mạnh mẽ mà lại dễ sử dụng.
" alt=""/>USB thế hệ thứ ba