Đang yêu nhau thắm thiết, đột nhiên bạn gái nói muốn thử cảm giác mới, vậy phải làm sao cho nàng vừa lòng? Gần đây, chia sẻ của một chàng trai người Trung Quốc trên diễn đàn tình yêu nổi tiếng ở nước này đang gây xôn xao dư luận.Theo chàng trai, gần đây, bạn gái anh liên tục muốn anh không dùng biện pháp bảo vệ, nói muốn thử cảm giác mới, thế nhưng anh không muốn. Anh cảm thấy vẫn nên sử dụng các biện pháp an toàn, còn muốn dẫn bạn gái đi khám phụ khoa cho yên tâm, thế nhưng không biết nói làm sao, đành từ chối bạn gái nhiều lần, khiến bạn gái giận dỗi, ghét bỏ, lạnh nhạt. Không còn cách nào khác, anh đành lên mạng chia sẻ tình huống, mong nhận được lời khuyên của mọi người.
Nguyên văn đoạn chia sẻ của chàng trai như sau:
"Bạn gái tôi không hiểu làm sao, gần đây nhắc đi nhắc lại chuyện muốn quan hệ không dùng bảo vệ. Cô ấy nói rằng muốn thử cảm giác mới, tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Thế nhưng tôi là người cẩn thận, trong suốt quá trình yêu đương với cô ấy, đều có dùng biện pháp bảo vệ, cực kỳ an toàn.
Tôi thực sự không biết bạn gái trước đây có bệnh tật gì không, vì vậy mấy lần cô ấy đề nghị không dùng đồ bảo vệ, tôi đều từ chối.
Nhiều lần không được đáp ứng, bạn gái tôi tỏ vẻ rất tức giận, thậm chí còn mắng: "Đàn ông các anh không phải đều rất thích trực tiếp hay sao? Đến lượt anh nhất định không chịu bỏ là thế nào?"
Bản thân tôi trước khi có quan hệ đã tự đi khám nam khoa, các bệnh lây lan qua đường tình dục tôi đều âm tính. Thời gian còn là trai tân, tôi cũng tiêm phòng HPV.
Vì vậy tôi rất muốn đưa bạn gái đi kiểm tra trước khi bước tiếp một bước quan trọng, tất nhiên tiền do tôi chi trả. Kết quả nếu cô ấy khỏe mạnh, muốn gì tôi cũng đều chiều.
Thế nhưng tôi không biết làm thế nào để nói ra đề nghị này, sợ bạn gái hiểu nhầm rằng tôi chê cô ấy, nghi ngờ cô ấy. Tôi phải làm sao đây? Xin mọi người chỉ điểm. Cảm ơn rất nhiều".
Sau khi đoạn chia sẻ của chàng trai được đăng tải, đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Đa số mọi người đều thông cảm cho chàng trai, thế nhưng cũng không ít người cho rằng chàng trai nên tỉnh táo, trong chuyện này có lẽ có ẩn tình.
"Tôi cứ tưởng đàn ông tốt tuyệt chủng rồi, ra vẫn còn cậu à?", "Cậu đúng là một gã cẩn thận một cách dị thường", "Rất thông cảm, chuyện này không thể làm bừa được, cẩn thận vẫn hơn không lại bệnh tật vào người", "Nghĩ lại xem, quan sát kỹ xem, có khi có biến hóa gì rồi", "Đột nhiên lại gay gắt đòi hỏi như thế, có mùi ăn ốc đổ vỏ, cậu cố chờ thêm một thời gian xem", "Nhớ kỹ ngày nhé, chẳng may ngoài ý muốn còn tính toán được ngày dự sinh"..., cư dân mạng xôn xao bàn tán.

Trước ngày cưới, tôi rơi vào 'bẫy' của cô gái 19 tuổi
Tôi cứ nghĩ mình là một người đàn ông hoàn hảo cho đến một ngày tôi phát hiện ra mình còn khốn nạn hơn những gã ngoại tình ngoài kia.
" alt=""/>Bạn gái không muốn dùng 'áo mưa', phản ứng của chàng trai gây bất ngờ

 |
Toàn cảnh ao Trường Đua. |
Mặt nước khá rộng, trong xanh. Chúng tôi đến nơi đây vào một buổi sáng. Mặt trời đã lên cao. Xung quanh ao, những chiếc ghế đá bên hàng cây có nhiều người ngồi. Ngồi vào một chiếc ghế, bên cạnh cụ già tóc đã bạc nhiều, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện.
Ông Tám Thời - tên cụ già, hỏi tôi: 'Anh ở xa mới đến hả?'. 'Dạ, có việc xuống Gò Công nên ghé lại đây thăm bởi đã nghe nhiều về ao này', chúng tôi trả lời ông.
Tuổi của ao này nhỏ hơn tuổi tôi. Ông nói. Thời tôi còn nhỏ, lúc đó miền Nam là thuộc địa của Pháp. Đất Gò Công còn là nơi đồng chua nước mặn, nhà cửa chưa có bao nhiêu. Pháp muốn xây dựng nhà, mở thêm đường sá để phát triển thị trấn nên huy động một lực lượng nhân công khá lớn, đào một ao vuông, chu vi khoảng 3.000 mét, sâu 5 mét, bờ lề rộng 5 mét, giáp đường Tổng Thứ (nay là đường Nguyễn Huệ) lấy đất phục vụ các công trình.
Công trình kéo dài trong nhiều năm. Những cơn mưa lớn dồn dập đổ xuống, nước tích tụ lại lâu ngày, nơi đây trở thành ao lớn.
Người Pháp mở dọc theo ao một con đường lớn, sau đó biến nơi đây thành một trường đua ngựa. Thực dân Pháp tổ chức đua ngựa, vui chơi để dân ta quên sự nghèo đói, hận thù, đấu tranh.
Một khán đài lớn được xây dựng để quan khách đến xem. Hàng năm, cứ đến những dịp lễ Tết, nhất là ngày 14/7 - ngày kỷ niệm người Pháp phá ngục Bastille năm 1789 sau này thành ngày quốc khánh Pháp, những cuộc đua ngựa vui chơi diễn ra quanh ao rất rầm rộ. Cứ thế, chúng thường xuyên tổ chức, rồi các hình thức cá cược diễn ra để người thua thường là dân đen nghèo khổ. Tên ao Trường Đua có từ đó.
 |
Xung quanh ao đã được tôn tạo. Hàng cây mới trồng chưa đủ tỏa bóng mát. |
Một cụ già ngồi bên cạnh nghe câu chuyện ông Tám Thời kể buột miệng hỏi, 'Vậy anh có biết chuyện đua xe đạp không?'. Ông Tám ngẩn người ra, 'Có đua xe đạp hả anh Ba?' 'Có chứ. Hồi đó tôi cũng lớn rồi. Năm đó, Pháp cấp cho nhà Dây thép (bưu điện) 4 chiếc xe đạp dùng để đưa thư. Xe thì về rồi nhưng chưa ai biết đi cả. Một chuyên gia người Pháp được đưa từ Sài Gòn xuống để hướng dẫn sử dụng.
Các nhân viên được giao xe lóng ngóng, leo lên té xuống vất vả cả nửa tháng rồi cũng chạy tạm được. Rồi một cuộc đua xe đạp kỳ thú đã diễn ra vòng quanh bờ ao Trường Đua với 4 nhân viên Nhà Dây thép tham dự. Cuộc đua xe đạp thu hút rất đông người hiếu kỳ đến xem. Nhiều người đến từ rất sớm để chờ xem cuộc đua lần đầu tiên mới có.
Thời đó, xe còn đi bánh đặc. Một người phải bỏ cuộc vì bánh bị bung không gắn vào được. Hai người vì té ngã liên tục nên sợ cũng bỏ cuộc. Còn người cuối cùng ráng gò lưng đạp quanh quẹo về tới đích. Phần thưởng gồm gạo, vải và cái vinh dự 'Hạng nhất cuộc đua xe đạp đầu tiên ở Gò Công''.
Kể đến đây ông Ba dừng lại. Dường như ông đang hồi tưởng về một quá khứ xa xăm. Ông kể tiếp, 'Xe đạp có hai bánh bằng nhau như ta thấy hiện nay chính thức ra đời ở Pháp vào năm 1885. Khoảng 10 năm sau đó, vua Thành Thái đã sở hữu 1 chiếc. Hàng ngày sau mỗi buổi chầu, nhà vua thường lấy xe đạp dạo quanh hoàng thành'.
 |
Vua Thành Thái, người Việt Nam sở hữu chiếc xe đạp. (Ảnh tư liệu) |
Trời đã vào trưa, nhiều người rời ao về nhà. Bất chợt, chúng tôi nhìn xuống ao. Trên mặt nước nhiều rác nổi lềnh bềnh.
Ông Tám nói, ngày xưa, cứ vào khoảng tháng 10 âm lịch, người người lũ lượt gánh nước mưa chứa từ ao Trường Đua về nhà sử dụng. Ao sâu nên hầu như không bao giờ cạn nước. Thỉnh thoảng làng cho bơm vét sạch.
Những lúc như vậy thường gặp cá lưu niên, có con năm, bảy kg là thường...
 |
Trên mặt ao, nhiều rác nổi lềnh bềnh. |
Đã hơn 80 năm hiện diện tại vùng đất Gò Công, ao Trường Đua đã để lại biết bao kỷ niệm. Chỉ mong sao, nước ao luôn trong xanh, xung quanh ao luôn đầy ắp bóng mát và sẽ là nơi để người Gò Công có dịp ghé chơi, sẻ chia những vui buồn năm tháng.

Giếng nước kỳ lạ khiến vạn vật… hóa đá
Bắt đầu từ việc bất cứ món đồ nào rơi xuống giếng sẽ bị hóa đá sau một thời gian, đã dấy lên vô số những truyền thuyết bí ẩn ra đời.
" alt=""/>Thăm ao Trường Đua ở Tiền Giang
Hơn ba tháng kể từ ngày rời làng đến TPHCM học đại học, Ka Ngà, sinh viên năm nhất khoa Ngôn ngữ Pháp, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn chưa có điều kiện về thăm gia đình. Ban ngày, cô bận đi học, tham gia các hoạt động ở trường, lớp. Tối, tuần ba buổi, Ngà đi làm thêm, thời gian còn lại thì ôn bài, đọc tài liệu, học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp.
‘Tiền làm thêm tháng được hơn 1 triệu đồng, chỉ đủ để em ăn, tiêu vặt nên không còn tiền về nhà nữa’, Ngà giải thích lý do đã hơn ba tháng chưa về nhà, dù rất nhớ bố mẹ, nhớ buôn làng.
 |
Ngà trong một lần đi du lịch với lớp. |
Vừa rồi, Ngà nhận được một suất học bổng 10 triệu đồng, do một công ty về du lịch trao. Cô dự định sẽ xin thêm gia đình để mua chiếc xe máy mới làm phương tiện đi làm thêm, vì chỗ ở cách chỗ làm hơn 15 km.
‘Em gọi về hỏi thăm, mẹ nói, mẹ mới đi rừng về. Nghe vậy, em chỉ biết ngồi khóc vì thương. Em không muốn mẹ khổ thêm nữa’, cô gái sinh năm 1999 nhắc về mẹ với đôi mắt đỏ hoe.
Bố mẹ Ngà ở trong ngôi làng của người S'Tiêng, xã Tà Lài, Tân Phú, Đồng Nai. Phong tục ở đó, các bé gái đến tuổi 13-14 là lấy chồng, sinh con.
Năm Ngà học lớp 10, bà mối đến nhà giới thiệu có một chàng trai ở làng bên đang tuổi cập kê. Bà mối muốn kết nối Ngà cho chàng trai.
Cha mẹ Ngà mưu sinh chủ yếu bằng nghề đi rừng hái đọt mây, măng tre, rau nhíp, đào củ sâm về bán. Nghe bà mối giới thiệu về chàng trai, ông bà rất ưng.
‘Bố mẹ nói em hãy bỏ học để lấy chồng’, Ngà nhớ lại kỷ niệm của 3 năm trước, em phải đấu tranh kịch liệt để được tiếp tục đi học.
 |
Ngà cho biết, hiện đã có hai nơi hứa sẽ nhận cô vào làm việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, cô vẫn muốn được về quê làm việc trong khu du lịch gần nhà, để mong, từ câu chuyện của mình có thể thay đổi được phong tục kết hôn sớm trong làng. |
Từ nhỏ, chứng kiến nhiều cô gái trong làng vất vả vì lấy chồng sớm, Ngà không muốn mình cũng như vậy. Cô quyết tâm phải đi học bằng được.
Ban đầu, cô nghĩ sẽ chỉ học hết lớp 12 rồi nghỉ, đi làm công nhân. Ở xóm Bù Chắp 1 của Ngà có một lớp tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ. Vốn ngoại ngữ yếu, Ngà đến đăng ký học thêm.
Ở đó, Ngà gặp được chị Trâm Anh - một cô gái trẻ đến làng Ngà làm dự án du lịch gắn liền với phong tục tập quán người dân tộc. ‘Chị Trâm Anh là người giúp em nhận ra những điều cần làm cho cuộc đời mình. Một trong những dự định là phải đi học’, Ngà nói và quyết tâm đi học, dù đi học chậm mất hai năm.
Ngành Ngà chọn là ngôn ngữ Pháp, vì ở Tà Lài có một khu du lịch, có nhiều người Pháp đến thăm quan. Cô muốn sau khi học xong sẽ về quê làm việc, phát triển thêm dịch vụ du lịch ở địa phương.
Tháng 8 vừa qua, Ngà mang ba lô, tạm rời xa bản làng, con suối, rừng cây và gia đình đến Sài Gòn nhập học. ‘Mẹ đùm cho em ít gạo, mấy quả trứng và dặn, ở thành phố phải cẩn thận, cố gắng học tốt’, Ngà nói bằng giọng biết ơn mẹ.
Từ cô gái quanh năm sống với núi rừng, cuộc sống tĩnh lặng bên dòng suối, nương rẫy, đến Sài Gòn xe cộ tấp nập, nhà cao tầng chi chít, đèn đường sáng bừng, ban đầu Ngà khá bỡ ngỡ. Nhưng bây giờ, cô đã quen mọi thứ, tự chạy xe máy đi làm, gặp gỡ nhiều người khác nhau. Cô cũng không ngại mình là người dân tộc thiểu số.
‘Vừa rồi lớp em thuê xe đi cắm trại ở Củ Chi. Bạn em kể, khi đọc đến tên em, anh hướng dẫn viên thấy lạ nên cười. Bạn đã đến nhắc anh ấy. Không chứng kiến, nhưng nghe bạn kể lại em vui vì bên cạnh mình có rất nhiều người tốt', Ngà nói.
Cô cũng cho biết sẽ gắng học tốt, đi làm thêm để có thể tự lo cho cuộc sống sinh viên. Tết này, cô sẽ về quê, sà vào lòng mẹ rồi thủ thỉ những chuyện của mình ở Sài Gòn.
Ông Đặng Vũ Hiệp, Chủ tịch UBND xã Tà Lài cho biết, Ngà là cô gái có bản lĩnh khi đã quyết tâm đi học và bảo vệ được chuyện không lấy chồng sớm ở buôn làng. ‘Tôi đánh giá cao ý chí vươn lên của Ngà. Mong sau khi tốt nghiệp đại học em sẽ về quê làm việc, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển’, ông Hiệp nói.
Ông Hiệp cũng thông tin, tính cả Ngà, hiện cộng đồng người S'tiêng và cộng đồng người Mạ ở địa phương có hơn 10 người đi học đại học. Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ trở về quê làm việc.
*Bài viết có sử dụng tư liệu ảnh của tác giả Chí Phan/Flickr.com

Cô gái vượt bạo bệnh đi thi Hoa khôi Ngoại thương
19 tuổi, xinh đẹp, tương lai đầy rộng mở, cô sinh viên năm nhất ĐH Ngoại thương không bao giờ nghĩ, một ngày mình mắc bệnh ung thư.
" alt=""/>Cô gái S'Tiêng cự tuyệt lấy chồng, rời bản làng lên phố học cử nhân