Theo khảo sát của ICTnews trong ngày 29/8, một vài hệ thống bán lẻ điện thoại chính hãng và xách tay trong nước vừa có sự điều chỉnh giá bán đối với iPhone SE – chiếc smartphone thế hệ mới nhất được xem là “hàng ế” của Apple.
Đối với hàng phân phối chính hãng, cả bản 16GB và 64GB đều được giảm 1 triệu đồng qua hình thức mua online. Cụ thể, bản 16GB hiện có giá 10,5 triệu đồng, trong khi đó bản dung lượng 64GB có giá bán 13,5 triệu đồng.
Đây được xem là động thái giảm giá hiếm hoi kể từ ngày đầu iPhone SE chính hãng được mở bán (từ tháng 5/2016) của các hệ thống bán lẻ lớn.
Trong khi đó, hàng xách tay cũng vừa giảm từ 200.000 – 500.000 đồng tuỳ nơi. Hiện bản 16GB có giá từ 9,3 triệu đồng, loại 64GB cũng vừa giảm gần 1 triệu đồng xuống còn 11,5 triệu đồng tại nơi có giá bán thấp nhất.
Với mức giá này, iPhone SE hàng xách tay bản dung lượng 16GB đang thấp hơn hàng chính hãng khoảng 1 triệu đồng, còn bản 64GB thấp hơn trên dưới 2 triệu đồng.
Đáng chú ý, qua khảo sát của ICTnews, tại một số nơi kinh doanh hàng xách tay, người tiêu dùng vẫn có thể mặc cả trả giá để có được giá bán tốt hơn.
" alt=""/>“Hàng ế” iPhone SE sụt giáTheo các chuyên gia về truyền hình, phim truyền hình đang bị cạnh tranh bởi một đối thủ cực kỳ nặng ký là OTT, kể cả OTT chính thốngvà OTT lậu. Phim truyền hình mất dần người xem vì khán giả đang dịch chuyển sang xem nội dung trên Internet. Internet không chỉ làm sụt giảm số lượng người xem truyền hình mà còn làm sụt giảm đáng kể doanh thu quảng cáo của các đài truyền hình. Vì người dùng đã thay đổi hành vi xem và chọn lọc nội dung xem trên Internet, rào cản biên giới không còn với nhiều nội dung ngoại cung cấp xuyên biên giới, nên các doanh nghiệp cũng như các đài truyền hình buộc phải nhập cuộc chơi OTT.
Trên môi trường Internet, các đài truyền hình không chỉ cạnh tranh sòng phẳng, ngang bằng, không hề có bất cứ sự thiên vị nào đối với các ứng dụng OTT. Mà các đài truyền hình còn phải đối mặt với nạn vi phạm bản quyền các chương trình truyền hình ăn khách do chính các ứng dụng OTT vi phạm. Ví dụ, đối với vi phạm bản quyền các chương trình của VTV, sau khi VTV có văn bản đề nghị các đơn vị trong nước thực hiện đúng quy định về bản quyền thì các doanh nghiệp cung cấp OTT chính thống đã hạ các kênh và chương trình phát trực tiếp. Nhưng ứng dụng OTT lậu đang mọc ra như nấm, vi phạm bản quyền những chương trình truyền hình ăn khách của VTV và các đài truyền hình.
Theo VTV Digital, trung bình mỗi tháng VTV Digital đã ngăn chặn và xử lý gần 500 trang Fanpage cá nhân và kênh YouTube vi phạm bản quyền các chương trình của VTV. Nhưng thực tế thì cứ chặn kênh này họ lại mọc ra các kênh mới và nạn vi phạm bản quyền tiếp tục tái diễn một cách công khai.
Qua theo dõi 2 phim đang thu hút khán giả là Sống chung với mẹ chồngvà Người phán xửtrong mấy ngày qua thì vào giờ phát sóng hai bộ phim này, có hàng chục kênh YouTube phát trực tiếp hoặc tải nội dung phim phát lại. Họ tìm cách đánh lừa sự phát hiện của YouTube bằng cách bóp nhỏ hình ảnh màn hình, chèn thêm logo khác, bóp méo tiếng…
Rất đơn giản, người dùng chỉ mất vài giây thao tác là có thể xem lại được hết các tập của hai bộ phim kể trên. Rất nhiều trang web hoặc kênh YouTube còn công khai tuyên bố: Phim được trực tiếp vào đúng giờ phát sóng. Bản đầy đủ HD sẽ được cập nhật sau đó vài giờ".
Phim truyền hình, thể thao và gameshow là những chương trình bị vi phạm bản quyền nhiều nhất. Có tới hàng trăm trang web phim lậu đang khai thác triệt để nhiều bộ phim ăn khách của các đài truyền hình Việt Nam để kiếm tiền từ quảng cáo. Không ít trang web có tới 1 triệu lượt xem, hoặc có hàng trăm kênh YouTube và Fanpage có lượng người xem lên đến hàng chục triệu nhờ vào các chương trình vi phạm bản quyền.
" alt=""/>OTT là đối thủ nặng ký của các đài truyền hìnhĐúng như tên gọi, Dogwars là trò chơi trong đó người chơi sẽ chăm sóc những chú chó ảo của mình và đưa chúng đi chiến đầu với những chú chó khác. Một thời gian ngắn sau khi ra đời, Dogwars đã nhận được những phản hồi rất tiêu cực từ cộng đồng, đặc biệt là những người quan tâm đến quyền lợi của động vật. Dogwars nhanh chóng bị gỡ khỏi của App Store của Apple và Play Store của Google.
2. Tawkon Radiation Detector
Tawkon Radiation Detector là ứng dụng được cho là có khả năng phát hiện sóng bức xạ di động dựa vào một số yếu tố như điều kiện môi trường hay khoảng cách tới những cột thu phát sóng. Những người tạo ra Tawkon Radiation Detector đã phải đợi một thời gian rất dài để ứng dụng này có thể được duyệt và đến tay người dùng. Tuy nhiên, cuối cùng thì nó lại bị gỡ bỏ với lý do có thể làm người dùng sợ hãi. Nhiều tin đồn cho rằng chính Steve Jobs là người đưa ra quyết định nói trên.
3. I am rich
Nếu muốn chứng tỏ mình là người giàu có, I am rich là ứng dụng giúp bạn làm điều đó nhanh nhất bởi nó có giá 1.000 USD với tính năng duy nhất là... hiển thị một viên kim cương màu đỏ.
4. Slash
Được tung ra vào năm 2009, Slash tưởng chừng là một ứng dụng vô hại khi chỉ hiển thị hình ảnh một con dao nhà bếp không hơn không ké. Tuy nhiên, khi người dùng cầm điện thoại trong tay và bắt đầu thực hiện những chuyển động tương tự như... đâm dao, Slash sẽ bắt đầu chơi một đoạn nhạc khá rùng rợn. Sau nhiều cáo buộc cho rằng Slash mang đến những tác động không tốt, đặc biệt là đối với giới trẻ, nó đã bị Apple cho ra khỏi kho ứng dụng của mình.
5. Baby Shaker
Baby Shaker cũng là một trò chơi kì quặc và khá... kinh dị khi bạn phải làm một em bé bằng cách lắc mạnh điện thoại nhiều lần cho tới khi mắt em bé được... gạch dấu đỏ.
6. Relapse
Được phát triển lấy cảm hứng từ MV 3 a.m của rapper đình đám Eminem, Relapse là một trò chơi nhuốm màu bạo lực. Eminem từng cho biết anh muốn trò chơi nói trên được ra mắt cùng album Relapse của anh, tuy nhiên điều này đã không được hiện thực hóa bởi Apple.
7. Girls Around Me
Girl Around Me, ứng dụng đến từ nhà phát triển Nga có tên i-Free, cho phép người dùng "nhóm ngó" các cô gái sống xung quanh mà họ không hề hay biết. Nhiều dịch vụ Internet lớn đã phải đưa ra khuyến cáo cho người dùng sau khi Girls Around Me xuất hiện. Trong đó, MXH Facebook nhanh chóng đưa ra cách để người dùng đảm bảo tính riêng tư cho những hình ảnh của mình. Cuối cùng, Girls Around Me đã bị Apple "sờ gáy".
Noah
" alt=""/>Những ứng dụng kì quặc bị cấm cửa trên toàn thế giới