Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương cũng được yêu cầu chỉ đạo tổ chức triển khai nghiêm túc và hiệu quả Quyết định 28 ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nội vụ khẩn trương ban hành Thông tư quy định quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ, tài liệu điện tử và Thông quy định tiêu chuẩn dữ liệu đầu vào của tài liệu lưu trữ điện tử trong quý IV/2018.
Bộ Nội vụ cũng có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ TT&TT nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung tiêu chí trong đánh giá chỉ số cải cách hành chính (Par Index) bảo đảm tăng cường gắn kết cải cách hành chính với ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử và triển khai có hiệu quả Nghị định 61 ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ TT&TT chủ động phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn về cơ chế tài chính cho phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử để hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 102 ngày 6/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định 80 ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước, trong tháng 10/2018. Đẩy nhanh thời điểm công bố báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước định kỳ hàng năm chậm nhất trong quý I năm tiếp theo.
Bộ TT&TT còn được giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam cập nhật (phiên bản 2.0) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 232 ngày 28/6/2018 của Văn phòng Chính phủ, trong tháng 11/2018. Đồng thời, khẩn trương trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về định danh điện tử cho cá nhân, tổ chức và Nghị định về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức trong tháng 10/2018.
" alt=""/>Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử phải hướng tới Chính phủ số và tiếp cận CMCN 4.0Cho dù chiếc LG V30 vẫn chưa ra mắt chính thức, vẫn có rất nhiều điều về nó mà ta có thể biết chắc chắn. Tất cả những điều đó không hoàn toàn là những tin đồn hay hình ảnh rò rỉ như thường thấy. Thay vào đó, từ nhiều tuần nay, bản thân LG đã tiết lộ cho chúng ta thấy một số thông tin về chiếc điện thoại cao cấp sắp ra mắt của họ.
Một trong những thông tin đó cho biết camera chính của LG V30 sẽ có khẩu độ f/1.6 – khẩu độ rộng nhất trên điện thoại cho đến nay – một điều tuyệt vời cho người thích chụp ảnh trên điện thoại. Nhưng tại sao điều này lại quan trọng đến như vậy? Độ mở của camera là gì và nó có thể làm được những gì?
Bên trong chiếc camera
Những chiếc camera kỹ thuật số là các hệ thống phức tạp với nhiều bộ phận cần hoạt động gắn kết với nhau để tạo ra các kết quả như mong muốn. Một trong những bộ phận đó là cảm biến hình ảnh – nó bắt lại các ánh sáng và chuyển nó thành các tín hiệu kỹ thuật số để sau đó, chúng được chuyển thành hình ảnh kỹ thuật số. Một bộ phận quan trọng khác – hệ thống ống kính, thường được tạo thành từ nhiều ống kính, giúp hướng ánh sáng về phía cảm biến.
Nói chung, khẩu độ là khe mở hình tròn trong hệ thống quang học. Nó quyết định lượng ánh sáng đi qua để vào camera: khẩu độ càng lớn càng cho phép nhiều ánh sáng đi vào cảm biến hơn và ngược lại.
Như bạn thấy ở hình ảnh trên, kích thước khẩu độ có thể thay đổi trên các camera chuyên dụng cao cấp. Đường kính của nó thay đổi tùy theo các điều kiện chụp hoặc theo ý muốn của nhiếp ảnh gia về kết quả, trong khi tất cả những điều còn lại bị giới hạn trong những khả năng kỹ thuật của ống kính.
Những khác biệt nào với camera trên smartphone
Các camera trên smartphone nhỏ hơn nhiều so với trên các thiết bị chuyên dụng, vì vậy chúng cũng bắt được ít ánh sáng hơn hẳn. Lúc này các smartphone cần một cơ cấu khẩu độ khác để đưa ánh sáng vào camera. Trên phần lớn các camera smartphone, bản thân đường kính của ống kính sẽ đóng vai trò như khẩu độ, vì vậy, ống kính càng rộng, camera sẽ càng bắt được nhiều ánh sáng hơn.
Như đã nói ở trên, chiếc LG V30 là chiếc điện thoại có khẩu độ rộng nhất từ trước đến nay, mang tới “nhiều thêm 25% ánh sáng tới cảm biến so với ống kính f/1.8”. Dưới đây là bảng so sánh với những điện thoại thông thường khác.
Những con số này có nghĩa là gì?
Nếu bạn nhìn vào phần camera trong bảng thông số kỹ thuật của điện thoại, bạn sẽ thấy khẩu độ được biểu diễn bằng một chữ “f” viết thường đi kèm với một dấu gạch chéo và một số: ví dụ f/1.6. Tất nhiên nó cũng có thể được viết là F/1.6 hay F1.6 cũng không vấn đề gì, miễn là bạn không phải đang viết một báo cáo khoa học về nó.
Trừ khi bạn là một người đam mê camera, nếu không tất cả những gì bạn cần biết là con số sau dấu gạch chéo càng nhỏ, độ mở khẩu độ càng lớn. Khẩu độ càng lớn sẽ càng có nhiều ánh sáng vào hơn, giúp chụp được các bức ảnh rõ nét hơn. Nhưng nếu bạn muốn đi sâu hơn vào các chi tiết kỹ thuật của bộ phận này, f là viết tắt của độ dài tiêu cự (focal length) cho ống kính – khoảng cách giữa cảm biến hình ảnh và điểm các tia sáng hội tụ với nhau.
Nó được miêu tả bằng sơ đồ đơn giản dưới đây:
Khẩu độ rộng hơn tạo ra các bức ảnh đẹp hơn như thế nào
Các camera hoạt động còn nhanh hơn một cái chớp mắt, nhưng chúng không chụp các bức ảnh ngay lập tức. Cảm biến hình ảnh cần hấp thụ ánh sáng trong một khoảng thời gian nào đó để tạo ra một bức ảnh. Khoảng thời gian này còn được gọi là tốc độ màn chập hay thời gian phơi sáng và nó có thể thay đổi rất đáng kể: nó có thể ngắn đến mức chỉ một phần nghìn của một giây, nhưng cũng có thể kéo dài đến nhiều giây, tùy thuộc vào điều kiện chụp.
Ngoài ra còn có thông số ISO – thiết lập mức độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh. Nó cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào khung cảnh: ISO càng được để ở mức cao, ảnh sẽ càng sáng hơn những cũng nhiễu hơn. Các bức ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng thấp sẽ cần ISO cao hơn, đó là lý do tại sao chúng lại có nhiều sạn hơn các ảnh chụp ban ngày.
![]() |
Bức ảnh bên trái được chụp với camera có khẩu độ lớn hơn, do vậy ISO được thiết lập nhỏ hơn và cho ra hình ảnh mịn màng hơn, nhưng vẫn đủ độ sáng. |
Khi camera sử dụng khẩu độ rộng hơn, sẽ có nhiều ánh sáng đi vào cảm biến hơn. Trong điều kiện ánh sáng tốt, điều này sẽ cho phép camera chụp ở tốc độ màn chập rất nhanh, giảm khả năng xảy ra các vệt nhòe trên ảnh do chuyển động. Trong điều kiện ánh sáng thấp, camera với khẩu độ rộng sẽ tạo ra bức ảnh đẹp mà không cần thiết lập ISO ở mức quá cao.
Đó là lý do tại sao việc chuyển từ khẩu độ f/1.8 trên chiếc LG G6 sang khẩu độ f/1.6 trên chiếc V30 lại là một bước tiến lớn về khả năng chụp ảnh cho những thiết bị này.
TheoGenk/PhoneArena
" alt=""/>LG V30 có khẩu độ camera cực rộng, điều đó có ý nghĩa gì với các bức ảnh?![]() |
Vì thế, từ năm 2009 đến nay, Facebook không giấu giếm những nỗ lực lấy lòng chính quyền Trung Quốc. Theo New York Times, cuối năm 2015, Facebook đã có được giấy phép mở văn phòng tại Bắc Kinh, nhưng khi đó giấy phép này chỉ có thời hạn trong 3 tháng và công ty đã không kịp mở trụ sở. Tuy nhiên, một công ty con khác của Facebook là Oculus đã có văn phòng tại Thượng Hải. |
![]() |
Tại tiệc tối ở Nhà Trắng năm 2015, ông chủ Facebook đã đề nghị lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đặt tên tiếng Trung cho người con sắp sinh của mình. Tuy nhiên, ông Tập đã từ chối. |
![]() |
Tháng 10/2015, Mark phát biểu tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) bằng tiếng Trung và khiến nhiều người cười cợt vì không rõ nghĩa. Trước đó, CEO Facebook quay một đoạn video cùng vợ con nói lời chúc mừng năm mới bằng tiếng Trung Quốc. |
![]() |
Đầu năm 2016, Facebook đăng tải bức hình ông chủ Mark Zuckerberg chạy ngang qua quảng trường Thiên An Môn đầy ẩn ý. "Thật tuyệt khi trở lại Bắc Kinh", "tôi bắt đầu chuyến thăm Bắc Kinh của mình bằng việc đến Quảng trường Thiên An Môn, đến Tử Cấm Thành và qua Thiên Đàn", CEO viết.Tuy nhiên, bức ảnh đã nhận phải không ít sự chê bai trên Twitter vì những lo ngại cho sức khỏe của ông Zuckerberg khi chạy trong tình trạng khói bụi ô nhiễm ở Trung Quốc. |
![]() |
Trong năm 2016, Facebook thậm chí đã chấp nhận các chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc. Theo The Times, công ty đã phát triển một công cụ có thể chặn các nội dung gây tranh cãi tại một số khu vực địa lý nhất định. Ban đầu, nó được kỳ vọng có thể giúp Facebook vào Trung Quốc và các nội dung sẽ được kiểm duyệt bởi một đối tác tại đây theo chỉ thị từ Bắc Kinh, nhưng công cụ này sau đó đã không được triển khai. Facebook vẫn bị chặn ở Trung Quốc. |
![]() |
Theo New York Times, trong lần gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2015, ông chủ Facebook đăng tải lên trang cá nhân thể hiện sự tự hào khi được gặp gỡ và nói chuyện bằng tiếng Trung với nhà lãnh đạo của quốc gia mà Facebook muốn thâm nhập. |
![]() |
Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg cũng đã gặp gỡ các chính trị gia Trung Quốc, đọc tài liệu tuyên truyền của nước này, học tiếng Trung và thậm chí là phát biểu bằng tiếng Trung trước công chúng để lấy lòng quốc gia tỷ dân. |
![]() |
Theo New York Times, đầu năm 2017, Facebook âm thầm cấp phép cho một công ty nhỏ tại Trung Quốc ra mắt ứng dụng giống hệt trình quản lý ảnh Moment của hãng, nhưng bằng tiếng Trung Quốc. Và ứng dụng Moment phiên bản Trung Quốc với cái tên "Những quả bóng bay sắc màu" đã không bị chính quyền Trung Quốc gỡ bỏ và thậm chí đã leo lên nhóm 50 ứng dụng ảnh và video được tải nhiều nhất tại Trung Quốc. |
![]() |
Theo New York Times, cũng trong năm 2017, đại diện Facebook đã dành nhiều tháng âm thầm tìm địa điểm đặt trụ sở ở Thượng Hải. Văn phòng này sẽ không chỉ là nơi Facebook đặt máy chủ mà còn là nơi để nhân viên của hãng làm việc, phục vụ mục tiêu mở rộng tới thị trường Trung Quốc. |
![]() |
Ngoài ra, Facebook còn thiết lập một trang dành riêng cho đài truyền hình nhà nước của Trung Quốc CCTV phục vụ cho việc cập nhật thông tin về các chuyến đi quốc tế của ông Tập Cận Bình. Trang này vẫn được cập nhật thường xuyên bởi CCTV và có 2,7 triệu lượt thích, New York Times thông tin. |
![]() |
Ngày 25/7, New York Times đưa tin Facebook muốn tạo ra một "trung tâm hiện đại để hỗ trợ các nhà phát triển, sáng tạo và khởi nghiệp Trung Quốc". Theo Washington Post, hồ sơ doanh nghiệp của Facebook đã được Hệ thống Thông tin Tín dụng Doanh nghiệp Quốc gia Trung Quốc đăng tải. Công ty này có tên Facebook Technology (Hàng Châu) thuộc sở hữu của Facebook Hong Kong Ltd với 30 triệu USD tiền vốn. |
![]() |
Tuy nhiên, thông tin về công ty con của Facebook đã bị gỡ khỏi trang web của chính phủ Trung Quốc. Theo New York Times, đây có thể là dấu hiệu của việc thỏa thuận thành lập công ty con gặp vấn đề. Hiện chưa rõ khi nào CEO của Facebook sẽ thỏa "giấc mộng Trung Hoa". |
Facebook là công ty đa quốc gia của Mỹ sở hữu mạng xã hội trực tuyến cùng tên, sáng lập bởi Mark Zuckerberg cùng với bạn bè khi còn theo học Đại học Harvard. Công ty Facebook chính thức lên sàn vào tháng 2/2012 và đến 13/7/2015 trở thành công ty nhanh nhất trong "Chỉ số Standard & Poor's 500" đạt mức vốn hóa thị trường 250 tỷ USD. Tính đến tháng 6/2017, Facebook công bố có hơn 2 tỉ người mỗi tháng dùng sản phẩm mạng xã hội của họ. Ngoài ra, công ty còn mua lại các sản phẩm phổ biến của giới trẻ khác như Instagram (mạng xã hội chia sẻ hình ảnh), Whatsapp (tin nhắn).
Bạn có biết:Facebook mở đầu là một phiên bản "Hot or Not" (một ứng dụng so sánh sắc đẹp) của Đại học Harvard với tên gọi Facemash.