Nhiều khách hàng bị thu phí SMS Banking tháng 1/2022 ở mức 55.000-77.000 đồng.
“Mặc dù được miễn phí chuyển tiền từ đầu năm nay nhưng ngân hàng lại tăng gấp nhiều lần phí nhận tin nhắn điện thoại, tính ra khách hàng cũng không được hưởng lợi nhiều lắm. Do sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau nên trước đây tôi cũng không phát sinh nhiều phí chuyển tiền đến vậy”, chị Nhung cho biết.
Anh Mạnh và chỉ Nhung chỉ là 2 trong số nhiều khách hàng có tài khoản thanh toán tại Vietcombank phản ánh về tình trạng này. Hiện tại, trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, nhiều người dùng đang phản ứng về việc bị ngân hàng tăng mạnh phí dịch vụ này.
Thực tế, không chỉ khách hàng của Vietcombank mà nhiều khách hàng của ngân hàng khác như BIDV, Techcombank… cũng ghi nhận tình huống tương tự.
Trong đó, mức tiền phổ biến bị trừ là 33.000 đồng; 55.000 đồng và 77.000 đồng/tháng thay vì 11.000 đồng như trước đó.
Theo tìm hiểu, đây là chính sách thu phí mới đã được các ngân hàng thông báo từ cuối năm 2021. Tuy nhiên, thông báo này được phát đi kèm với thông báo miễn toàn bộ phí giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử nên nhiều khách hàng không để ý.
Khuyến khích khách sử dụng thông báo OTT
Cụ thể, cuối tháng 12/2021, Vietcombank đã ra thông báo miễn phí toàn bộ dịch vụ trên kênh ngân hàng điện tử VCB Digibank, bao gồm, phí quản lý tài khoản; phí duy trì dịch vụ; phí chuyển tiền trong, ngoài hệ thống… Tuy nhiên, ngân hàng cũng điều chỉnh phí duy trì dịch vụ nhận tin nhắn chủ động qua SMS Banking.
Theo đó, mức phí duy trì dịch vụ này sẽ được chuyển từ cố định 10.000 đồng/số điện thoại/tháng (chưa bao gồm VAT) thành phí tính theo số lượng tin nhắn chủ động. Trong đó, các số điện thoại nhận dưới 20 tin nhắn/tháng vẫn tính phí 10.000 đồng, tuy nhiên, từ 20 đến dưới 50 tin nhắn sẽ tính phí 25.000 đồng/tháng; từ 50 đến dưới 100 tin nhắn tính phí 50.000 đồng và từ 100 tin nhắn trở lên tính phí 70.000 đồng.
![]() |
Thông báo thay đổi cách tính phí dịch vụ SMS Banking đã được các ngân hàng phát đi hồi cuối năm 2021 cùng với thông báo về việc miễn toàn bộ phí dịch vụ trên kênh ngân hàng số. Nguồn: VCB. |
Tương tự, BIDV cũng phát đi thông báo điều chỉnh phí dịch vụ SMS Banking cùng với thông báo miễn toàn bộ phí trên ngân hàng số BIDV SmartBanking. Trong đó, ngân hàng này thay đổi từ mức 9.000 đồng/tháng cố định thành 9.000 đồng với 0-15 SMS/tháng; 30.000 đồng với 16-50 SMS/tháng; 55.000 đồng với 51-100 SMS/tháng và 70.000 đồng với 101 SMS trở lên/tháng.
Techcombank cũng tính phí SMS Banking theo số lượng tin nhắn ở mức 0-15 SMS/tháng tính phí 12.000 đồng; 16-30 SMS/tháng tính 18.000 đồng; 31-60 SMS/tháng thu phí 40.000 đồng và trên 61 SMS/tháng thu phí 75.000 đồng.
Sau khi phản ánh về việc bị thu phí dịch vụ SMS Banking ở mức quá cao, hiện hàng loạt người dùng đang rủ nhau hủy dịch vụ SMS Banking của các ngân hàng để tránh mức phí này.
Cuối năm 2021, khi đưa ra thông báo miễn phí giao dịch kênh ngân hàng số và điều chỉnh phí dịch vụ SMS Banking, lãnh đạo một ngân hàng quốc doanh cho biết mục đích của thay đổi trên là để khuyến khích khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ ngân hàng số, trong đó có dịch vụ thông báo biến động số dư trên app banking (OTT). Hiện dịch vụ này được tích hợp ngay trong app banking và được cung cấp miễn phí.
Trong khi đó, việc khách hàng sử dụng dịch vụ SMS Banking khiến ngân hàng phải bù lỗ cho mỗi tin nhắn nếu tính theo mức phí 11.000 đồng/tháng trước đây.
Nhiều năm gần đây, các ngân hàng đã phản ánh về tình trạng bị nhà mạng thu phí SMS quá cao khiến ngành ngân hàng phải bù lỗ hàng nghìn tỷ mỗi năm. Dù Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn thông đã có yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động giải quyết đề xuất giảm giá cước tin nhắn đối với dịch vụ tài chính ngân hàng, nhưng đến nay vẫn chưa nhà mạng nào chịu điều chỉnh mức phí này.
(Theo Zing)
Viettel, MobiFone và VNPT đang xem xét trước đề nghị của các ngân hàng về giảm giá cước tin nhắn. Tuy nhiên, việc có giảm hay không sẽ xem xét thực tế giá cước tin nhắn và mức phí mà các ngân hàng đang thu của khách hàng.
" alt=""/>Ngân hàng tăng phí tin nhắn SMS, khách rủ nhau hủy dịch vụTại thời điểm này, những người ở Nga không thể truy cập vào Facebook, hay Twitter một cách ổn định. Do đó, các ứng dụng VPN hiện đã trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên App Store tại lãnh thổ Nga.
VPN là ứng dụng giúp người dùng bỏ qua bất kỳ hạn chế nào trên các trang web khác nhau trên internet. Đồng thời, ứng dụng VPN cũng cho phép những người dùng truy cập web với hình thức ẩn danh để tránh bị lộ thông tin cá nhân trực tuyến.
Theo báo cáo của công ty phân tích AppFigures, lượt tải xuống ứng dụng VPN ở Nga đã chứng kiến sự tăng trưởng lớn kể từ ngày 24/2. Vào đầu tháng 3, lượt tải xuống các ứng dụng VPN phổ biến nhất trong cả Apple App Store và cửa hàng Google Play ở Nga đã đạt được mức tăng khổng lồ lên tới 1.200 %.
Trên hết, lượt tải xuống ứng dụng VPN vào ngày 1/3 ở Nga đã đạt 500.000 lượt tải. Đó là một sự tăng trưởng lớn nếu so sánh với số lượt tải trung bình hàng ngày tại Nga với chỉ xấp xỉ 10.000 lượt tải xuống mỗi ngày vào hồi tháng 2.
Thái Hoàng (theo Techtimes)
Ngày 04/3, nhà chức trách Nga cho biết sẽ chặn truy cập Facebook trên lãnh thổ nước này.
" alt=""/>Bị chặn Facebook, người Nga 'vượt rào' bằng VPN