Essential Products từng được xem là một trong những startup hứa hẹn nhất ở Thung lũng Silicon khi kêu gọi được 330 triệu USD tiền góp vốn và được định giá tới 1 tỷ USD (kỳ lân công nghệ). Nhưng chiếc Essential Phone ra mắt năm 2017 lại không có được doanh số bán ra khả quan, chủ yếu do giá bán và thời điểm lên kệ không hợp lý.
Kết quả là Essential Products đã phải tuyên bố đóng cửa vào 12/02, kéo theo cái chết của Essential Phone khi không còn nhận được bất cứ hỗ trợ nào nữa.
Mixer
Ra mắt năm 2016 dưới tên gọi Beam, dịch vụ livestream này đã mau chóng được ông lớn Microsoft thâu tóm và đổi tên thành Mixer với nhiều kỳ vọng to tát.
Trong giai đoạn đầu phát triển, để cạnh tranh với những nền tảng lớn như Twitch, Mixer đã chi tiền tấn để mời những streamer đình đám nhất thế giới thời điểm đó như Ninja hay Shroud với một bản hợp đồng độc quyền trị giá nhiều triệu USD.
![]() |
Mixer từng có một màn chào sân hoành tráng. |
Nhưng kết quả tăng trưởng chậm chạp trong mùa dịch buộc Microsoft phải đóng cửa Mixer vào 22/07 và đi đến một thỏa thuận điều hướng người dùng sang nền tảng Facebook Gaming.
Thất bại của Mixer là một đòn giáng mạnh vào tham vọng và công nghệ mà Microsoft nhìn thấy triển vọng ở đó. Thực tế, Mixer gặp nhiều vấn đề về kết nối và chất lượng đường truyền quá tệ so với công nghệ độ trễ thấp mà được quảng cáo là nhanh hơn ánh sáng (FTL).
Quibi
Với tham vọng trở thành Netflix mới, Quibi chọn cách tự xây dựng kho nội dung là các đoạn phim ngắn chỉ từ 10-20 phút, khá gần với khái niệm web drama trên YouTube. Nhưng nền tảng xem video thời lượng ngắn này đã không trụ nổi quá 6 tháng sau khi chính thức ra mắt hồi tháng 04/2020.
![]() |
Nhà sáng lập Quibi bên cạnh nữ CEO của nền tảng này trong một lễ giới thiệu vào tháng 1. |
Thực tế, trước khi Covid-19 nổ ra, Quibi chỉ phải cạnh tranh với kho nội dung khổng lồ miễn phí của YouTube với giá 4,99 USD/tháng. Nhưng khi Covid-19 buộc người dân phải ở nhà và có nhiều thời gian rảnh rỗi, trong bối cảnh có vô vàn lựa chọn xem series phim chất lượng cao từ Disney+, Apple TV+ cho đến Netflix, thực sự là một lựa chọn xa xỉ nếu phải bỏ thêm 4,99 USD/tháng cho Quibi.
Kết quả, Quibi đốt sạch 1,75 tỷ USD gọi vốn được từ các nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực điện ảnh. Cho đến ngày thông báo đóng cửa hôm 21/10, Quibi chỉ còn khoảng 500.000 thuê bao trả phí, so với kỳ vọng đạt được 7,4 triệu thuê bao trong năm đầu hoạt động.
Segway PT
Thương hiệu xe điện cân bằng hai bánh Segway PT đã chính thức bị xóa sổ vào tháng 7/2020, sau 19 năm có mặt trên thị trường. Dòng xe này là thương hiệu được cấp bằng sáng chế của Mỹ, nhưng những năm gần đây đã bị làm nhái bởi vô số các sản phẩm với mẫu mã và giá cả đa dạng đến từ Trung Quốc.
Trong suốt vòng đời của nó, giá bán đắt đỏ khiến Segway PT chỉ đóng góp vào 1,5% tổng lợi nhuận công ty. Sản phẩm này còn vướng vào những vụ tai nạn nổi tiếng liên quan đến vận động viên điền kinh Usain Bolt hay cựu Tổng thống George W. Bush. Những năm gần đây, dòng xe điện hai bánh này dần được thay thế bởi xe điện scooter vốn có giá chỉ dưới 10 triệu đồng, so với từ 6.000 - 8.000 USD cho một chiếc xe Segway PT chính hãng.
Toshiba
Toshiba là tập đoàn đa ngành của Xứ sở Hoa anh đào, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực điện tử điện lạnh. Ít ai biết rằng, Toshiba từng có thời kỳ hoàng kim thống trị thị trường máy tính xách tay vào khoảng thập niên 1990s và đầu thập niên 2000s.
Tuy vậy, việc chậm cập nhật công nghệ cùng với những khoản đầu tư thua lỗ và gian lận báo cáo tài chính đã khiến Toshiba chìm trong khủng hoảng nghiêm trọng kể từ giữa thập niên 2010s trở lại đây.
![]() |
Thương hiệu laptop Toshiba đã chính thức biến mất hoàn toàn |
Toshiba buộc phải bán đứt nhiều mảng kinh doanh chủ lực để giãn nợ. Trong đó, năm 2018, hãng phải bán mảng PC cho Sharp với chỉ 19,1% cổ phần nắm giữ. Đến tháng 8/2020, số cổ phần còn lại cũng được Toshiba chuyển giao nốt cho Sharp, chấm dứt 35 năm tồn tại của một đế chế laptop từng thống trị cả thế giới.
Play Music
Trong 9 năm phát hành, Google Play Music là thư viện cho phép lưu trữ nhạc miễn phí hoặc nghe nhạc bản quyền mất phí với một kho 40 triệu bài hát. Tùy chọn trả phí trong Play Music còn giúp người dùng được quyền sử dụng YouTube Premium để né quảng cáo ‘nhà tôi ba đời trị sỏi thận’.
![]() |
Play Music đã bị Google gỡ bỏ để đồng bộ với YouTube Music |
Nhưng tất cả đã biến mất khi Google thông báo vào tháng 8 rằng sẽ đóng cửa Play Music vào tháng 12 và thay thế bằng YouTube Music. Hệ quả là người dùng Android giờ đây phải vất vả tìm những ứng dụng nghe nhạc thay thế trên Play Store.
Flash
Cái chết của Flash đã được dự báo từ rất lâu khi cố lãnh đạo Steve Jobs từng thẳng thừng chê bai nền tảng này từ cả chục năm trước. Nhưng cuối cùng Adobe chỉ chốt ngày đóng cửa vào 31/12 vừa qua, chấm dứt 24 năm tồn tại của nền tảng hỗ trợ nội dung đa phương tiện này.
Cùng với sự ra đi của Flash, kho nội dung khổng lồ các ứng dụng có liên quan cũng sẽ đột tử theo. Nổi tiếng nhất phải kể đến game nông trại FarmVille cùng loạt game của Zynga cũng ngừng hỗ trợ kể từ ngày 31/12.
Phương Nguyễn (lược dịch từ USAToday)
Danh sách những chiếc điện thoại này được chuyên trang Android Authority lựa chọn và đưa ra.
" alt=""/>Những thương hiệu công nghệ đã bị khai tử năm 2020Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thành công của Việt Nam ngày hôm nay là nhờ chúng ta đã nâng cao tinh thần cởi mở, hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho mọi đối tác cùng làm ăn, tham gia phát triển ở Việt Nam. Tinh thần này cần tiếp tục giữ vững trong thời gian tới.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang đứng thứ 15 thế giới về dân số. Thị trường Việt Nam không lớn nhưng cũng đáng kể về mọi mặt. Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, là một điểm đến hấp dẫn.
Tuy vậy, Phó Thủ tướng cho rằng, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chủ động nắm bắt công nghệ và tự tin thiết kế, làm ra các sản phẩm, sáng tạo ra cách làm của mình thì nhiều khi cạnh tranh ngay trên sân nhà cũng không được bình đẳng.
Có hai cách tiếp cận để giải quyết sự không bình đẳng này. Một là ngăn chặn những yếu tố không bình đẳng, hai là giúp doanh nghiệp trong nước từng bước lớn nhanh, dần vào thế bình đẳng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cách thứ nhất rất khó vì thế giới rất nhỏ và nhạy cảm. Chỉ cần một “động tác”, nông sản Việt Nam có thể vào một thị trường lớn, đem lại việc làm cho hàng trăm ngàn gia đình. Điều này cũng đúng ở chiều ngược lại.
Thay vì vậy, điều mà Việt Nam cần làm là thúc đẩy sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước để lấy lại thế cạnh tranh bình đẳng, trước hết là ở thị trường Việt Nam. Điều đó cần phải được thực hiện bởi những người đang làm ăn sinh sống ở Việt Nam, không phân biệt quốc tịch.
Từ chiến lược Make in Vietnam, 13.000 doanh nghiệp công nghệ số thành hình
Sau 1 năm chiến lược Make in Vietnam được triển khai, Việt Nam đã có thêm 13.000 doanh nghiệp công nghệ, gấp đôi con số dự tính ban đầu. Trong đó, có những doanh nghiệp “kỳ lân”, nhiều sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được thế giới sử dụng. Đây là những minh chứng cho thấy Việt Nam có thể vươn lên nếu tự tin và được tổ chức tốt.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, dù chúng ta không hài lòng về chất lượng giáo dục Việt Nam, nhưng trong đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn có nền giáo dục tốt. Chất lượng giáo dục phổ thông tại Việt Nam đã tiệm cận với các nước OECD, giáo dục đại học cũng đã dần nâng hạng. Sản phẩm của nền giáo dục này chính là đội ngũ trí thức sáng tạo.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Trọng Đạt |
Việt Nam đang đứng thứ hạng ngoài 100 về thu nhập trung bình. Các chỉ số khác như năng lực cạnh tranh quốc gia, chính phủ điện tử… đều đứng ở thứ hạng ngoài 70. Tuy vậy, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục nằm trong top 50, chỉ số phát triển giáo dục của nước ta cũng có thứ hạng tốt. Đây là cơ sở để Việt Nam có thể tự tin rằng, nếu chúng ta có chính sách đúng, cùng nắm tay nhau thì có thể làm được.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, người Việt Nam từ xưa tới nay luôn có lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Đây là điều đã khơi dậy sự sáng tạo và sức mạnh toàn dân, phối hợp với sức mạnh bên ngoài để nước ta vượt qua nhiều thách thức tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. Thực tế cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới trong 20 năm liên tục trở lại đây.
Có một con số không liên quan mà lại rất liên quan, ngoài xếp hạng giáo dục phổ thông, đổi mới sáng tạo, không nhiều chỉ số Việt Nam có thứ hạng nằm trong top 50. Thế nhưng, năm nay là lần đầu tiên chúng ta được xếp hạng thứ 49 về chỉ số phát triển bền vững.
Từ năm 2015, Liên Hợp Quốc đã có chương trình nghị sự về phát triển bền vững với 17 mục tiêu lớn và 169 mục tiêu nhỏ. Đây đều là những mục tiêu nhằm hiện thực hóa khát vọng chung của loài người. Đáng chú ý khi những mục tiêu này rất phù hợp với đường lối của Việt Nam. Chúng ta muốn duy trì hòa bình, bảo tồn thiên nhiên, chăm lo cho người dân, đặc biệt là người yếu thế,…
Thu nhập trung bình của Việt Nam xếp hạng ngoài 100 nhưng chỉ số phát triển bền vững lại ở trong top 50. Điều này cho thấy sự ưu việt của chế độ và con đường chúng ta đi là đúng.
![]() |
Trong năm qua, Việt Nam đã có thêm 13.000 doanh nghiệp công nghệ số. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Chúng ta có thể tự tin rằng đội ngũ cộng đồng doanh nghiệp số Việt Nam sẽ góp sức để đưa đất nước phát triển nhanh hơn và bền vững. Chúng ta phải phát triển nhanh hơn và phải làm được.”.
Doanh nghiệp công nghệ phải tăng trưởng gấp 2 tốc độ phát triển Việt Nam
Trong 20 năm qua, nếu tính liên tục, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xếp thứ hai thế giới. Chúng ta phải đạt mức độ nước phát triển và có thu nhập cao trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Chúng ta phải đi nhanh hơn, nhưng bằng cách nào?
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam có nhiều việc phải làm, trong đó, phải nhắm vào những ngành có động lực mới, tạo sức lan tỏa để phá vỡ và thoát ra khỏi sự tăng trưởng tuyến tính. Đó là lý do chúng ta nói nhiều tới các start-up và các doanh nghiệp công nghệ số. .
Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thường xuyên đạt mức 6-7%. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu các doanh nghiệp công nghệ số phải đạt tốc độ tăng trưởng nhanh gấp đôi.
![]() |
Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Dẫn lời của một diễn giả đến từ Anh quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, doanh nghiệp phải có khát khao, nhiệt huyết, vượt qua mọi khó khăn bên ngoài và cản trở bên trong để mới có thể sánh vai với các doanh nghiệp lớn. Nếu chúng ta không như vậy thì không bao giờ bứt phá nhanh hơn được.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, dù đặt mục tiêu phát triển nhanh hơn, Việt Nam cũng phải hướng tới viêc phát triển bền vững hơn, hướng đến con người. Các sản phẩm được vinh danh tại Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” đều hướng đến phục vụ các nhu cầu thiết yếu của con người nhưng ít được nói đến.
Các nước đang phát triển thường nói đến việc xây dựng thêm các công trình, nhà máy… Với chúng ta, đó là các nhu cầu về sức khỏe, học hành, đi lại, vui chơi... Đó chình là nguồn khách hàng lớn, là nơi khơi nguồn cho các dịch vụ mới. Nếu làm tốt, các sản phẩm, dịch vụ như vậy sẽ góp phần cho đất nước phát triển bền vững hơn.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong thư gửi các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đều có chữ “tiên phong”. Đây là sứ mệnh của ngành bưu chính viễn thông trước kia và ngành TT&TT bây giờ.
Những năm 70, ngành viễn thông Việt Nam hầu như không có gì, chỉ có các tổng đài công nghệ cũ của Đông Đức. Tuy nhiên, ngành viễn thông lúc đó đã dám thay đổi và làm mới mình. Chúng ta thậm chí mạnh dạn từ chối những món quà là những thiết bị không phải loại hiện đại nhất.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam muốn các doanh nghiệp phải có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nữa. Ảnh: Trọng Đạt |
Dẫn từ câu chuyện của quá khứ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, vào những năm 90, chúng ta từng đặt mục tiêu tăng tỷ lệ phổ cập điện thoại lên mức 1 máy/100 dân, điều mà rất nhiều người nghĩ rằng chúng ta không thể làm được. Thế nhưng, đến những năm 2.000, tỷ lệ phổ cập điện thoại tại Việt Nam đã đạt gần 2 máy/100 dân.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, câu hỏi tương tự lại được đặt ra ở thời điểm hiện tại. “Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam ở mức dưới 10%. Chúng ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh nghiệp công nghệ số từ 15 – 20% nhưng tôi muốn 5 năm sau không chỉ là như vậy.”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, chúng ta muốn đất nước phát triển thì các doanh nghiệp công nghệ phải phát triển nhanh hơn. Công nghệ không cần hoàn toàn của Việt Nam nhưng mô hình và giải pháp phải của Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp số Việt Nam và tất cả chúng ta có thể làm được.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, để Việt Nam phát triển, cần tới sự nỗ lực của tất cả cộng đồng doanh nghiệp công nghệ nói riêng, các doanh nghiệp nói chung và của toàn thể xã hội. Tinh thần này không chỉ cần được khơi dậy, thôi thúc trong cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số mà phải lan tỏa ra toàn cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
Những năm gần đây, tại các diễn đàn, các doanh nghiệp giờ đây không còn đòi hỏi Chính phủ phải hỗ trợ, mà chỉ cần Chính phủ ra đầu bài, làm chỗ tựa để doanh nghiệp dựa vào, mở giải pháp, dữ liệu, sáng kiến để kết nối, hỗ trợ lẫn nhau.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, ngày 12/12 tới đây sẽ trở thành ngày hưởng ứng doanh nghiệp công nghệ số. Các doanh nghiệp Việt hãy cùng nhau bước thật đều, thật nhanh để đi nhanh, đi xa. Sự nghiệp phát triển CNTT, chuyển đổi số Việt Nam sẽ góp phần giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Trọng Đạt |
Hãy đặt mục tiêu không tưởng để có cách làm đột phá
Đáp từ những chia sẻ đầy cảm hứng của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ TT&TT và các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ cùng nhận sứ mệnh mà Chính phủ giao phó.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thế giới hôm nay có một nghịch lý, nhiều khi việc dễ lại rất khó làm, thế nhưng nếu đặt những việc khó hơn, gần như không tưởng, thì lại có thể làm được. Việc tăng tỷ lệ điện thoại tại Việt Nam mà Bộ Bưu chính Viễn thông đã từng làm được trước kia chính là một câu chuyện như thế.
Thế giới đang có sự thay đổi lớn lao nhờ công nghệ. Chúng ta đang đứng trước “điểm kỳ dị” theo cách nói của Toán học. Đó là thế giới không tuyến tính, không thể suy luận từ quá khứ ra tương lai. Do vậy, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy đặt cho mình những mục tiêu không tưởng để có cách làm đột phá, biễn những điều không tưởng thành khả thi.
Trọng Đạt
Tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã đọc thư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi tới cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
" alt=""/>'Doanh nghiệp công nghệ phải giành lại thị trường, đưa Việt Nam phát triển đột phá'