Nữ sinh cho biết, mẹ không muốn cô vào Học viện Hý kịch Trung ương vì xa nhà. "Bà cho rằng những công việc liên quan đến nghệ thuật không thể ''ngẩng mặt lên". Tôi bất lực vì không thể thuyết phục được mẹ", tâm sự của Gia Gia.
Trước sự việc trên, bố Gia Gia thuyết phục con gái từ bỏ và ôn lại để tham gia kỳ tuyển sinh đại học năm 2024. Không thể giải quyết mâu thuẫn với bố mẹ, Gia Gia gọi cảnh sát. Nhưng vì chuyện gia đình nên cảnh sát khó can thiệp. Họ khuyên Gia Gia liên hệ trực tiếp với văn phòng tuyển sinh của trường.
Sau khi liên lạc, nhà trường đồng ý cho Gia Gia nhập học. Hiện tại, sự việc đã được giải quyết, Gia Gia đã trở thành tân sinh viên của Học viện Hý kịch Trung ương.
Gia Gia cho biết không muốn trở thành giáo viên. “Việc tôi học Hý kịch sẽ khiến bố mẹ không vui. Tuy nhiên, tôi sẽ nỗ lực học tập và chăm chỉ làm việc để trở thành nhà biên kịch giỏi”, nữ sinh nói. Chia sẻ thêm về sự lựa chọn, Gia Gia cho biết vì muốn thoát khỏi sự o ép, khó tính của mẹ.
Câu chuyện của Gia Gia thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh. Một bộ phận cho rằng việc làm của mẹ nữ sinh xuất phát từ tình yêu thương, mong muốn con có công việc ổn định trong tương lai.
Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh lại lên án hành động của mẹ Gia Gia. Một người bình luận: “Những đứa trẻ không phải đồ vật, xin đừng cố kiểm soát chúng”.
Người khác lại gay gắt hơn cho rằng, mẹ Gia Gia đang quá ích kỷ. Trong câu chuyện này, phần lớn phụ huynh đồng ý với quan điểm việc ép con lựa chọn nghề nghiệp theo mong muốn của bố mẹ, không phải là giải pháp tốt.
Trên thực tế, không ít sinh viên vì nghe lời bố mẹ mà lựa chọn nghề sai. Do đó sau khi ra trường, họ không biết làm gì, không hứng thú với công việc, không có mục tiêu và định hướng trong tương lai.
Từ câu chuyện này, trên mạng xã hội Trung Quốc mở ra cuộc thảo luận với chủ đề: “Vai trò của bố mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con”. Phần lớn phụ huynh đều nhận định được tầm quan trọng của bản thân trong việc định hướng nghề cho con.
Rút kinh nghiệm từ câu chuyện trên, phụ huynh cho rằng bố mẹ chỉ nên đóng vai trò là người đồng hành, hỗ trợ con trong cuộc sống, không nên quyết định ước mơ thay chúng.
Theo SCMP
" alt=""/>Tâm sự đẫm nước mắt của nữ sinh đỗ đại học bị mẹ cất giấy tờ không cho nhập họcQuy định mới được áp dụng cho giáo viên làm việc tại các trường tiểu học, THCS và trung học phổ thông. Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết thêm trường hợp học sinh không hợp tác, giáo viên có thể báo hiệu trưởng để đưa ra các hình phạt.
Dự kiến quy định có hiệu lực từ 1/9, giáo viên cấp 1, cấp 2 và cấp 3 có quyền thu điện thoại hoặc các đồ dùng gây rối khác của học sinh nếu các em không tuân thủ nội quy trong lớp.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc nhấn mạnh trong trường hợp khẩn cấp giáo viên được phép sử dụng vũ lực để kiềm chế học sinh gây rối trong lớp và yêu cầu hiệu trưởng áp dụng các hình thức kỷ luật mạnh.
Quy định có thêm yêu cầu với học sinh và phụ huynh trong trường hợp không đồng tình với phương pháp giảng dạy của giáo viên, gia đình có quyền gặp hiệu trưởng để giải quyết sự việc trực tiếp.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Giáo dục nước này nói thêm giáo viên và phụ huynh có thể gặp gỡ và trao đổi với nhau. Lưu ý, việc trao đổi diễn ra trong giờ làm việc của giáo viên và phải được lên lịch trước. Điều này chỉ được thực hiện khi cả giáo viên và phụ huynh tuân thủ quy tắc trên.
Trong trường hợp phụ huynh có hành vi quấy rối, chửi mắng hoặc bạo lực thể chất, giáo viên có quyền chấm dứt việc gặp gỡ phụ huynh. Họ được phép từ chối gặp phụ huynh ngoài giờ làm việc.
"Sở dĩ, quy định này được đưa ra do thời gian qua quyền của học sinh được đề cao quá mức, dẫn đến quyền của giáo viên bị suy giảm, họ không được tôn trọng. Giáo viên gặp khó khăn trong việc quản lý và ngăn chặn việc sử dụng điện thoại của học sinh trong lớp", ông Lee Joo Ho - Bộ trưởng Giáo dục, chia sẻ về việc đưa ra quy định mới để bảo vệ quyền lợi của giáo viên.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc hy vọng những quy định mới là cơ hội lập lại trật tự trong lớp và giúp trường học trở thành nơi cân bằng giữa học sinh và giáo viên.
Quyền của giáo viên bị suy giảm do nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, một số người cho rằng, việc cấm giáo viên sử dụng vũ lực với học sinh là một nguyên nhân.
Trước đây, giáo viên có thể trừng phạt học sinh vì hành vi sai trái, kể từ năm 2010 những hình phạt đó bị cấm. Các chuyên gia nhận định khi giáo viên được khuyến khích áp dụng cách tiếp cận nhẹ nhàng đối với học sinh và phụ huynh dẫn đến việc các vụ bạo lực đối với giáo viên ngày càng gia tăng.
Thời gian tới, Bộ Giáo dục Hàn Quốc sẽ tiếp tục làm việc với các trường học để nâng cao quyền lợi của giáo viên. Theo đó, các biện pháp bảo vệ dành cho giáo viên sẽ được công bố vào cuối năm 2023.
Năm 2022, các trường học ở Hàn Quốc đã tiếp nhận và xử lý hơn 3.000 trường hợp giáo viên bị đe dọa hoặc hành hung. Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, năm 2022, ước tính 202 trường hợp vi phạm quyền của giáo viên gây ra bởi phụ huynh hoặc người giám hộ của học sinh. Trong đó, 75 trường hợp phỉ báng, 45 trường hợp can thiệp nhiều lần vào quá trình giáo dục, 25 trường hợp cản trở thi hành công vụ, 24 trường hợp có hành vi đe dọa và 14 trường hợp bạo lực thể chất đối với giáo viên. Dữ liệu của Bộ Giáo dục cho biết thêm tổng cộng có 1.133 giáo viên đã bị quấy rối từ năm 2018-2022. Ngoài ra, học sinh vi phạm quyền của giáo viên trong lớp học vượt quá 2.000 trường hợp năm 2022. Tính từ năm 2018 đến nửa đầu năm 2023, có 100 giáo viên tiểu học và THCS qua đời vì tự tử. Trong đó, 57 người là giáo viên tiểu học. Căn cứ thêm vào kết quả khảo sát mức độ hài lòng với công việc của giáo viên Hàn Quốc hồi tháng 5, cho thấy sự giảm mạnh. Trong hơn 6.800 giáo viên, chỉ 24% người hài lòng với công việc, giảm 43,8% so với năm 2006. Khoảng 88% giáo viên cho biết tinh thần bị sa sút, 70% cảm thấy quyền của giáo viên không được bảo vệ. |