"Cậu bé môi trường" đã xuất hiện trong chương trình Little Big Shots của vua hài Steve Harvey với màn đối thoại cực thú vị và đáng ngưỡng mộ về ý thức bảo vệ môi trường.

"Cậu bé môi trường" đã xuất hiện trong chương trình Little Big Shots của vua hài Steve Harvey với màn đối thoại cực thú vị và đáng ngưỡng mộ về ý thức bảo vệ môi trường.
Bất cứ ai mang ví đều cho rằng nơi thuận tiện nhất để giữ nó là trong túi sau quần jean của bạn. Tuy nhiên, trong khi thói quen này có vẻ thuận tiện thực chất không lành mạnh chút nào. Ngồi trên ví của bạn ngay cả trong khoảng thời gian 15 phút ngắn ngủi cũng có thể khiến cột sống của bạn thay đổi và dây chằng cột sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng
Điều này lâu dài sẽ tạo ra sự bất đối xứng có thể phá vỡ sự liên kết bình thường của cột sống bạn. Ngồi trên ví trong thời gian dài có thể gây đau lưng mãn tính , đau thần kinh tọa và vẹo cột sống chức năng.
2. Mang đồ điện tử lên giường ngủ
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Tuy nhiên thực tế, một cuộc thăm dò do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia thực hiện cho thấy ước tính 89% người lớn và 75% trẻ em có ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ.
Không chỉ thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn khiến chúng ta tăng cân và gây ra mệt mỏi vào ban ngày. Nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập và công việc, mức độ căng thẳng cũng tăng theo.Tách bản thân khỏi các thiết bị điện tử trong ít nhất một giờ trước khi đi ngủ có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ và giữ gìn sức khỏe của bạn.
3. Ăn quá nhanh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhanh và nhai thức ăn của bạn quá nhanh có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Ăn nhanh có thể dẫn đến tăng cân với tốc độ nhanh và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
Những người ăn nhanh cũng có nhiều khả năng ăn quá nhiều vì phải mất khoảng 20 phút kể từ khi bạn bắt đầu ăn cho não để truyền tín hiệu đầy đủ. Vì vậy, bạn có thể không kịp có cảm giác no mặc dù đã ăn đủ.
4. Đánh răng ngay sau khi ăn
Mặc dù một số người trong chúng ta có xu hướng đánh răng ngay sau khi ăn, theo nhiều nghiên cứu, bạn nên đợi ít nhất 30 phút sau khi ăn trước khi đánh răng. Răng của chúng ta được bảo vệ bởi men răng và axit được tạo ra bởi các loại thực phẩm khác nhau có thể làm mòn men răng bảo vệ này, có nghĩa là răng của chúng ta ở trạng thái yếu nhất ngay sau khi ăn.
5. Sử dụng máy sấy tay
Máy sấy tay có thể là một giải pháp thân thiện với môi trường hơn khăn giấy, nhưng chúng chắc chắn không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Một nghiên cứu cho thấy máy sấy tay trong phòng vệ sinh công cộng lây lan mầm bệnh lên tay bạn. Cơ chế mà máy sấy tay sử dụng bằng cách thổi không khí thường dễ truyền vi khuẩn trong phòng vệ sinh.
6. Ăn quá mặn
Mặc dù muối có thể làm cho thức ăn của chúng ta ngon hơn nhưng nó thực chất lại không tốt cho sức khỏe. Lượng muối bạn tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và có liên quan đến các tình trạng như huyết áp cao, bệnh tim và ung thư dạ dày.
Để tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, nên ăn một lượng muối vừa phải, tránh lạm dụng muối trong các bữa ăn, làm ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe.
7. Ngủ quá nhiều
Giấc ngủ là thời gian cơ thể phục hồi và tự tái tạo lại. Bạn sẽ sai lầm khi cho rằng ngủ nhiều hơn tương đương với nghỉ ngơi nhiều hơn và sức khỏe tốt hơn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ngủ quá giấc mang theo một số mối nguy hại cho sức khỏe.
Thời lượng ngủ phù hợp thay đổi từ người này sang người khác, nhưng điểm chung của một giấc ngủ ngon là khoảng từ 7-9 giờ . Hãy coi đây là mô hình ngủ tối ưu. để xây dựng thói quen nghỉ ngơi phù hợp. Ngủ quá nhiều một cách thường xuyên có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn, trầm cảm, bệnh tim, béo phì và suy giảm chức năng não…
8. Ngồi cả ngày
Khi mọi người làm việc, học tập và giao tiếp xã hội, thường phải thực hiện chủ yếu ở trạng thái ngồi. Ngồi quá nhiều và quá lâu có thể mang lại một số vấn đề sức khỏe mà chúng ta không nên bỏ qua. Bạn không đốt cháy nhiều calo khi ở trong tư thế ngồi, điều này có nghĩa là ngồi quá nhiều có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như tử vong sớm, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và béo phì.
Nếu công việc của bạn thường xuyên phải ngồi trong thời gian dài, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, đổi tư thế và đi dạo có thể làm giảm các nguy cơ gây hại sức khỏe về lâu dài.
An An (Dịch theo Brightside)
Những thói quen xấu trong nhà bếp lại chính là thủ phạm gây hại sức khỏe cho cả gia đình.
" alt=""/>8 thói quen thường xuyên gặp ở nhiều người đang âm thầm làm hại sức khỏeTheo đó, Công ty TNHH Hòa Bình - chủ đầu tư dự án chung cư Hòa Bình Green City bị phạt vi phạm hành chính với số tiền 125 triệu đồng.
“Nếu quá 10 ngày chủ đầu tư không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị thực hiện cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Đồng thời, UBND TP cũng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chủ đầu tư bàn giao ngay kinh phí bảo trì cho Ban quản trị theo quy định”, quyết định của UBND TP nêu rõ.
![]() |
Trước đó, cư dân chung cư Hòa Bình Green City 505 Minh Khai căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ đỏ, công khai, minh bạch quỹ bảo trì... |
Được biết, Ban quản trị nhà chung cư Hòa Bình Green City được UBND quận Hai Bà Trưng ra quyết định công nhận từ ngày 21/3/2019 tuy nhiên chủ đầu tư đến nay không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị. Theo tìm hiểu tổng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của 2 tòa A, B chung cư Hòa Bình Green City khoảng 41 tỷ đồng.
Chung cư Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty TNHH Hòa Bình làm chủ đầu tư đã bắt đầu bàn giao cho cư dân về ở từ năm 2014. Dự án được thiết kế với 2 tòa tháp cao 27 tầng, xây dựng trên diện tích đất 1,7ha.
Hòa Bình Green City được quảng bá là chung cư cao cấp “dát vàng” với chất lượng 6 sao với chất lượng xây dựng cao, dịch vụ hoàn hảo, cư dân đã bỏ tiền tỷ ra để được sử hữu căn nhà “trong mơ” tại dự án chung cư. Tuy nhiên, từ khi bàn giao cư dân tại chung cư “dát vàng” này đã nhiều lần xuống đường căng băng rôn đèo quyền lợi “tố” chủ đầu tư với các nội dung như: “Yêu cầu chủ đầu tư trả sổ đỏ cho cư dân Hòa Bình Green City 505 Minh Khai”, “Chủ đầu tư 505 Minh Khai cố tình chiếm dụng tiền của dân, không giải chấp”….
Trước đó, vào tháng 5/2019, UBND TP.HCM cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính 125 triệu đồng đối với Công ty Khang Gia về hành vi không bàn giao phí bảo trì cho Ban quản trị chung cư.
Đề nghị khởi tố chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì
Vào tháng 4/2019, tại phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư hiện nay, những vướng mắc, bất cập và giải pháp tháo gỡ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, mức thu 2% ở một số chung cư không hề nhỏ, và tranh chấp quỹ bảo trì thường xảy ra ở những nơi có số thu lớn. Do vậy, phải kiểm soát chặt chẽ để chống lạm dụng tiêu cực.
Cũng theo ông Hà, trong các quy định pháp luật đã nói rất rõ ràng, vấn đề là tổ chức thực hiện như thế nào.
Tổng hợp số liệu của 40 địa phương có báo cáo đến thời điểm 31/3/2019 có 11 địa phương có tranh chấp, khiếu nại. Trong đó chủ yếu xảy ra tại Hà Nội, TPHCM với tổng số 458 tranh chấp, khiếu nại liên quan đến công tác quản lý vận hành.
![]() |
Công ty TNHH Hòa Bình - chủ đầu tư dự án Hòa Bình Green City bị phạt 125 triệu đồng do chậm bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị chung cư. |
Trong đó, chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần kinh phí bảo trì cho ban quản trị (có 54 chung cư chiếm 11,8% tổng số tranh chấp và chiếm 79% tranh chấp liên quan đến kinh phí bảo trì).
Riêng địa bàn Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ tranh chấp, khiếu nại liên quan đến kinh phí bảo trì phần sở hữu chung cao hơn. Hà Nội có 39/919 tòa có tranh chấp, chiếm tỷ lệ 4,2%. TPHCM có 15/867 tòa có tranh chấp, chiếm tỷ lệ 1,7% - báo cáo của Bộ Xây dựng cho hay.
Để giải quyết tình trạng này, bên cạnh việc kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, Bộ Xây dựng cũng đưa ra nhiều kiến nghị trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật.
Đáng lưu ý, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Công an tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư, đặc biệt là hành vi chiếm dụng, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trái quy định của pháp luật.
Lần đầu tiên thanh tra về phí bảo trì hàng loạt chung cư
Cuối năm 2019, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà ký ban hành kế hoạch thanh tra năm 2020. Trong kế hoạch thanh tra năm 2020 của Bộ Xây dựng, vấn đề phí bảo trì các tòa chung cư được chú trọng.
Theo đó, Bộ sẽ tiến hành thanh tra công tác quản lý sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư tại hàng loạt dự án tại Hà Nội, TP.HCM trong đó có nhiều dự án của các “ông lớn” bất động sản.
Tại Hà Nội có 16 dự án gồm: Công ty CP thương mại Xây dựng Vietracimex với dự án Hinode City (Minh Khai, quận Hai Bà Trưng); Công ty CP Đầu tư Xây dựng hạ tầng giao thông với loạt dự án Intracom Trung Văn, Intracom Cầu Diễn, Intracom Riverside (Vĩnh Ngọc, Đông Anh); Công ty CP Đầu tư và phát triển Hoàng Thành với các dự án chung cư tại khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông); Công ty Cổ phần Đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông Đà 7 với dự án 90 Nguyễn Tuân (Thanh Xuân); dự án CT2AB và CT2C Xuân Phương thuộc Khu đô thị mới Xuân Phương, Nam Từ Liêm;
Công ty CP Xây dựng số 3 (Vinaconex 3) với tòa CT1, CT2… khu nhà ở Trung Văn; Công ty Cổ phần Tập đoàn Bắc Hà tại cụm chung cư Bắc Hà C14 (Tố Hữu, Nam Từ Liêm)…
Tại TP.HCM với hàng loạt các tòa chung cư như: Khang Gia Tân Hương (Tân Phú); Hoàng Anh River View (Công ty Hoàng Anh Gia Lai); Chung cư Khánh Hội 2 (Công ty CP Đầu tư dịch vụ Khánh Hội); chung cư Morning Start (Cty CP dịch vụ Xây dựng Địa ốc Xanh)l chung cư Investco- Babylon (Công ty CP Xây dựng và phát triển Hồng Hà)…
Huỳnh Anh
Dù đã bàn giao căn hộ gần 4 năm nhiều hộ gia đình tại chung cư Hòa Bình Green City vẫn chưa có sổ đỏ
" alt=""/>Om quỹ bảo trì Công ty Hoà Bình chủ chung cư dát vàng bị phạtTheo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh sử của ông P.M.T phức tạp. Người mẹ và em trai của ông lần lượt tử vong, khả năng có liên quan đến một loại sữa bột, trong khi trước đó đều khỏe, sinh hoạt bình thường.
Các bác sĩ nhận định đây là bệnh cảnh ngộ độc cấp dẫn đến tổn thương đa tạng, suy hô hấp cấp. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được độc chất.
Trao đổi với VietNamNet, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố, có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngộ độc sữa.
Thứ nhất, sữa bị nhiễm khuẩn tụ cầu, Salmonella, E.coli, nhiễm nấm... gây ngộ độc. Thứ hai, sữa có độc chất, nguồn gốc không rõ ràng, chưa được kiểm định về độ an toàn; hoặc nồng độ hoạt chất trong sữa quá cao, hoặc sữa biến chất tạo ra các chất chuyển hóa và gây ngộ độc.
Người bị ngộ độc sữa có một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy... Tiêu chảy nặng và kéo dài sẽ khiến người bệnh mất nước và truỵ tim mạch, diễn tiến nguy hiểm.
Với nhóm nguyên nhân ngộ độc sữa do độc chất, người bệnh có thể bị tổn thương gan thận, tổn thương não, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tiểu ít, vàng da, hôn mê và co giật. Người bệnh phải được cấp cứu kịp thời và hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn, bù dịch, lọc máu (nếu có tổn thương đa cơ quan).
Cũng theo bác sĩ Tiến, để tìm ra nguyên nhân, phải tiến hành phân chất, kiểm định về mặt vi sinh xem có vi khuẩn hay vi nấm và tìm độc chất trong sữa.
Hiện tại, Công an huyện Cái Bè (Tiền Giang - nơi xảy ra sự việc) đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan đến khám nghiệm, thu giữ các đồ vật, tài liệu có liên quan để phục vụ công tác điều tra. Mẫu sữa cũng được gửi đi giám định.
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Tiền Giang khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm sữa nghi ngờ. Kiểm tra cơ sở sản xuất và dừng việc lưu thông sản phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm nếu sản phẩm nghi ngờ sản xuất, kinh doanh ở địa phương.
Đồng thời, đề nghị Sở Y tế tỉnh Tiền Giang xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đình chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm sữa nghi ngờ ngộ độc (nếu phát hiện).