Riiid đã có sự hiện diện mạnh mẽ trong thị trường ứng dụng luyện thi bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế (TOEIC) và bài đánh giá trình độ tiếng Anh trong kinh doanh tại châu Á.
Giờ đây, Riiid sắp tham gia thị trường luyện thi đánh giá năng lực chuẩn hóa xét tuyển đại học Mỹ (SAT) và bài thi xét tuyển đầu vào đại học tại Mỹ (ACT).
Trên thực tế, các hệ thống dạy học dựa trên máy tính xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1960, trình bày tài liệu theo từng đoạn ngắn, đặt câu hỏi cho học sinh và đưa ra phản hồi ngay lập tức về câu trả lời.
Đến những năm 1970 và 1980, các hệ thống dạy học bắt đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo dựa trên quy tắc và lý thuyết nhận thức. Những cách tiếp cận này đã dẫn dắt học sinh từng bước giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở kiến thức chuyên môn.
Tuy vậy, hệ thống này đã thất bại vì không thể phát triển xa hơn, đồng thời việc lập trình chuyên môn rất tốn kém và nhàm chán.
Nghiên cứu những hạn chế của hệ thống này, ông Jang đã được bạn đại học giới thiệu về deep learning (học sâu), một hình thức hiệu quả hơn nhiều của AI, trong đó các thuật toán hoạt động với các mạng neuron nhân tạo để bắt chước khả năng tư duy và suy nghĩ của bộ não con người từ kho dữ liệu khổng lồ.
Ông Jang nhận thấy deep learning có thể áp dụng cho việc giảng dạy với các hệ thống truyền tải nội dung và có thể theo dõi phần thể hiện của học sinh.
Jang trở lại Hàn Quốc và thành lập Riiid, đồng thời hợp tác với một nhóm các nhà khoa học dữ liệu để phát triển một bộ AI các thuật toán theo dõi hiệu suất của học sinh, dự đoán điểm số và dự đoán thời điểm học sinh mất hứng thú hay sắp bỏ học.
Để thu thập dữ liệu cần thiết tinh chỉnh các thuật toán, Riiid đã ra mắt một ứng dụng luyện thi TOEIC có tên là Santa và nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng giáo dục bán chạy nhất ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thông qua ứng dụng, Riiid đã tích lũy dữ liệu về các tương tác của sinh viên, xây dựng bộ dữ liệu giáo dục công cộng lớn nhất thế giới, được gọi là EdNet.
Hiện tại, công ty đang tập trung vào thị trường luyện thi toàn cầu trị giá 300 tỷ USD để thu thập dữ liệu, đồng thời, hợp tác với các công ty giáo dục ở nhiều nơi trên thế giới để phát triển các ứng dụng luyện thi.
Riiid đang giới thiệu một nền tảng luyện thi AI cung cấp cho kỳ thi tuyển sinh đại học SAT và ACT.
Bằng cách trả lời 30 câu hỏi, sinh viên sẽ nhận được bản phân tích về điểm yếu của mình và hướng dẫn về cách cải thiện, bao gồm tuyển tập các câu hỏi thực hành có liên quan do AI tuyển chọn.
Riiid cho biết mục đích là để học sinh luyện tập với ứng dụng và tham gia kỳ thi thực sự với sự tự tin nhất để đạt điểm số cuối cùng của mình.
'Việc giảng dạy, vì vậy, sẽ sớm không còn dựa trên phỏng đoán hay trực giác nữa mà dựa trên dữ liệu', ông Jang chia sẻ.
Bảo Huy (Theo The New York Times)
" alt=""/>Khi công cụ trí tuệ nhân tạo (A.I) đang thực hiện cuộc cách mạng trong giáo dục![]() |
Điểm đầu cao tốc Bắc Nam ở tỉnh Khánh Hòa (giao cắt Quốc lộ 27C). (Ảnh: Công Hưng) |
Đồng thời, khẩn trương triển khai ngay các thủ tục lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư; phối hợp với chủ đầu tư dự án trong việc xác định và cắm mốc giới phạm vi của dự án để tiếp nhận, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Về công tác chuẩn bị đầu tư các khu tái định cư, dự kiến các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ được di dời đến 3 khu tái định cư có tổng diện tích 8,8ha. Cụ thể là khu tái định cư TDP Bãi Giếng tại thị trấn Cam Đức (3,1ha); khu tái định cư thôn Suối Lau tại xã Suối Cát (2 ha); khu tái định cư thôn Tân Xương 2 tại xã Suối Cát (3,7ha).
![]() |
Các địa phương ở Khánh Hòa đã xác định được nguồn đất tái định cư. (Ảnh: Công Hưng) |
Trước đó, ngày 21/2, tại hội nghị triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc tuyến Bắc - Nam phía đông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng đã chỉ đạo UBND các tỉnh sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để có thể triển khai dự án trong quý 3/2019.
Mới đây, ngày 21/3, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ thị số 07/CT-TTg yêu cầu UBND các tỉnh nơi có dự án đi qua sớm bàn giao mặt bằng để phục vụ thi công trong thời gian sớm nhất, bảo đảm đúng quy định pháp luật.
![]() |
2ha đất tái định cư dự án đường cao tốc xã Diên Lộc – Diên Khánh – Khánh Hòa. (Ảnh: Công Hưng) |
Được biết, tuyến cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm quốc gia được thực hiện theo Nghị quyết số 52/2017 của Quốc hội. Dự án có chiều dài là 654km với tổng mức đầu tư gần 120.000 tỷ đồng.
Dự án này đi qua địa phận 13 tỉnh, gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long; dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021.
Riêng tuyến cao tốc đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ đi qua huyện Diên Khánh (8km), huyện Cam Lâm (3,5km) và TP. Cam Ranh (15,6km) với quy mô 4 làn xe trên nền đường rộng 17m; giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 6 làn xe trên nền đường rộng hơn 32m. Dự án được đầu tư theo hình thức BOT bao gồm vốn Nhà nước tham gia và vốn của nhà đầu tư, có quy mô sử dụng đất khoảng 325ha.
Diệu Thủy
Cùng với các đợt thanh tra quyết liệt, bất động sản Khánh Hòa giảm hẳn sự sôi động từ nửa cuối năm 2018.
" alt=""/>Khánh Hòa giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc 120.000 tỷ"Tổng thiệt hại" 15 triệu đồng
Cơ duyên giúp nam sinh thực hiện dự án xuất phát từ nhận thấy những hạn chế trong việc nghiên cứu mẫu vật dưới đáy biển. Với mong muốn giảm thiểu những rủi ro khi con người trực tiếp nghiên cứu dưới độ sâu nước biển thôi thúc Lân hiện thực hóa đề tài nghiên cứu robot ngầm.
![]() |
Robot lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu đồng của Trần Viết Lân |
Để thực hiện mô hình robot ngầm, Viết Lân bắt đầu tiếp cận từ các tài liệu nước ngoài, báo cáo, hội nhóm để học cách chế tạo, lập trình phần mềm. Ngoài việc học ở trường, Lân dành hết thời gian vào nghiên cứu của mình. Sau 8 tháng bền bỉ mày mò, nam sinh đã lắp ráp, thử nghiệm thành công robot ngầm và đạt giải nhất toàn tỉnh, giải nhì cấp quốc gia trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật khối THPT.
“Robot ngầm có trọng lượng khoảng 20 kg, có thể lặn tới độ sâu 50m và tích hợp nhiều tính năng vượt trội. Đầu tiên là hỗ trợ thu thập dữ liệu hình ảnh, vẽ bản đồ 3D, dựng địa hình đáy biển bằng phương pháp quan trắc ảnh (photogrammetric kết hợp công cụ alice vision). Bên cạnh đó, robot nhận diện vật thể bằng AI và hoạt động vật thể bằng camera quang phổ; giám sát các thông số môi trường nước bằng hệ thống cảm biến. Cuối cùng phần cánh tay robot sáu bậc tự do giúp thu thập mẫu vật khi cần thiết đồng thời tích hợp bộ phận lấy chất lỏng phục vụ nghiên cứu”-Lâm giải thích về kết cấu, ứng dụng của robot.
Hệ thống vận hành tự động theo lộ trình cài đặt sẵn các điểm trên bản đồ và quay về vị trí xuất phát. Người dùng giám sát robot, vận hành từ xa thông qua ứng dụng điện thoại hoặc máy tính. Toàn bộ động cơ, hệ thống vi mạch cùng các bộ phận phục vụ chế tạo, lắp ráp robot đều đặt từ nước ngoài với “tổng thiệt hại” 15 triệu đồng, Lân nói.
Mỗi lần thất bại lại nảy ra sáng kiến mới
Viết Lân cũng chia sẻ khó khăn khi nghiên cứu robot ngầm như dưới môi trường nước, các linh kiện điện tử dễ bị hư hỏng. Chính vì vậy, Lân đã thay đổi các phương pháp lắp ráp khác nhau để khắc phục được vấn đề. Mỗi lần mang đi thử nghiệm lại phát sinh vấn đề như ngấm nước, không lặn được càng khiến cậu quyết tâm hoàn thiện. Nam sinh luôn làm hết bài vở ngay trên lớp để lúc về nhà lại lao vào nghiên cứu tới 1, 2 giờ sáng.
“Mỗi lần thất bại em lại nảy ra một sáng kiến khác tối ưu hơn. Ví dụ phần cơ chế lặn, em lựa chọn dùng động cơ lặn để ép tàu xuống thay vì cho bơm nước vào khoang cho tàu nặng và chìm xuống như thông thường. Phương án của em giúp giảm trọng lực tàu, tăng tính linh hoạt giúp người điều khiển dễ dàng tiếp cận các địa hình khó khăn khác nhau dưới biển”, Viết Lân cho biết.
![]() |
Trần Viết Lân giới thiệu robot của mình tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh trung học năm 2020 - 2021 tại Huế tháng 3/2021 |
Tuy nhiên, dự án nằm ngoài khả năng và kinh phí hạn hẹp của học sinh trung học nên mô hình chưa kiểm nghiệm trong nhiều trường hợp. Đi vào áp dụng thực tế cần thêm sự thẩm định, điều chỉnh trong các môi trường khác nhau.
Trong tương lai, Viết Lân mong muốn sản phẩm được gia công lại phần cứng để thích ứng với áp suất lớn của nước khi xuống biển. Tối ưu hóa cho robot nhỏ gọn về kích thước, thay truyền dẫn dây bằng hệ thống sóng không dây. Đặc biệt, nâng cao tốc độ nhận diện, tạo bộ cơ sở dữ liệu mẫu vật và địa hình phục vụ lưu trữ, phân tích, nghiên cứu phát triển. Quan trọng là phát triển thêm thuật toán để duy trì áp suất cho tàu hoạt động ổn định, tích hợp tính năng cảnh báo người dùng khi gặp sự cố bất thường.
Niềm đam mê từ cửa hàng sửa chữa xe máy
Viết Lân cùng đội thi của tỉnh Phú Yên tại Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm 2020 - 2021 |
Lớn lên trong gia đình bố mẹ làm nghề sửa chữa xe máy, Viết Lân từ nhỏ đã thích lắp ráp các linh kiện. Một phần đam mê nghiên cứu được nuôi dưỡng từ đó, cùng sự đồng hành của bố mẹ, nam sinh đã bén duyên với nghiên cứu khoa học từ năm lớp 8.
Đề tài “Giải pháp dây phơi đồ thông minh” của Lân đã đạt giải khuyến khích Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Phú Yên. Dây phơi quần áo có thể tự động kéo vào khi có mưa hoặc trời tối, tự kéo ra khi trời nắng.
Vào lớp 10, Lân đoạt giải nhì cuộc thi cấp tỉnh với đề tài “Thiết bị bay đo khí độc hại giám sát từ xa”. Mô hình này sau đó đoạt giải khuyến khích cuộc thi toàn quốc.
Năm lớp 11, Lân được trao giải khuyến khích cuộc thi cấp tỉnh với sản phẩm “Thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng vận động tay cho người mắc bệnh Parkinson”.
Những sản phẩm, dự án của mình chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng Viết Lân cho rằng bản thân đã dành cả tâm huyết để thực hiện. Quá trình ứng dụng kiến thức học được trên lớp vào thực hiện các mô hình luôn giúp Lân hào hứng và đam mê tìm hiểu khoa học.
Nói về dự định, Lân chia sẻ thêm: “Em thật sự vui khi biến việc học đi đôi với hành. Mơ ước của em là theo đuổi ngành kỹ thuật điện tử viễn thông, tiếp tục cải tiến robot ngầm thành sản phẩm có tính ứng dụng”.
Ngọc Linh
Hai nam sinh ở Bình Dương đã sáng chế ra máy đo thân nhiệt tự động, kết hợp sát khuẩn tay và điểm danh học sinh bằng vân tay để dùng cho chính ngôi trường THCS mình đang theo học.
" alt=""/>Robot ngầm lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu đồng của cậu học trò Phú Yên