Highlights Djokovic 0-2 Felix Aliassime:

Highlights Djokovic 0-2 Felix Aliassime:
Cưới xong vợ chồng đứa út nhất quyết thuê nhà ra ở riêng cho dù nhà tôi cũng rộng rãi. Mặc dù tôi dễ tính, không bao giờ soi mói các con nhưng chẳng hiểu sao thuyết phục mãi mà hai đứa vẫn nói muốn ra ở riêng, sau này có tiền sẽ mua nhà sau.
Ở riêng nhưng hễ được nghỉ là hai đứa về qua nhà thăm chúng tôi. Tôi cũng nói con dâu út thi thoảng về thăm bố mẹ đẻ cho ông bà đỡ tủi.
Tôi biết gia đình con dâu ở quê khó khăn, phải tự lo mọi thứ nên nó rất có ý chí phấn đấu, luôn lạc quan trong mọi trường hợp, hầu như việc gì con đã đề ra là quyết tâm làm được. Chính vì thế mà tôi rất coi trọng con bé.
Có điều con trai tôi than vãn là vợ quá ham việc, ngoài việc của công ty, con còn làm nhận làm thêm nên không có mấy thời gian cho gia đình. Vậy nên thi thoảng tôi cũng tế nhị nhắc con dâu nhưng con bé nói phải cố gắng để mua nhà riêng trong thời gian sớm nhất. Nghe vậy tôi cũng chỉ biết động viên các con chứ không biết nói gì hơn.
Tháng trước, con dâu út sinh một bé trai, tôi cứ chạy qua chạy lại đỡ đần hai vợ chồng nó. Tôi bảo sinh con thì về nhà bố mẹ, chờ con cứng cáp thì ra ngoài ở cũng được nhưng nó cũng không chịu.
Thấy con cháu sống vất vả trong căn nhà thuê trong khi nhà mình lại rộng rãi, tôi bàn với chồng sẽ lấy số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để đưa cho vợ chồng đứa út mua nhà vì hai đứa có nhà tôi cũng yên tâm hơn.
Thế nhưng, hôm qua, sau khi ăn tối xong tôi có ngỏ ý bảo các con đi xem nhà đi, hợp căn nào thì chốt rồi bố mẹ sẽ cho tiền nhưng chẳng cần suy nghĩ mà con dâu tôi từ chối luôn.
Tôi cứ nghĩ nó từ chối kiểu “xã giao” thôi chứ được bố mẹ cho tiền mua nhà là ước mơ của bao nhiêu người. Ấy thế mà con dâu tôi bảo rằng đó là tiền tiết kiệm của chúng tôi nên chúng tôi cứ giữ lấy phòng lúc tuổi già.
Con dâu út tôi còn nói hai đứa nó còn trẻ, còn khỏe nên sẽ phấn đấu để mua nhà bằng sức của mình, chúng nó không có tiền biếu bố mẹ thì thôi ai lại lấy tiền của bố mẹ đi mua nhà.
Con dâu út thực sự làm tôi rất bất ngờ vì suy nghĩ có trách nhiệm với gia đình nhà chồng. Tôi ôm lấy con dâu và nói thực sự cảm ơn cuộc đời đã cho con làm con dâu tôi. Tôi sẽ coi con bé như con gái và sẵn sàng đứng về phía con bé trong bất cứ tình huống nào.
Thực sự, ngày nay mà có được cô con dâu biết nghĩ cho bố mẹ chồng và tự lập như thế tôi rất mừng. Tôi sẽ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các con.
Theo Gia đình và Xã hội
" alt=""/>Cho vợ chồng con trai tiền mua nhà nhưng con dâu lại khiến tôi vô cùng bất ngờPhòng thực hành công nghệ game được đưa vào sử dụng cũng là một trong những hoạt động nhằm hiện thực hóa định hướng của Học viện trong đào tạo nhân lực cho ngành game tại Việt Nam.
Trong mùa tuyển sinh đại học chính quy năm 2024, Học viện đã tuyển lứa sinh viên đầu tiên theo học chương trình thiết kế và phát triển game thuộc ngành công nghệ đa phương tiện của nhà trường.
Chia sẻ tại sự kiện, GS.TS Từ Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng Học viện cho biết, thời gian gần đây, Bộ TT&TT đã xác định sẽ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp game và đang xây dựng chiến lược phát triển ngành game Việt Nam.
Là trường đại học duy nhất trực thuộc Bộ TT&TT, để phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực game, với thế mạnh về đào tạo ngành công nghệ đa phương tiện từ hơn 10 năm trước, Học viện đã quyết định mở chương trình đào tạo Thiết kế và phát triển game.
Trong chiến lược phát triển chung của Học viện, để làm tốt công tác đào tạo, trường đã và đang hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo, trực tiếp giảng dạy và đánh giá ‘sản phẩm’ đào tạo của trường. Các doanh nghiệp cũng hợp tác nâng cao điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu của thầy và trò Học viện.
Nhận xét Falcon Technology là doanh nghiệp game quy mô vừa đang có nhiều tiềm năng phát triển, GS.TS Từ Minh Phương cho rằng việc Falcon trực tiếp tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, chương trình đào tạo sẽ góp phần để chương trình thiết kế và phát triển game của Học viện đào tạo ra được nhân lực làm game chất lượng trong thời gian tới.
Được thiết kế tương tự mô hình đang vận hành tại doanh nghiệp, phòng thực hành công nghệ game mới khai trương tại Học viện có hơn 40 máy tính cấu hình cao cùng với một số trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực hành ngành game. Đây là nơi phục vụ các chương trình đào tạo, nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ cho sinh viên những khối ngành liên quan đến công nghiệp game như: Thiết kế và phát triển game, công nghệ đa phương tiện, CNTT, truyền thông đa phương tiện.
Thời gian tới, Học viện và Falcon Technology sẽ tiếp tục hợp tác tổ chức các chương trình tham quan, hội thảo, đào tạo, thực tập tại trụ sở doanh nghiệp định kỳ hàng năm để phục vụ công tác đào tạo cho sinh viên. Song song đó, Falcon Technology cũng sẽ ưu tiên tuyển dụng sinh viên có kết quả học tập tốt của Học viện.
Với lưu lượng 20.000 sinh viên, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – PTIT, cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ TT&TT hiện là 1 trong 10 trường đại học công nghệ lớn nhất Việt Nam, thuộc nhóm 3 trường đại học hàng đầu lĩnh vực TT&TT với nhiều phòng thực hành hiện đại. Bên cạnh những ngành đào tạo chủ lực về CNTT, Viễn thông, Điện - Điện tử, thời gian qua, PTIT đã mở ra các ngành, chương trình đào tạo mới đáp ứng nhân lực cho cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số như Kỹ thuật dữ liệu, Công nghệ IoT, Robot AI Thiết kế IC. Học viện cũng là 1 trong 5 trường đại học hàng đầu khối kinh tế với những ngành nghề lai ghép như Công nghệ tài chính, Thương mại điện tử, Maketing số, Truyền thông đa phương tiện, Báo chí số. Năm 2024, Học viện là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam mở chương trình Thiết kế và phát triển game bậc đại học, hướng tới cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp game Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. |
Cụ thể, theo danh sách các khoản thu, ngoài những khoản thu theo quy định thì nhà trường có thu các khoản thu dịch vụ như: tiền nuôi dưỡng 450.000đ; tiền vệ sinh môi trường 65.000đ; tiền đồ dùng bán trú 140.000đ; tiền nước uống 50.000đ; tiền tăng giờ 225.000đ và tiền bảo trì lắp điện 3 pha 300.000đ/ học sinh.
Trong các khoản thu dịch vụ, một số phụ huynh cho hay họ bức xúc nhất là khoản tiền lắp điện 3 pha vì cho rằng nhà trường thu mỗi cháu 300 nghìn đồng là quá cao.
![]() |
Trường Mầm non xã Tiến Lộc |
“Để lắp điện 3 pha, cả thiết bị, công lắp đặt… không quá 20.000.000đ. Nhà trường đưa ra mức thu 300.000đ/ học sinh như vậy là quá cao. Toàn trường có gần 500 học sinh x 300 nghìn đồng = gần 150 triệu đồng”, một phụ huynh phân tích.
Điều khiến phụ huynh không hài lòng nữa là việc học sinh mới vào học cũng như học sinh chuẩn bị ra trường, tất cả các khoản thu được "cào bằng" như nhau.
“Thấy nhiều khoản thu vô lý như vậy, nhưng phụ huynh không dám phản đối vì nghĩ rằng con mình đang con học ở đó, sau này sợ sẽ ảnh hưởng tới việc học tập của các con”, một phụ huynh nói.
![]() |
Phụ huynh bức xúc về các khoản thu |
Trước năm học mới, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có văn bản nghiêm cấm các cơ sở giáo dục thu các khoản tiền phục vụ như: Bảo vệ cơ sở vật chất và an ninh trường học; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Không thu đóng góp của phụ huynh để phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách nhà nước đã bố trí theo quy định như: chi hỗ trợ hoạt động giáo dục, điện sáng, bảo vệ trường, nước sinh hoạt, hoạt động tập thể, thi đua khen thưởng, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Không được thu tiền vệ sinh trường, lớp và các công trình vệ sinh, các trường phải tổ chức cho học sinh lao động để rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ sở vật chất trường, lớp…
![]() |
Bà Lan, Hiệu trưởng trường Mầm non Tiến Lộc trao đổi với PV |
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Lan, Hiệu trưởng trường Mầm non Tiến Lộc thừa nhận có các khoản thu trên.
Theo lý giải của bà Lan, khoản thu 300 nghìn không phải là để lắp riêng điện 3 pha mà là cả tiền phục vụ sửa chữa, nâng cấp… các công trình khác của trường.
Bà Lan cho biết, đây thực chất là tiền xã hội hóa. Các giáo viên triển khai không rõ ràng nên phụ huynh hiểu nhầm đó là tiền lắp điện 3 pha.
“Việc cào bằng 300 nghìn/ học sinh là cái mốc nhà trường đưa ra mức xã hội hóa tối thiểu" - bà Lan cho hay. Nhưng khi phóng viên hỏi việc cào bằng như vậy có đúng hay không?, bà Lan lại cho rằng không ép buộc, phụ huynh nào ủng hộ được bao nhiêu là tùy họ, không có cũng không sao”, bà Lan lý giải.
Trước đó, ngày 28/10, cũng tại trường Mầm non xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), 1 cháu bé 3 tuổi đã bị bỏ quên trong nhà vệ sinh. Đến hơn 7h tối gia đình phải báo công an hỗ trợ tìm kiếm thì mới phát hiện.
Lê Dương
Không thấy con về, đến chiều tối muộn gia đình phải báo công an đến trường tìm kiếm thì phát hiện cháu L. đang bị nhốt, khóa cửa bên trong nhà vệ sinh của lớp.
" alt=""/>Học sinh mầm non phải đóng 300 nghìn cho trường lắp điện 3 pha