Theo kế hoạch ban đầu của Riot Games, Clash sẽ “phủ sóng” toàn bộ hệ thống máy chủ LMHTvào tháng 5/2018. Nó cho phép người chơi ở tất cả các trình độ tranh tài trong một môi trường eSports có trật tự, quy củ và hệ thống giải thưởng rõ ràng.
Người chơi muốn tham dự Clash phải mua vé, đặt chỗ, xếp hàng…nó tạo ra sự quan tâm, thích thú của số đông người chơi LMHT. Nhưng khi tất cả đang háo hức xem Clash hoạt động ra sao thì nó đã gặp phải sự cố.
Ban đầu, Riot công bố kế hoạch thử nghiệm thêm nhiều lần nữa trước khi có màn giới thiệu lại chế độ chơi mới mẻ, chưa từng có trong LMHT. Nhưng rồi lịch trình bị dời lại hết lần này đến lần khác…khiến cho Clash trở thành một nỗi thất vọng thực sự với cộng đồng.
Tuy nhiên, Riot vẫn tiếp tục phát ra những thông báo rất mập mờ, chung chung và cho biết sẽ còn phải thử nghiệm cẩn thận hơn trước khi tính tới chuyện tung ra Clash.
Và sau bài viết Nhật ký Phát triển được đăng tải trên trang chủ LMHTngày hôm qua (03/7), Riot đã làm rõ ý đồ sẽ sớm đưa Clash quay trở lại. Nên hãy bình tĩnh!
Đợt thử nghiệm ở một máy chủ bất kỳ sẽ bắt đầu vào cuối năm nay, có nghĩa là chúng ta sẽ trông đợi vào việc Riot sẽ tiến hành giai đoạn Tiền Mùa Giải mới sớm hơn thường lệ. Nhưng thực tế thì Clash có khả năng cao sẽ ra mắt chính thức vào năm 2019.
“Chúng tôi sẽ rất cẩn thận trong lần (thử nghiệm) này, các bạn ạ”, Riot vẫn sử dụng giọng điệu tương tự như những đợt thông báo trước liên quan đến Clash – và không hề nói rõ nguyên nhân dẫn đến sự cố nghiêm trọng đến vậy. Rõ ràng, đội ngũ phát triển của LMHT luôn hoàn thành tốt phần lớn công việc để đáp ứng thị hiếu của số đông người chơi, nhưng rõ ràng Clash đang gặp một vấn đề gì đó.
Quy trình tái khởi động lại Clash được Riot giới thiệu - bao gồm ba giai đoạn chính là: Trau chuốt và thử nghiệm trên máy chủ PBE -> thử nghiệm ở máy chủ bất kỳ -> ra mắt
Với những ai còn chưa hiểu rõ, thì đơn giản là giao diện người dùng, dữ liệu đầu vào-đầu ra, xử lý dữ liệu, bất cứ lỗi hệ thống nào và tất cả các tính năng có thể phân biệt được…đều được lông vào trong một chương trình và nền tảng duy nhất.
Riot đã sử dụng cấu trúc trên để tạo ra LMHT, theo trang blog công nghệ Microservices. Nó nhanh chóng, dễ dàng triển khai và tương đối đơn giản. Nhưng quan trọng hơn, nó lại có nhiều mặt hạn chế đã được Riot liệt kê ra trong bài viết Nhật ký Phát triển mới nhất.
Giờ thì chương trình của LMHTđã quá lớn nên khi chỉnh sửa gì đó - bao gồm những tính năng mới hay đơn giản chỉ là cân bằng sức mạnh tướng/trang bị - đều rất khó khăn. Nó cũng làm chậm lại hầu hết quá trình phát triển các tính năng mới, tốc độ tải game và cả khải năng cải thiện của hệ thống…
Vì vậy, về cơ bản thì khi Riot cố gắng khởi động Clash, có quá nhiều người chơi LMHTcùng nhau truy cập vào chương trình nguyên khối này khiến cho nó bị quá tải và gặp phải sự cố hiện vẫn chưa thể khắc phục.
Giờ thì câu chuyện thực tế đã phức tạp hơn rất nhiều, nhưng sử dụng thông tin được Riot cung cấp trong bài viết, thì đó là tất cả những gì chúng ta có thể hiểu được. Riot có vẻ như sẽ tập trung sửa chữa Clash và chúng ta vẫn phải chờ đợi ít nhất năm cho tới sáu tháng nữa.
Mặc dù vậy, thời gian chờ có thể được rút ngắn bởi Riot không phải một nhà phát triển game thường xuyên khiến người chơi cảm thấy thất vọng. Ngoài Clash, “điểm trừ” hiếm hoi của Riot trong suốt những năm gần đây có lẽ chỉ là Xếp Hạng Động ở mùa giải 2017.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Clash còn lâu nữa mới hoàn thiệnKhi Xayah và Rakan ra mắt lần đầu vào ngày 19/4/2017, hai vị tướng này đã nhanh chóng trở thành cặp đôi đường dưới chết chóc. Giờ thì sau một năm, SKT đã tìm ra công thức khác để sử dụng chúng trên bản đồ Summoner’s Rift: một đi rừng và một đảm nhiệm đường giữa.
SKT đã sử dụng đội hình dồn nguồn lực cho Chủ Lực ở Ván 1, với Xayah là là cái tên được đặt trọn niềm tin. Và SKT đã để cho Xayah đi cùng với Rakan của Kang "Blank" Sun-gu ở đường giữa và đảo Taliyah trong tay Lee “Faker” Sang-hyeok xuống đường dưới.
Mặc dù đây là một chiến thuật đầy rủi ro do cần rất nhiều thời gian để Xayah đạt đến ngưỡng sức mạnh cần thiết, nhưng Jin Air lại không đủ sức để làm khó đội hình thiên về cuối ván của SKT. Ngoài một pha gank đường dưới, đi rừng của Jin Air, Lee "KaKAO" Byung-kwon, gần như không tạo ra bất cứ dấu ấn nào ở ván đấu đầu tiên.
Thay vào đó, SKT đã khơi mào pha giao tranh đầu tiên với một Jin Air đang gặp nhiều vấn đề. SKT đã thoải mái tăng tiến sức mạnh cho các vị tướng và dễ dàng kiểm soát thế trận nhờ sự thiếu năng động của Jin Air.
Ván 2 chứng kiến SKT đã quay trở lại với đội hình tiêu chuẩn, với Faker đi đường giữa quen thuộc. Mặt khác, Jin Air đã đưa vào đi rừng dự bị Eom "UmTi" Seong-hyeon.
Sự hiện diện của UmTi giúp cho Jin Air kiểm soát bản đồ tốt hơn hẳn KaKAO, nó khiến cho thế trận rất cân bằng trong phần lớn quãng thời gian ván đấu diễn ra. Nhưng vấn đề của UmTi đã xuất hiện khi anh thường có những pha mở đầu giao tranh rất phiêu lưu – và SKT đã không bỏ qua cơ hội để kiếm tìm lợi thế từ đó.
Jin Air đã nỗ lực kéo dài ván đấu hơn 40 phút đồng hồ nhưng chẳng thể ngăn được SKT kết liễu ván đấu nhờ sở hữu cả hai bùa lợi Rồng Ngàn Tuổi và Baron.
“Chúng tôi đã tập luyện rất chăm chỉ dạo gần đây”, Faker trả lời phỏng vấn SPOTVngay sau trận đấu. “Chúng tôi nghĩ rằng mình cần phải đánh bại Jin Air không phải bởi họ là đội có thứ hạng thấp, vì chúng tôi cũng đang ở vị trí thấp trên BXH. Tôi muốn cho tất cả thấy chúng tôi có thể làm tốt hơn tại vòng bảng (LCK) Mùa Hè 2018 kể từ bây giờ.”
Faker được bình chọn là MVP trong chiến thắng đầu tiên của SKT tại LCK Mùa Hè 2018
Đây có thể coi là một lời tuyên thệ của Quỷ Vương Bất Tử khi vừa cùng với SKT chấm dứt chuỗi trận toàn thua kể từ khi LCK Mùa Hè 2018 khai mạc.
“Trận đấu với KT sẽ rất thú vị”, Faker gợi mở về trận đấu tâm điểm của Tuần 3 LCK Mùa Hè 2018. Và chúng ta sẽ chờ đợi xem liệu SKT có thể hồi sinh bằng cách đánh bại KT ở trận đấu diễn ra vào lúc 15g00 ngày mai (26/6) hay không.
Kết quả Tuần 2 và các cặp đấu thuộc Tuần 3 LCK Mùa Hè 2018
BXH LCK Mùa Hè 2018 sau hai tuần thi đấu
Trước đó, SKT đã từng để thua KT ở Vòng 1 – vòng play-off LCK Mùa Xuân 2018 và mất luôn cơ hội giành vé dự Mid-Season Invitational và Rift Rivals.
2016
" alt=""/>LMHT: SKT có được chiến thắng đầu tiên tại LCK nhờ chiến thuật ‘đặc dị’Map Sanhokcủa PlayerUnknown’s Battlegroundsđã xuất hiện trên các servers chính thức của phiên bản PC sau vài tháng thử nghiệm – và chắc chắn là nó sở hữu nhiều điểm nhấn khác biệt so với Erangel và Miramar.
Tôi đã tránh xa Sanhok trong suốt quá trình chạy thử nghiệm, thích thú với việc chờ đợi được trải nghiệm khi nó được hoàn thiện và tôi đã không phải thất vọng. Bản thân tôi và nhiều người bạn đã rơi xuống một hòn đảo nhiệt đới lần đầu tiên vào đêm hôm trước, và chúng tôi đã có một khoảng thời gian vui vẻ bắn súng trong những ngôi làng ven sống, các bãi tập kết gỗ, cùng những khu vực tàn tích dổ nát…
Chúng tôi đều có khoảng thời gian thoải mái cho đến khi tôi lên cầu thang của một ngôi nhà và bắt gặp ánh mắt chết chóc của những ma-nơ-canh đáng sợ đang nhìn mình chằm chằm…
Đúng vậy, chúng trông giống như là zombie hoặc phù thủy vậy. Chúng có vẻ bề ngoài như là xác sống ngoài bia mộ khiến tôi giật mình thon thót. Và thành thật thì, PUBGlà tựa game kinh dị với hiểm nguy rình rập mọi ngóc ngách – nên nhìn thấy chúng khiến tôi rơi vào trạng thái “la toáng lên trong sợ hãi”.
Tôi không phải là người duy nhất bị những hình nộm màu tím kia gây bất ngờ với cặp lông mày rậm rạp. Một chủ đề trên Reddit với tựa đề “PUBG chỉ mất một năm rưỡi để bó buộc đời tôi trong căn phòng…” với đầy rẫy những trường hợp người chơi “mất hồn” bởi những hình nộm được đặt ở góc phòng.
Như bạn đã thấy ở đoạn clip phía dưới, một người chơi có tên “_Zereal_” đã chột dạ đến nhường nào khi bất giác trông thấy một đống những ma-nơ-canh được đặt trong căn phòng. Nó khiến anh ta nhấp chuột bắn súng theo phản xạ và ngay lập tức bị đối phương hạ gục khi đang ở căn nhà đối diện.
" alt=""/>PUBG: Một loạt ma