Vừa qua, đại diện báo VietNamNet đã đến Bệnh viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác/Học viện Quân y trao số tiền 516.623.800 đồng đến bé Nguyễn Chính Mạnh, nạn nhân bị bỏng trong vụ chập điện cháy điều hòa ở Hà Tĩnh.Lần thứ 2 trở lại Viện bỏng Quốc gia thăm bé Nguyễn Chính Mạnh, nhân vật trong bài viết: "Chập điện cháy điều hòa: Chồng chết, vợ và hai con nhỏ bỏng nặng nguy kịch" đăng trên báo VietNamNet ngày 4/6, chúng tôi vui mừng khi nghe bác sĩ thông báo, tính mạng em đã qua cơn nguy kịch. Em Mạnh vừa được chuyển lên Khoa Nhi trẻ em tiếp tục điều trị. Đây là điều mà không chỉ những người làm báo mà còn nhiều bạn đọc trong và ngoài nước đang dõi theo tình hình của em Mạnh mong đợi.
 |
Bé Nguyễn Chính Mạnh đã qua cơn nguy kịch |
Trước đó, vụ chập cháy điều hòa xảy ra ở thôn Hòa Hợp, xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã cướp đi tính mạng của anh Nguyễn Chính Duẩn (37 tuổi) và con gái út Nguyễn Ngọc An Nhiên (9 tháng tuổi).
Chị Trần Ngọc Thúy bị bỏng nhẹ nhất, khi cháu An Nhiên tử vong thì chị đã xin ra viện về quê làm lễ tang cho con. Hiện chỉ còn bé Chính Mạnh đang điều trị ở viện, anh em trong gia đình thay nhau chăm sóc.
Sau khi được đăng tải trên báo VietNamNet, hoàn cảnh gia đình chị Thúy đã nhận sự quan tâm của được đông đảo bạn đọc. Qua tài khoản của báo, các nhà hảo tâm gửi ủng hộ cho gia đinh số tiền 516.623.800 đồng.
Ngoài ra, gần 1 tháng qua, nhiều mạnh thường quân cũng đến tận bệnh viện đóng viện phí cho gia đình khoảng gần 300 triệu đồng.
Ông Nguyễn Đăng Tấn – Trưởng ban Bạn đọc báo VietNamNet đã trực tiếp vào Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác để trao số tiền trên của bạn đọc hảo tâm đến gia đình chị Thúy, mong gia đình vượt qua nỗi đau, tiếp tục có điều kiện chữa trị.
 |
Bạn đọc báo VietNamNet ủng hộ em Mạnh 516.623.800 đồng |
Trước tình cảm của mọi người dành cho gia đình, ông Nguyễn Xuân Toàn cậu ruột anh Duẩn (đã mất) nghẹn ngào gửi lời cảm ơn: "Trong cơn hoạn nạn, gia đình được nhận được nhiều sự quan tâm. Nếu cháu Mạnh không được nhiều bàn tay đưa ra giúp đỡ, từ các bác sĩ, y tá trong bệnh viện, các nhà hảo tâm thì có lẽ đã không có ngày hôm nay...”.
Theo bác sĩ điều trị trực tiếp, hiện tại sức khỏe của em Mạnh đang có tiến triển rất tốt, tuy nhiên việc điều trị sẽ mất thời gian lâu dài. Đồng nghĩa với điều đó, chi phí sẽ tốn kém. Mạnh cũng cần phải cấy ghép da thêm, ổn định chuyển sang phục hồi chức năng. Hoàn cảnh của hai mẹ con chị Thúy vẫn cần lắm sự giúp sức của bạn đọc.
Phạm Bắc

Người phụ nữ bất hạnh cắn răng chăm chồng thực vật
Bản thân vừa trải qua đợt phẫu thuật cắt u xơ, chị Sinh vẫn cắn răng chịu đựng nỗi đau của bản thân để chăm sóc chồng tai nạn liệt giường. Bi kịch đang đẩy gia đình nghèo khó này vào tận cùng đau khổ.
" alt=""/>Vụ chập điện cháy điều hòa: Gia đình em Mạnh được ủng hộ hơn 500 triệu đồng
Tại Hội thi Kỹ năng nghề ASEAN lần thứ 5 diễn ra ở Hà Nội năm 2004, đoàn Việt Nam đoạt 13 huy chương vàng, 5 huy chương bạc, 3 huy chương đồng và 6 chứng nhận tay nghề xuất sắc, xếp thứ nhất toàn đoàn. Trong đó có tấm huy chương vàng nghề Mộc dân dụng của anh Nguyễn Văn Lượng (SN 1986 - Bắc Giang).Tháng 7 vừa qua, anh Lượng là 1 trong 10 gương mặt trẻ đã được Tổng cục Giáo dục Nghề lựa chọn trở thành Đại sứ kỹ năng nghề của Việt Nam.
Hiện anh là giảng viên khoa Mộc dân dụng kiêm quản lý xưởng sản xuất mộc tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc (Lạng Sơn). “Đây là nơi để học sinh thực tập cũng là địa điểm kinh doanh của nhà trường. Qua đó, giúp học sinh nâng cao tay nghề, được làm việc thực tế”, giảng viên 8X cho biết.
Định bỏ thi tay nghề, hiệu trưởng ra bến xe thuyết phục
 |
Anh Nguyễn Văn Lượng |
Nhớ lại Hội thi Kỹ năng nghề năm 2004, anh Lượng chia sẻ: “Tôi suýt bỏ thi, thầy giáo phải ra tận bến xe thuyết phục”.
Anh Lượng học khoa Chế biến gỗ, trường Cao đẳng nghề chế biến gỗ (Phủ Lý, Hà Nam). Khi chuẩn bị tốt nghiệp, anh được các thầy chọn vào đội tuyển học sinh giỏi tham dự kỳ thi nghề cấp Bộ. Tuy nhiên, cũng thời điểm này, anh được 1 doanh nghiệp chế biến gỗ trong Bình Dương đặt vấn đề nhận vào làm với mức lương khá sau khi nhận bằng.
Ngày nhận bằng, anh đứng giữa sự lựa chọn công việc và thi. “Lúc đó, tôi còn trẻ, chưa nhận thức được tầm quan trọng của cuộc thi này nên quyết định bỏ thi, ra bắt xe vào Bình Dương".
Thầy Hiệu trưởng biết tin, đã ra xe tìm tôi, may xe chưa xuất phát. Thầy động viên, phân tích cho tôi những lợi ích của kỳ thi. Sau đó, tôi đồng ý theo thầy về trường”, anh Lượng chia sẻ.
Không ngờ, cuộc thi cấp Bộ, anh Lượng xuất sắc giành giải Nhất và được chọn đi thi ASEAN. Lần này, cuộc thi nghề mang tầm khu vực được tổ chức ở Việt Nam. Sản phẩm dự thi của anh là cửa và khuôn cửa loại nhỏ.
Năm đó, chất lượng thí sinh của Việt Nam được đánh giá cao. “Tôi có 5 tháng để chuẩn bị, thời gian gấp rút nên thầy và trò ôn luyện rất vất vả nhưng thành quả khến tôi rất hạnh phúc”, thầy giáo 8X nhớ lại.
Sau khi giành huy chương vàng tại kỳ thi này, anh Lượng được giữ lại trường giảng dạy.
“Ban đầu, tôi xác định học nghề thì ra làm nghề, không có suy nghĩ sẽ theo đuổi con đường giáo dục. Thế nhưng, càng dạy càng đam mê, nhất là khi huấn luyện các em học sinh đi thi nghề, tôi càng quyết tâm gắn bó”, anh bộc bạch.
Giảng dạy tại trường Cao đẳng chế biến gỗ 5 năm, bố mẹ anh Lượng muốn con chuyển về gần nhà làm. Vì đam mê với công việc dạy học, anh quyết định chuyển về trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc để được tiếp tục bám trụ với ông việc yêu thích. Mặc dù là 2 tỉnh nhưng từ nhà anh lên trường chỉ khoảng 25km.
Anh Lượng tâm sự, bố mẹ anh làm kinh doanh, sinh được 3 người con, gia cảnh thuộc diện khá giả tại địa phương. Năm học xong cấp 2, anh được gia đình định hướng học cấp 3 rồi thi đại học, nhưng anh lại thích học nghề mộc. Khi ấy, các thầy trên trường cao đẳng về tư vấn tuyển sinh, anh như được tiếp thêm động lực, quyết tâm học.
Khi anh trình bày nguyện vọng với gia đình, bố mẹ anh phản đối, nghĩ con trai bồng bột, nông nổi. Bố mẹ càng ngăn cản, anh càng quyết tâm. Sau nhiều ngày được con trai công tác tư tưởng, bố mẹ anh đành chấp nhận.
 |
Anh Lượng và học sinh mình huấn luyện thi tay nghề ASEAN |
Không hối tiếc
“Học nghề đã mang đến cho tôi nhiều cơ hội. Đến nay, nhìn lại thành quả đạt được, tôi càng thấy sự lựa chọn năm xưa của mình là đúng đắn. Nếu được chọn lựa lại, tôi vẫn đi con đường này”, anh Lượng giãi bày.
Hàng năm, ngoài công tác giảng dạy, anh tham gia huấn luyện cho học sinh của trường tham gia các cuộc thi tay nghề, tiếp bước thế hệ trước, giành thắng lợi cho Việt Nam. Từ năm 2012 đến nay, khoa anh làm việc có 5 học sinh tham gia kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN, giành được 1 huy chương vàng và 1 huy chương bạc cùng 2 chứng chỉ nghề xuất sắc.
Trong khi nhiều bạn cùng lớp cao đẳng của anh vào Bình Dương làm việc cho doanh nghiệp gỗ đang hưởng lương 30 triệu đồng/tháng thì mức lương của anh ở trường chỉ được 7 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, anh không tiếc nuối. Bên cạnh giảng dạy, anh vẫn tham gia sản xuất, kinh doanh gỗ nên thu nhập tương đối cao. "Học nghề mộc dân dụng rất đa di năng. Tôi vừa dạy học, vừa kiếm ra tiền từ nghề", anh tiết lộ
Thầy giáo 8X cũng tâm sự, được chọn trở thành Đại sứ kỹ năng nghề anh rất vui vì được Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tín nhiệm, đồng thời cũng lo vì mình cần phải cố gắng hơn nữa.
Anh tự thấy trách nhiệm của mình phải làm sao để lan tỏa động lực đến các em học sinh trong tương lai sẽ thi tay nghề, theo học nghề, chung tay đẩy mạnh và phát huy vai trò của công tác giáo dục nghề nghiệp, đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh giỏi nghề, có ý chí, đáp ứng với kỷ nguyên công nghệ số. Theo anh, đây sẽ là thế hệ vàng, đưa Việt Nam lên tầm cao mới.
Hồng Phượng
" alt=""/>'Nếu được chọn lựa lại, tôi vẫn đi con đường học nghề'