Diane Ward, 58 tuổi, sống ở Uffculme, Vương quốc Anh, được nhận làm con nuôi từ khi còn nhỏ.
Sinh ra ở Michigan (Mỹ), một tiểu bang đã niêm phong hồ sơ nhận con nuôi, cô chỉ biết tên của mẹ mình. Điều này khá phổ biến và cô được cho biết mình là con một.
Lúc đầu, Ward giúp chồng - một người cũng là con nuôi - tìm kiếm gia đình ruột thịt của anh, rồi sau đó cô cũng mua bộ xét nghiệm DNA MyHeritage vào tháng 12/2020.
Sau khi gửi mẫu của mình, vài tháng sau, Ward nhận được kết quả đó cho thấy cô có một người em họ tiềm năng, người mà cô đã nhắn tin qua trang web, mong muốn tìm hiểu thêm. Sau đó, người em họ nói với Ward điều cô ấy mong đợi: cô có thể có một em gái.
Mary McLaughlin, 55 tuổi, sống ở Paragould, bang Arkansas, nhưng cũng sinh ra ở Michigan (Mỹ). Cô được nuôi dưỡng bởi mẹ ruột của mình trong 3 năm đầu trước khi bà qua đời vì ung thư vú. Sau đó, cô được đưa đi làm con nuôi.
McLaughlin cũng được cho biết, cô là con một và chỉ có một bức ảnh của mẹ để kết nối cô với gia đình.
Ward và McLaughlin đều lớn lên với khao khát tìm kiếm mối liên hệ với gia đình ruột thịt của mình, vì thế cả hai rất vui mừng khi có một cuộc gọi video để gặp gỡ. Trong cuộc gọi video, McLaughlin ngay lập tức thấy sự giống nhau giữa Ward và người mẹ quá cố của cô.
“Nó giống như tôi đã tìm thấy chân còn lại của mình. Khi tôi nói chuyện với cô ấy trên Zoom lần đầu tiên, đó là một cảm giác khó tin”.
“Chồng cô ấy tình cờ đi ngang qua và anh ấy nói ‘Đúng, đó là em gái của em’. Chúng tôi cũng có tính cách giống nhau nữa”.
Sau cuộc gọi, McLaughlin cũng đã mua một bộ DNA từ MyHeritage, điều này xác nhận rằng hai người thực tế là chị em cùng mẹ khác cha. Ward thậm chí còn phát hiện ra rằng, có thời kỳ, cô sống cách em gái và mẹ mình chỉ vài dãy nhà.
Hai chị em bắt đầu nói chuyện với nhau mỗi ngày và cuối cùng đã gặp trực tiếp lần đầu tiên tại một ngôi nhà trên bãi biển ở Bắc Carolina, Mỹ. Ward nói: “Chúng tôi đã đi tắm biển, tắm nắng và tán chuyện cả ngày”, Ward nói.
Đăng Dương(Theo New York Post)
" alt=""/>Cặp chị em tái hợp sau 55 năm không biết mình có ruột thịtCa sĩ Việt Tú chia sẻ với VietNamNet, những ngày vừa qua khi thấy bài hát Những bông hoa nở giữa mùa dịchcủa mình lại được vang lên và chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội khiến anh rất vui. Vui vì bài hát của mình được nhiều người yêu mến, được lan toả, và đặc biệt là được cả chính những người chiến binh áo blouse trắng yêu thích và hát lại bài hát này.
"Nhớ lại thời điểm gần một năm về trước khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta, cả nước phải gồng mình chống dịch trong đó có đội ngũ y, bác sĩ vô cùng vất vả. Là một nghệ sĩ, bản thân tôi cũng mong muốn chia sẻ những tình cảm của mình để cổ vũ tinh thần cho những người chiến sĩ blouse trắng nơi tuyến đầu qua những tác phẩm âm nhạc.
Những Bông hoa nở giữa mùa dịchra đời từ sự kết hợp của tôi và nhạc sĩ Tô Văn đã nhanh chóng nhận được nhiều tình cảm của khán giả, đặc biệt có những y bác sĩ khi nghe bài hát này đã không kìm được nước mắt xúc động khi biết họ không đơn độc, đúng như tinh thần bài hát mà Tú muốn truyển tải", ca sĩ Việt Tú chia sẻ.
![]() |
Việt Tú khoác trên mình chiếc áo Blouse khi quay MV bài hát "Những bô hoa nở giữa mùa dịch". |
Nam ca sĩ cho hay, mặc dù đây không phải là bài hát duy nhất về ngành Y mà anh hát, tuy nhiên khi có cơ hội được hát ở các bệnh viện, các cơ sở y tế trước các y, bác sĩ anh đều được mọi người yêu cầu hát ca khúc này, như một lời tri ân, cảm ơn, tiếp thêm động lực cho tất cả những y, bác sĩ.
"Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, nước ta vẫn đang đồng lòng chống dịch, các y bác sĩ vẫn luôn ở tuyến đầu, xung phong vào tâm dịch với quyết tâm giúp nhân dân ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Chúc cho những chiến binh blouse trắng sẽ luôn có nhiều niềm vui trong cuộc sống, trí lực luôn tinh thông để tiếp tục sứ mệnh thiêng liêng chữa bệnh cứu người và làm rạng rỡ nền y học nước nhà", ca sĩ Việt Tú chia sẻ.
Việt Tú hát "Những bông hoa nở giữa mùa dịch":
"Tri ân những người làm ngành Y. Tôi tự hào luôn sát cánh với những chiến sĩ áo trắng trong nhiều hoạt động tình nguyện vì người Việt và nước Việt. Nhân ngày 27/2/2021, kính chúc sức khoẻ và chiến thắng", ca sĩ Thái Thuỳ Linh viết trên trang cá nhân.
Ngân An
Cụ Trần Hữu Cải sinh năm 1912, là kỵ của bé Voi - con trai của ca sĩ Tùng Dương. Năm nay, cụ 110 tuổi, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh.
" alt=""/>Tùng Dương đọc vè, Việt Tú hát chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt NamTranh đảo ngược của hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang được lấy cảm hứng từ những hình thức khắc đảo ngược trên các bãi đá cổ ở Sapa hay những hoạ sĩ khuyết danh ở thế kỷ 17. 32 tác phẩm trưng bày trong triển lãm đều có màu sắc tươi sáng, hài hoà qua đó người thưởng lãm thấy được vẻ đẹp của nghệ thuật và nhân sinh quan, lạc quan của người Việt Nam. Tác giả mong muốn, thông qua triển lãm này truyền đi thông điệp "Cuộc đời này vẫn đẹp lắm và đáng sống".
Hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang chia sẻ, ông đã chứng kiến những người ăn xin trong một xã hội phồn hoa như nước Mỹ và liên hệ bản thân mình, ông nhận ra rằng: Cuộc đời này ai cũng vậy, tốt - xấu luôn song hành, lẫn lộn. "Vạn vật thay đổi, cái khởi đầu và tận cùng giống nhau. Và từ đó sinh ra nghệ thuật đảo ngược - là vẽ một hình thể trong tranh có cái đúng, cái sai, nhưng cuối cùng vẫn giữ được bản chất của nghệ thuật, một hiện thực hết sức đẹp đẽ".
Hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang bảo, để thực hành nghệ thuật tại Mỹ, ông phải tuân thủ mọi quy định gắt gao về vấn đề bản quyền và đạo đức nghề nghiệp. "Hội đồng bảo vệ tác quyền ở New York đã công nhận và cấp bằng chứng nhận quyền tác giả Upsidedownism cho tôi. Sau khi có bản quyền tác giả, tranh nghệ thuật đảo ngược của tôi phải trải qua quy trình thẩm định gía trị nghệ thuật bởi những ban giám khảo có uy tín trong lĩnh vực mỹ thuật của thế giới. Sau đó, tranh của tôi được gửi đi dự thi tại các liên hoan nghệ thuật quốc tế và đạt được một số giải thưởng quan trọng. Tôi rất vui vì đã góp một phần công sức đưa nghệ thuật dân tộc Việt Nam đóng góp vào sự phát triển chung của lịch sử mỹ thuật thế giới".
Họa sĩ Nguyễn Đại Giang sinh năm 1944 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp khóa 3 và Đại học Mỹ thuật Công nghiệp khóa 1 tại Hà Nội. Từ năm 1969 đến 1974, ông học chuyên ngành đồ họa tại Trường Mỹ thuật Công nghiệp Moscow (Nga), sau đó bổ túc thêm về đồ họa tại Seattle (Washington, Mỹ) (1996 – 1997).
Trong suốt cuộc đời sáng tác, ông đã tham gia nhiều triển lãm quốc tế và tổ chức các triển lãm trong nước (tại TP.HCM năm 2009; Hà Nội năm 2014, 2018; Huế năm 2016; Đà Nẵng năm 2018). Tranh của ông đã nhận được nhiều giải thưởng lớn trên thế giới như: Những tranh hiện đại nhất cho CD-Rom (New York, Mỹ, 1996); Giải Ba “Những họa sĩ tài năng nhất”; Giải Ba “Thế giới Nghệ thuật” (Stockholm, Thụy Điển, 1997)… và có mặt tại nhiều quốc gia: Nhật Bản, Canada, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha,...
Tình Lê
" alt=""/>Nghệ thuật đảo ngược của hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang