
- Để ghi nhớ sự kiện lịch sử, các học sinh lớp 9G Trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) đã sáng tạo lập một trang Facebook cho…vua Quang Trung để xâu chuỗi các nội dung đã học. |
Trang Facebook của...vua Quang Trung. |
Cụ thể, các học sinh lớp 9G đã lập ra một trang Facebook giả định của vua Quang Trung và cập nhật Timeline - Dòng thời gian tương ứng với các sự kiện và các mốc thời gian trong trận đánh đại phá 20 vạn quân thanh của Hoàng đế Quang Trung vào tết Kỷ Dậu năm 1789.
Trên bản Facebook giả định này, các học sinh không chỉ thông tin đầy đủ về năm sinh, quê quán, mối quan hệ của vua Quang Trung mà còn cập nhật các diễn biến cùng mốc thời gian theo Timeline thiết kế của Facebook.
Thậm chí, ở những chi tiết rất nhỏ cũng được các em tỉ mỉ thể hiện các tình tiết trong câu chuyện lịch sử. Cụ thể, dưới sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh diễn ra ngày 5 tháng Giêng năm 1789, người like là Quang Trung, còn Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống biểu hiện cảm xúc giận dữ.
 |
Sự kiện đại phá quân Tranh được vua Quang Trung like, còn Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống bày tỏ cảm xúc giận dữ. |
Việc thiết kế không khác gì so với một trang Facebook cá nhân thật khiến nhiều người xem cảm thấy vô cùng thích thú. “Thông minh” và “Sáng tạo” là những lời khen mà nhiều người dành cho các em học sinh.
Bạn Nguyễn Hoàng Điệp bình luận: “Điều này để thấy môn Sử không quá khó để học mà khó là do sai cách tiếp cận mà thôi”.
Bạn Kiều Cương chia sẻ: “Giáo dục nước nhà cần lắm những tiết học để học sinh tự do phát triển tư duy như thế này”.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng với những cách làm sáng tạo của học sinh còn phụ thuộc quan điểm của từng giáo viên.

Chia sẻ với VietNamNet, cô Ngô Thu Giang, giáo viên Ngữ Văn và là người trực tiếp đang dạy các học sinh lớp 9G cho biết, đây là một hoạt động nhằm mục tiêu đọc hiểu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái).
Đây là bài làm với đề bài trình bày dòng thời gian tóm tắt sự kiện trong cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung ra Thăng Long và đánh thắng quân Thanh vào Tết Kỉ Dậu năm 1789.
“Với đề bài đó, học sinh đã chọn hình thức làm bài này. Nhà trường và bản thân tôi luôn khuyến khích tư duy phản biện và sáng tạo của học sinh thông qua các hình thức thể hiện khác nhau, đảm bảo tiêu chí đánh giá đa dạng. Chúng tôi đánh giá cao tính sáng tạo, khả năng biểu đạt và đọc hiểu của học sinh”, cô Giang nói.
Theo cô Giang, đây chỉ là một trong nhiều hình thức mà học sinh trường thể hiện kiến thức các bài học.
Thanh Hùng
" alt=""/>Học sinh lập Facebook cho vua Quang Trung để học Sử
- Trở thành thủ khoa khối B năm nay, Nguyễn Tiến Dũng cho rằng những lần “hụt” đội tuyển học sinh giỏi quốc gia không khiến em nản lòng mà càng là động lực thôi thúc bản thân giành được điểm số cao.Đường đi không chỉ có “hoa hồng”
Nam sinh lớp 12A1 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu xuất sắc khi đạt tổng điểm 3 môn khối B là 29,15 với Toán 9,75; Sinh học 9,8 và Hóa học 9,6. Ngoài ra, khối A Dũng đạt được tới 28,35 điểm.
 |
Tiến Dũng chụp ảnh kỷ yếu nhí nhố bên những người bạn. Ảnh: NVCC |
Chia sẻ về điều này, Dũng điềm đạm: “Sau khi đi thi về, em cũng áng chừng được mức điểm đó nhưng cũng không thể nghĩ rằng mình có thể trở thành thủ khoa của cả nước”.
Có niềm đam mê với môn Toán từ bé, hết lớp 9, Dũng thi và đậu vào lớp chuyên Toán của cả hai trường THPT chuyên Phan Bội Châu và THPT chuyên Đại học Vinh. Nhưng rồi cậu học trò chọn theo học dưới mái trường Phan Bội Châu mặc dù hằng ngày phải tự đi xe đến trường cách nhà hơn chục cây số.
Sáng hai lượt, chiều hai lượt, cậu học trò xứ Nghệ vẫn bền bỉ mỗi ngày đi học tới hơn 40 cây số. Năm lớp 11, Dũng đạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh.
Học hành chăm chỉ nhưng hai năm liền lớp 11 và 12, Dũng đều lỡ hẹn với mục tiêu vào được đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán.
“Đặt mục tiêu nhưng đều không đạt được, lúc đó em đã rất buồn nhưng rồi nhờ sự động viên của thầy giáo chủ nhiệm Phan Huy Thái, em quyết tâm tập trung ôn thi đại học đạt được một kết quả cao”, Dũng chia sẻ.
Không muốn chịu cảnh thất bại lần nữa, Dũng quyết tâm thi đạt số điểm cao để thỏa ước mơ vào được ĐH Y Hà Nội.
Nhìn cảnh người thân xung quanh đau khổ vì những căn bệnh hiểm nghèo, ngay từ năm lớp 10, Dũng đã nuôi ước mơ theo học ngành y để cứu người. “Có như vậy em mới có thể chữa bệnh cho người thân bên cạnh và lớn hơn nữa là giúp đỡ mọi người và phục vụ xã hội”, Dũng nói.
Tăng phản xạ nhờ làm nhiều bài tập
Chia sẻ về phương pháp học, chàng thủ khoa cho rằng quan trọng nhất vẫn là tự học và cách đơn giản nhất là làm bài tập càng nhiều càng tốt.
“Bởi làm nhiều bài tập thì chúng ta sẽ rèn luyện được kỹ năng và tăng phản xạ khi gặp bất cứ bài tập dạng nào”, Dũng nói.
Dũng cho rằng việc mình đạt được điểm số cao đều ở các môn nhờ tự hoạch định được một thời gian biểu khá khoa học. Điều này giúp em có thể cân bằng kiến thức môn chuyên và các môn còn lại.
Hằng ngày, mỗi buổi chiều Dũng sẽ cố gắng xử lý hết những bài tập nhóm và bài tập môn chuyên - vốn là lợi thế, trước khi về nhà. Do đó, buổi tối em có thời gian dành cho các môn học khác. “Minh chia ra mỗi ngày học một môn và luân phiên đổi môn từng ngày”, Dũng chia sẻ.
Sau những giờ học căng thẳng, Dũng thường thư giãn bằng việc thổi sáo. Theo Dũng, nghe tiếng sáo, bản thân em cảm thấy cuộc sống trở nên êm đềm, nhẹ nhàng hơn.
Với kết quả này, Dũng dự kiến sẽ nộp vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội để có thể nuôi ước mơ trở thành bác sĩ trong tương lai.
Thanh Hùng
" alt=""/>Nam sinh trở thành thủ khoa khối B nhờ những “cú hụt”

-Tính đến ngày 23/6, nhà thầu đã phá dỡ được 328m2 sàn mái bê tông cốt thép độ dày 0,2m (chưa cắt thép) diện tích vi phạm tại nhà 8B Lê Trực.Liên quan đến việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực (phường Điện Biên quận Ba Đình), trước đó, ngày 17/5, Phòng Quản lý Đô thị quận Ba Đình có Văn bản số 342, gửi UBND quận Ba Đình, báo cáo kết quả thẩm định phương án phá dỡ giai đoạn 1 công trình vi phạm tại số 8B Lê Trực.
 |
Công nhân tiến hành phá dỡ phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực |
Theo đó tổng giá trị dự toán chi phí cho việc phá dỡ giai đoạn 1 là hơn 8,7 tỷ đồng. Thời gian để nhà thầu hoàn thành việc cưỡng chế giai đoạn 1 công trình vi phạm tại nhà 8B Lê Trực khoảng 105 ngày (bao gồm cả thời gian thu dọn phế thải, vệ sinh môi trường).
Để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố, Sở Xây dựng đã đề nghị UBND quận Ba Đình có biện pháp yêu cầu Chủ đầu tư khẩn trương ký kết hợp đồng làm căn cứ thực hiện thanh toán khối lượng phá dỡ để đẩy nhanh tiến độ phá dỡ công trình vi phạm.
Cũng liên quan đến vấn đề này, sáng nay (24/6) tại hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý II, Bí thư quận Ba Đình Hoàng Trọng Quyết cho biết, hết tuần này nếu chủ đầu tư cố tình không thực hiện quận sẽ báo cáo TP có biện pháp mạnh hơn như phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp - Công ty cổ phần May Lê Trực, hoặc phương án cho phép ứng ngân sách tháo dỡ và sau đó sẽ có biện pháp yêu cầu chủ đầu tư thực hiện.
Hồng Khanh
" alt=""/>8,7 tỷ đồng phá dỡ nhà 8B Lê Trực giai đoạn 1