Nền văn hóa ẩm thực phong phú dựa sử dụng rắn làm nguyên liệu cũng phổ biến ở các khu vực khác ở Đông Nam Á, chẳng hạn như Việt Nam và Thái Lan.
“Việc kết hợp với phô mai và thịt gà thái hạt lựu khiến thịt rắn sẽ có hương vị đậm đà hơn”, đại diện công ty pizza cho biết trong một tuyên bố trước khi món ăn này được bán vào tuần trước, đồng thời nói thêm rằng loại thịt “bổ dưỡng” này “có thể tăng cường lưu thông máu” theo như những gì được y học cổ truyền Trung Quốc lưu truyền.
“Sự kết hợp rắn với pizza đánh dấu một bước đột phá với quan niệm thông thường về ý nghĩa của việc duy trì sức khỏe tốt mà vẫn đánh thức được vị giác của thực khách”, công ty này nhấn mạnh.
Công ty pizza Mỹ đã hợp tác với Ser Wong Fun – một nhà hàng rắn ở miền Trung Hồng Kông (Trung Quốc) có niên đại từ năm 1895, để có được công thức độc đáo này.
Chiếc bánh pizza 22 cm đi kèm sốt bào ngư khác với loại đế cà chua thông thường dự kiến được bán đến ngày 22/11.
Theo CNN Travel mẫu bánh pizza độc đáo này có kết cấu thịt rắn giống với thịt gà khô.
Mabel Sieh, một thực khách tới từ Hồng Kông (Trung Quốc) và đặc biệt thích thử những hương vị pizza mới cho biết: “Ban đầu tồi nghĩ điều đó thật đáng sợ. Rắn không phải là thực phẩm ở nhiều nền văn hóa, đặc biệt là ở phương Tây".
Nhưng Rachel Wong, một thực khách Hồng Kông (Trung Quốc) khác, lại tỏ ra thích thú với món ăn mới lạ này.
“Kết cấu hơi giống thịt gà và có vị như cá và các loại hải sản khác. Vì vậy, tôi thích dùng nó như một bữa ăn giàu protein trong mùa đông”, cô nói.
Karen Chan, tổng giám đốc công ty pizza, cho biết công ty đã khai thác chuyên môn của những đầu bếp nhà hàng Ser Wong Fun để tìm ra công thức nấu món thịt rắn ngon nhất.
Cô nói: “Những chiếc pizza rắn đặc biệt mang đến sự cân bằng hoàn hảo cho tất cả các hương vị, vừa hấp dẫn vừa thơm ngon trong mà đông này".
Công ty trên cũng đang đồng thời giới thiệu một loại bánh pizza làm bằng xúc xích bảo quản Trung Quốc đặc trưng trong món cơm niêu rất được người dân Hồng Kông ưa chuộng khi thời tiết mát mẻ.
Đây không phải là lần đầu tiên các thương hiệu châu Á áp dụng cách tiếp cận "ẩm thực mạo hiểm" hơn để tôn vinh văn hóa ẩm thực địa phương.
Trước đây, tại Đài Loan (Trung Quốc) chuỗi nhà hàng trên cũng đã giới thiệu các loại pizza làm từ sầu riêng, huyết lợn và trứng – những nguyên liệu vốn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực địa phương.
Ngoài ra, ở Nhật Bản, nhà hàng này cũng đã tạo ra một loại pizza phủ Tonkotsu ramen (ramen súp xương heo).
Một nhà hàng khác cũng đã đưa trân châu lên bánh pizza của mình cách đây ba năm tại Đài Loan (Trung Quốc) như một sự tri ân đối với trà sữa trân châu, thức uống tráng miệng địa phương đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới.
Tổng hợp
" alt=""/>Nhà hàng gây bất ngờ với món pizza thịt rắnTheo anh Minh, tên của quán vốn là "Xôi mặn 409”, thế nhưng bao năm qua, khách lại đặt toàn tên độc lạ, rợn người như “xôi âm phủ”, “xôi tang lễ” hay phổ biến nhất là “xôi nhà xác”.
Xe xôi của anh Minh chỉ bán duy nhất một loại là xôi mặn. "Mẹ tôi bán xôi từ những năm 1970-1980, sau này mẹ truyền lại cho tôi. Tôi về đoạn đường này ở và buôn bán. Tôi cũng đâu có ngờ, sau này đoạn đường chỉ toàn kinh doanh các dịch vụ về tang lễ, hiếm người bán đồ ăn, nhất là ban đêm”, anh Minh chia sẻ.
Món xôi mặn được ăn kèm với các nguyên liệu như: Đậu phộng giã nhuyễn, mỡ hành, hành phi, chà bông, lạp xưởng và đặc biệt là phần “nước tương thần thánh”. Xe xôi mở bán từ 3 giờ chiều đến đêm khuya, nhưng theo anh Minh, đông nhất là từ khoảng 19-20 giờ trở đi.
“Vì bán lâu năm rồi nên tôi chẳng tính mỗi ngày bán bao nhiêu kí gạo, chỉ biết đâu đó khoảng 3-4 nồi, khi xôi trong nồi vơi dần thì lại đơm thêm để bán. Bán đến khuya thì cũng hết sạch. Hôm nào mưa bão quá thì tôi chủ động nấu ít xôi hơn vì bán chậm”, anh Minh cho hay.
Anh Minh cho biết, trước đây không có điều kiện nên mẹ anh phải nấu nếp bằng than và dùng lá chuối để gói xôi bán cho khách. Anh thấy lá chuối vừa mộc mạc vừa không sinh ra chất gây hại sức khoẻ khi gói với xôi nóng nên sử dụng tới tận bây giờ.
Phần lá chuối anh mua từ người quen ở miền Tây. Lá chuối được lau sạch bóng và chia nhỏ thành từng miếng vừa phải. Theo lời anh Minh, lá chuối héo sẽ không đẹp mắt, nhưng nếu quá tươi thì dễ rách khi gói xôi nóng.
“Mỗi ngày mình cùng 2-3 người cháu trong nhà phải thức dậy từ sớm để chuẩn bị các nguyên liệu, lau và chia nhỏ lá chuối. Phần nếp được mình nhập về từ mối quen mấy chục năm. Nếp sạch, hạt đều nên khi nấu lên rất dẻo và thơm. Còn các món như mỡ hành, hành phi, đậu phộng rang hay chà bông đều được làm thủ công. Làm ngày nào sẽ bán hết trong ngày đó.
Đậu phộng sau khi chọn mua những hạt đậu to, chất lượng, mình sẽ mang về rang lên rồi giã cho thật nhuyễn. Hành lá và hành phi thì được trộn đều với nhau, bán đến đâu thì mình pha mỡ hành đến đó, tuyệt đối không pha trước để tránh mất mùi vị thơm ngon và đặc trưng của nó”, anh Minh chia sẻ bí quyết.
![]() | ![]() | ![]() |
Món "xôi nhà xác" được lòng nhiều thực khách (Ảnh: Cathy Chan)
Phần lạp xưởng được anh Minh nhập từ mối quen lâu năm ở Sóc Trăng. Theo anh Minh, lạp xưởng ở đây có truyền thống lâu đời nên thơm ngon, vừa miệng hầu hết thực khách. Những chiếc lạp xưởng sẽ được cắt thành khoanh tròn, mỏng, vừa ăn. Chà bông làm từ thịt lợn, xe khá nhuyễn, vị mặn vừa và không ngọt như một số loại chà bông công nghiệp, giá thành thấp thường được bán trong các gánh hàng rong.
Sau khi rải các gia vị lên phần xôi, chủ quán chan phần nước tương vừa đủ để nó ngấm dần vào các nguyên liệu, đậm đà nhưng không quá mặn.
"Nhiều người thấy vị nước tương ngon nên nghĩ tôi có công thức pha riêng. Nhưng thật ra tôi chẳng có công thức gì cả, với kinh nghiệm lâu năm thì tôi chọn được loại nước tương chất lượng, vừa khẩu vị nên cứ thế mà bán suốt mấy chục năm nay”, anh Minh thật thà cho biết.
Quán xôi tấp nập khách, chủ quán và nhân viên thoăn thoắt phục vụ (Video: Như Khánh)
22h đêm, nồi xôi vẫn được đun trong lửa liu riu, khói bốc lên nghi ngút, khách xếp hàng dày đặc trước cửa hàng. Gần phân nửa khách hàng là những người Hoa sống tại quận 5, họ đến mua xôi và chủ quán giao tiếp với họ cũng bằng tiếng Hoa.
"Lúc đầu mình tìm tới ăn thử vì nghe cái tên "xôi nhà xác" thấy tò mò. Hồi ấy, đứng đợi lấy xôi mà cũng hơi rợn người vì quán đối diện là nhà tang lễ, tiếng kèn trống vang lên rất lạnh lẽo. Nhưng mua lâu dần thì cũng quen nên chẳng còn sợ hãi gì cả”, chị Hoa, một người gốc Hoa đến mua xôi chia sẻ.
Theo chia sẻ của thực khách, món xôi mặn của anh Minh được lòng nhiều người vì cách gói xôi trong lá chuối, vừa rất đỗi dân dã, bình dị vừa an toàn. Chủ quán gói xôi thành cuộn dài như bánh tét. Khách ăn tới đâu thì xé lá chuối tới đó, không sử dụng muỗng nhựa. Lý giải về cách ăn này, chủ quán cho biết, anh sợ muỗng nhựa khi tiếp xúc xôi nóng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Các nguyên liệu ăn kèm xôi được chủ quán làm chỉn chu, vừa miệng. Nồi xôi được bắc trên bếp gas đặt trong xe, luôn nghi ngút khói. Nếp nấu xôi khá dẻo, thơm và béo nhưng không phải quá ngon so với nhiều quán xôi khác tại Sài Gòn.
“Buổi đêm tan làm, mình hay ghé đây mua xôi. Thỉnh thoảng xôi hơi khô và chan ít nước tương nên bị nhạt nhưng nhìn chung hợp khẩu vị, đồ ăn kèm ngon, giá bình dân, dao động 20.000-30.000 đồng”, một bạn trẻ chia sẻ cảm nhận về món “xôi nhà xác”.
Võ Như Khánh
ĐH Quốc gia TP.HCM xét thấy bà Nguyễn Thị Phương Mai được Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn bổ nhiệm làm Trưởng khoa đáp ứng theo tiêu chuẩn, điều kiện và các quy định của pháp luật và của đơn vị.
"Trưởng khoa thiếu dân chủ trong quản lý điều hành đơn vị, yếu về năng lực quản lý, lãnh đạo dẫn đến việc điều hành Khoa Hàn Quốc học một cách độc đoán, chuyển quyền, tùy tiện, duy chí, hành xử thiếu tôn trọng đồng nghiệp, cư xử mang tính tư thù đối với những giảng viên có chính kiến".
Kiến nghị này được chi tiết qua các vụ việc như: Quy định làm việc của khoa chưa được Ban Giám hiệu phê duyệt. Trưởng khoa đã tự ý áp đặt mệnh lệnh: đi họp trễ 15 phút coi như vắng mặt và lấy đây làm tiêu chí đánh giá giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.
![]() |
Văn phòng khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM |
Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, quy định “đi họp trễ 15 phút coi như vắng mặt” đã được đưa ra bàn bạc tại khoa nhằm siết lại kỷ cương, kỷ luật. Trong buổi họp viên chức, người lao động trong khoa không có ý kiến phản hồi đối với nội dung này. Trưởng khoa đã không tự ý áp đặt mệnh lệnh này, và đã thể hiện tính dân chủ khi đưa quy định này ra họp và thảo luận tại khoa.
Việc lấy tiêu chí vắng họp khoa để đánh giá giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, quy định vắng họp trên 30% xem như không hoàn thành nhiệm vụ đã được Trưởng khoa nêu ra trong cuộc họp khoa và được ghi nhận trong biên bản họp khoa. Tuy nhiên, thực tế sau đó không áp tiêu chí này vào việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên.
"Trưởng khoa thể hiện sự thiếu tôn trọng với đồng nghiệp thông qua việc gửi email triệu tập họp hai tiếng trước giờ họp mà không có nội dung cuộc họp, yêu cầu người không đến dự họp được phải ghi biên bản, lý do, ký tên bút xanh và gửi về văn phòng khoa"
Theo ĐH Quốc gia TP.HCM không có cơ sở để kết luận trưởng khoa thiếu tôn trọng đồng nghiệp. Việc gửi email triệu tập họp hai tiếng trước giờ họp mà không có nội dung cuộc họp xảy ra vào ngày 7/8/2020. Từ các email thông báo, từ kết quả trao đổi với các giảng viên khác trong khoa Hàn Quốc học, với lãnh đạo trường, từ các minh chứng thu thập được thì cuộc họp đó trưởng khoa có lý do chính đáng để triệu tập.
Đối với vấn đề người vắng họp phải ghi biên bản, lý do, ký tên bút xanh và gửi về văn phòng khoa, qua xác minh nội dung này có thể hiện trong email do thư ký khoa gửi cho các giảng viên, email này không nhắc đến thời điểm phải nộp văn bản có ký mực xanh về văn phòng khoa.
'Trong ứng xử với đồng nghiệp, trưởng khoa thể hiện sự độc đoán, thiếu tôn trọng giảng viên, không lắng nghe ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của giảng viên".
ĐH Quốc gia TP.HCM, xác minh trong các công việc của khoa, bản thân Trưởng khoa có chuẩn bị kế hoạch, có trao đổi, tham khảo tư vấn của cấp trên, trao đổi với đồng nghiệp, giảng viên trong khoa và có tiếp nhận ý kiến đóng góp, trao đổi.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Trưởng khoa sẽ quyết định cách thức quản lý, điều hành công việc của khoa áp dụng theo đúng thẩm quyền được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 và điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, cụ thể “Trưởng khoa quản lý giảng viên người lao động khác, người học khác của khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng...
Riêng đối với việc phân công nhân sự viết báo cáo theo các tiêu chuẩn AUN, trong quá trình giải quyết kiến nghị, để có thêm thông tin khách quan từ bên thứ ba độc lập, ĐH Quốc gia đã làm việc trực tiếp với một số giảng viên khác trong khoa, giáo vụ, nhân sự chính tham gia viết các tiêu chuẩn AUN và những người này đều đánh giá Trưởng khoa có lắng nghe ý kiến góp ý và làm việc vì lợi ích chung, theo quy định của nhà trường.
"Trưởng khoa nhiều lần sử dụng việc họp kín với từng cá nhân giảng viên đã có ý kiến trái chiều trong cuộc họp chung của Khoa".
Báo cáo của ĐH Quốc gia TP.HCM nêu đối với nội dung tổ chức họp kín, sự việc trưởng khoa họp riêng với các cá nhân có xảy ra, không riêng với các thầy cô trong nhóm làm đơn kiến nghị mà còn với cá nhân khác trong khoa Hàn Quốc học.
Nội dung các cuộc họp này theo các minh chứng bao gồm trao đổi công việc, tham vấn ý kiến riêng về công việc, làm rõ các ý kiến chưa rõ trong cuộc họp Khoa..., không có cơ sở để nói các cuộc họp này mang tính tiêu cực. Tại điểm a khoản 2 Điều 12 Quyết định số 1000/QĐ-XHNV-TCCB ngày 09/12/2016 quy định “Trưởng khoa quản lý giảng viên người lao động khác và người học khác của khoa theo phân cấp của hiệu trưởng”. Do đó tùy theo tính chất, điều kiện thực tế, Trưởng khoa được quyền quy định về hình thức, nội dung họp và việc họp đã được đưa lên lịch của Khoa.
Đối với nội dung “Trưởng khoa dùng những câu từ khiến người tiếp nhận có cảm giác bị đe dọa”:căn cứ các minh chứng thu thập được và qua quá trình trao đổi trực tiếp với các nhân sự có liên quan, không có cơ sở để kết luận nội dung này.
"Trưởng khoa có phát ngôn không phù hợp với các giảng viên trong buổi họp đánh giá viên chức"
Sự việc này có xảy ra trong một buổi họp toàn khoa, tuy rằng có những lý do khiến Trưởng khoa bức xúc và phát ngôn như thế, nhưng với vị trí người quản lý, đặc biệt trong môi trường giáo dục, việc phát ngôn này của Trưởng khoa không phù hợp.
"Cho thư ký viết biên bản họp Khoa không phản ánh trung thực, khách quan, đầy đủ nội dung cuộc họp; không có đủ chữ ký của các thành phần tham dự, không được gửi đến các thành viên dự họp. Tất cả các cuộc họp đều được ghi âm nhưng không thông báo việc này cho giảng viên".
Xác minh của ĐH Quốc gia TP.HCM, biên bản họp khoa chỉ cần chữ kí người chủ trì và thư ký, không nhất thiết có đủ chữ kí của các thành phần tham dự. Không có quy định về việc ghi âm cuộc họp, vì vậy Trưởng khoa có quyền ghi âm buổi họp khoa và sử dụng đúng mục đích, không vi phạm quy định pháp luật.
Không có quy định bắt buộc phải gửi biên bản cho các thành viên tham dự cuộc họp. Không nhất thiết phải gửi biên bản, tuy nhiên Khoa phải gửi kết luận cuộc họp cho các thành viên tham dự.
Vấn đề Trưởng khoa không công khai một cách minh bạch về thông tin nhân sự đề án nghiên cứu
ĐH Quốc gia TP.HCM, kết luận rằng đề án "Điều tra hiện trạng con em gia đình Hàn – Việt chỉ có mẹ cư trú tại Việt Nam” được nhà trường giao cho bà Nguyễn Thị Phương Mai, do đó việc lựa chọn nhân sự và các nội dung khác liên quan đến đề án do bà Nguyễn Thị Phương Mai toàn quyền quyết định và không bắt buộc phải thông báo, công khai trong Khoa.
Đối với quyết định giao nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ “Nghiệp vụ giảng dạy tiếng Hàn cho giáo viên bậc phổ thông”, nhà trường giao nhiệm vụ cho Khoa Hàn Quốc học. Do đó, với vai trò là Trưởng khoa, bà Nguyễn Thị Phương Mai phải có trách nhiệm công khai và triển khai trong toàn Khoa. Trên thực tế, Trưởng khoa công khai thông tin về Đề án thông qua buổi họp Khoa, lịch công tác và chọn nhân sự phù hợp chuyên môn theo đúng thẩm quyền của mình.
"Trưởng khoa tự ý chọn thành viên tham gia vào Đề án; loại giảng viên ra khỏi Đề án khi giảng viên có ý kiến trái chiều và đưa chuyên viên chưa có trình độ thạc sỹ vào thay thế"
Theo kết luận Trưởng khoa với tư cách là chủ nhiệm đề tài có quyền chọn các thành viên tham gia nên phản ánh là không có cơ sở
Đối với nội dung phản ánh “loại giảng viên ra khỏi đề án khi giảng viên có ý kiến trái chiều...”: theo minh chứng thu thập được, việc đề xuất bổ sung, thay thế nhân sự tham gia đề án được Trưởng khoa thực hiện trước ngày giảng viên có ý kiến trái chiều tại buổi họp bình xét thi đua của khoa Hàn Quốc học vào ngày 5/8/2020.
Các vấn đề trong công tác triển khai đề án chương trình chất lượng cao tại khoa: Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, công tác triển khai đề án chương trình chất lượng cao còn hạn chế. Với vai trò là người đứng đầu, Trưởng khoa phải chịu trách nhiệm đối với những hạn chế này. Do đó, bà Nguyễn Thị Phương Mai cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề để có giải pháp khắc phục trong công tác đề án chương trình chất lượng cao.
Về các vấn đề trong quy trình mời giảng viên thỉnh giảng tại Khoa,trong quá trình đảm nhận công việc, Trưởng khoa Hàn Quốc học nhận thấy quy trình mời giảng viên thỉnh giảng của Khoa phức tạp và khó thực hiện nên đã tiến hành mời giảng viên thỉnh giảng theo quy trình rút gọn. Trưởng khoa có thẩm quyền thay đổi quy trình mời giảng viên thỉnh giảng phù hợp với quy định chung của nhà trường nhưng phải đảm bảo việc thay đổi này được thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, Trưởng khoa không thông báo chính thức bằng văn bản về việc thay đổi quy trình mời giảng viên thỉnh giảng. Do đó nội dung kiến nghị này có sơ sở…
Về ý kiến Trưởng khoa ấn định việc viết chương trình kiểm định và đảm bảo chất lượng cao AUN cho nhóm 5 thành viên mà trong số đó có 4 thành viên đã từng bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Khi trưởng nhóm nhiều lần ý kiến và đưa ra đề xuất để đảm bảo chất lượng thì Trưởng khoa không tiếp nhận mà vẫn đơn phương áp đặt nhóm 5 người phải viết toàn bộ chương trình.
ĐH Quốc gia TP.HCM kết luận, Trưởng khoa có thẩm quyền quyết định đối với công tác đảm bảo chất lượng của khoa và phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường. Do đó việc lựa chọn và phân công nhân sự viết các tiêu chuẩn AUN của Trưởng khoa là đúng quy định.
Trưởng khoa cũng không làm sai tuy nhiên ở góc độ công việc cần nhìn nhận và xem xét lại toàn bộ quá trình viết chương trình và đảm bảo chất lượng cao AUN, rút kinh nghiệm và có điều chỉnh phù hợp….
Lê Huyền
Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã xuất hiện rất nhiều giảng viên mới.
" alt=""/>Hàng loạt kiến nghị của 11 giảng viên Hàn quốc học nghỉ việc 'không có căn cứ'