Thời gian qua, cơ quan chức năng nhiều địa phương liên tục ra quân kiểm tra các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc y học cổ truyền, trong đó phát hiện nhiều vi phạm.
Tại Hà Nội, Ban chỉ đạo 389 của thành phố cho biết, các lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều DN, cơ sở sản xuất mỹ phẩm núp bóng đông y gia truyền không đăng ký chất lượng.
![]() |
Cơ quan chức năng tại Hà Nội thu giữ mỹ phẩm không có nguồn gốc |
Ngày 22/6, Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) và Chi Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội qua kiểm tra Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Tú (tên thường gọi Ngọc Tú Nature Beauty), tại huyện Thanh Trì đã phát hiện hơn 3.000 sản phẩm mỹ phẩm đông y dưỡng da, trị mụn, kem chống nắng, sữa rửa mặt... không giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm; không giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất hàng hoá.
Được biết hơn một năm qua DN này đã tổ chức sản xuất mỹ phẩm đông y sau đó tiêu thụ tại các cửa hàng spa tại Hà Nội và một số tỉnh, thành; đồng thời mở 246 đại lý bán hàng online trên mạng.
Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành số 2 TP Hà Nội về an toàn thực phẩm đã kiểm tra tầng 5 nhà 45, ngõ 9, Hoàng Cầu, quận Đống Đa đã phát hiện 7 loại mỹ phẩm rửa mặt, kem trị nám gắn mác đông y gia truyền Nguyệt Tâm Đường, Ngọc Sơn Đường chất lượng không bảo đảm... Chủ cơ sở khai nhận mua nguyên liệu qua mạng sau đó sang chiết vào các lọ, túi và đóng gói, dán tem rồi thông qua mạng xã hội để tiêu thụ.
![]() |
Mỹ phẩm giả được bày bán công khai tại các chợ |
Trong ngày 7/6, Chi cục QLTT Hà Nội phát hiện một kho tập kết cất giữ 20.000 sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu, sữa dưỡng thể... đông y gia truyền.
Tại TP.HCM, tổ công tác 334 (Bộ Công thương) phối hợp với Chi cục QLTT TP.HCM cũng đã ra quân tổng kiểm tra trên 70 cơ sở, điểm kinh doanh mỹ phẩm, TPCN, thuốc y học cổ truyền đã phát hiện và xử lý nhiều vi phạm.
Tại nhà thuốc Y học dân tộc tư nhân Vĩnh Xuân (313 Nguyễn Trãi, P.7, Q.5) chuyên bán các loại cao đơn hoàn tán ngoại nhập và nội địa, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều sản phẩm là TPCN do nước ngoài sản xuất, không có nhãn phụ tiếng Việt, không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc.
Khi đoàn kiểm tra nhiều cửa hàng tại chợ sỉ thuốc Tây ở Q.10, cũng đã thu giữ 14 thùng TPCN; chủ cửa hàng không xuất trình được giấy tờ của Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Minh Sang.
Sẽ siết chặt quản lý
Trước tình trạng bát nháo nói trên, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ký công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường giám sát, phát hiện dược phẩm, mỹ phẩm giả.
Trước đó, ngày 19/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Để thực hiện nghiêm túc, kịp thời Chỉ thị của Thủ tướng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ Dược, Phòng Quản lý hành nghề, Phòng Y tế quận huyện trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn về việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược, mỹ phẩm; chú trọng kiểm tra việc mua bán thuốc, mỹ phẩm có hóa đơn chứng từ hợp pháp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, thông tin sản phẩm (tên sản phẩm, dạng bào chế, số đăng ký, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, số lô, hạn dùng...).
Đồng thời, phối hợp với ban chỉ đạo 389 của địa phương và các cơ quan chức năng tiến hành điều tra truy tìm tận gốc các vụ sản xuất, buôn bán, mỹ phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép sản xuất, lưu hành.
Các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, theo quy định hiện hành, đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt đối với trường hợp sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm không phép.
Cục Quản lý Dược yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm chủ động rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý thuốc và mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc đảm bảo truy xuất nguồn gốc thuốc, kiểm soát hạn dùng của thuốc, kiểm soát giá thuốc, chất lượng thuốc...
Thiên Thư
" alt=""/>Bộ Y tế siết quản lý chất lượng dược phẩm, mỹ phẩmThời gian qua, cơ quan chức năng nhiều địa phương liên tục ra quân kiểm tra các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc y học cổ truyền, trong đó phát hiện nhiều vi phạm.
Tại Hà Nội, Ban chỉ đạo 389 của thành phố cho biết, các lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều DN, cơ sở sản xuất mỹ phẩm núp bóng đông y gia truyền không đăng ký chất lượng.
![]() |
Cơ quan chức năng tại Hà Nội thu giữ mỹ phẩm không có nguồn gốc |
Ngày 22/6, Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) và Chi Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội qua kiểm tra Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Tú (tên thường gọi Ngọc Tú Nature Beauty), tại huyện Thanh Trì đã phát hiện hơn 3.000 sản phẩm mỹ phẩm đông y dưỡng da, trị mụn, kem chống nắng, sữa rửa mặt... không giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm; không giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất hàng hoá.
Được biết hơn một năm qua DN này đã tổ chức sản xuất mỹ phẩm đông y sau đó tiêu thụ tại các cửa hàng spa tại Hà Nội và một số tỉnh, thành; đồng thời mở 246 đại lý bán hàng online trên mạng.
Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành số 2 TP Hà Nội về an toàn thực phẩm đã kiểm tra tầng 5 nhà 45, ngõ 9, Hoàng Cầu, quận Đống Đa đã phát hiện 7 loại mỹ phẩm rửa mặt, kem trị nám gắn mác đông y gia truyền Nguyệt Tâm Đường, Ngọc Sơn Đường chất lượng không bảo đảm... Chủ cơ sở khai nhận mua nguyên liệu qua mạng sau đó sang chiết vào các lọ, túi và đóng gói, dán tem rồi thông qua mạng xã hội để tiêu thụ.
![]() |
Mỹ phẩm giả được bày bán công khai tại các chợ |
Trong ngày 7/6, Chi cục QLTT Hà Nội phát hiện một kho tập kết cất giữ 20.000 sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu, sữa dưỡng thể... đông y gia truyền.
Tại TP.HCM, tổ công tác 334 (Bộ Công thương) phối hợp với Chi cục QLTT TP.HCM cũng đã ra quân tổng kiểm tra trên 70 cơ sở, điểm kinh doanh mỹ phẩm, TPCN, thuốc y học cổ truyền đã phát hiện và xử lý nhiều vi phạm.
Tại nhà thuốc Y học dân tộc tư nhân Vĩnh Xuân (313 Nguyễn Trãi, P.7, Q.5) chuyên bán các loại cao đơn hoàn tán ngoại nhập và nội địa, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều sản phẩm là TPCN do nước ngoài sản xuất, không có nhãn phụ tiếng Việt, không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc.
Khi đoàn kiểm tra nhiều cửa hàng tại chợ sỉ thuốc Tây ở Q.10, cũng đã thu giữ 14 thùng TPCN; chủ cửa hàng không xuất trình được giấy tờ của Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Minh Sang.
Sẽ siết chặt quản lý
Trước tình trạng bát nháo nói trên, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ký công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường giám sát, phát hiện dược phẩm, mỹ phẩm giả.
Trước đó, ngày 19/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Để thực hiện nghiêm túc, kịp thời Chỉ thị của Thủ tướng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ Dược, Phòng Quản lý hành nghề, Phòng Y tế quận huyện trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn về việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược, mỹ phẩm; chú trọng kiểm tra việc mua bán thuốc, mỹ phẩm có hóa đơn chứng từ hợp pháp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, thông tin sản phẩm (tên sản phẩm, dạng bào chế, số đăng ký, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, số lô, hạn dùng...).
Đồng thời, phối hợp với ban chỉ đạo 389 của địa phương và các cơ quan chức năng tiến hành điều tra truy tìm tận gốc các vụ sản xuất, buôn bán, mỹ phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép sản xuất, lưu hành.
Các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, theo quy định hiện hành, đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt đối với trường hợp sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm không phép.
Cục Quản lý Dược yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm chủ động rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý thuốc và mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc đảm bảo truy xuất nguồn gốc thuốc, kiểm soát hạn dùng của thuốc, kiểm soát giá thuốc, chất lượng thuốc...
Thiên Thư
" alt=""/>Bộ Y tế siết quản lý chất lượng dược phẩm, mỹ phẩmVị trí địa lý - Nguồn lực đặc biệt của tỉnh Vĩnh Phúc
Có thể nói rằng, vị trí địa lý là nguồn lực đặc biệt của Tỉnh Vĩnh Phúc. Sở hữu vị trí chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ 50km, cách sân bay Nội Bài chỉ 25km, Vĩnh Phúc còn là nơi tập trung của hàng loạt đầu mối giao thông huyết mạch bao gồm: Quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang), tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai (cầu nối vùng trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô), Quốc lộ 5 (thông với cảng biển Hải Phòng), đường 18 (thông với cảng nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh),...
Bên cạnh đó, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ về hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng cũng đã làm cho bộ mặt của tỉnh Vĩnh Phúc “thay da đổi thịt” với các công trình giao thông lớn hoàn thành và đưa vào sử dụng như: đường chính thành phố Vĩnh Yên, đường Đinh Tiên Hoàng, đường Nguyễn Tất Thành... Hạ tầng giao thông ngày càng được hoàn thiện và nâng cấp khiến cho việc kết nối với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng tại địa phương như: Vườn quốc gia Tam Đảo, khu du lịch sinh thái Flamigo Đại Lải resort, sân golf Heron Lake… trở nên dễ dàng, mang lại nhiều giá trị lớn về mọi mặt cho toàn tỉnh trong đó có BĐS.
![]() |
Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc |
Phát triển toàn diện ‘nâng bước’ thị trường BĐS Vĩnh Phúc
Trong những năm qua, Vĩnh Phúc không ngừng phát triển và trở thành một trong những tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng bậc nhất cả nước. Được xem như là thủ phủ của các dự án khu công nghiệp, khu công nghệ cao,trong những năm qua, Vĩnh Phúc luôn nằm trong top đầu các địa phương thu hút dòng vốn FDI, tiếp tục là địa điểm đầu tư hấp dẫn của các tập đoàn kinh tế lớn từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… Năm 2018, tỉnh đã thu hút thêm 18 triệu USD vốn đầu tư từ các dự án FDI, trong đó, toàn tỉnh có 278 dự án FDI và 690 dự án DDI còn hiệu lực (tính đến T3/2018).
Hàng loạt các KCN lớn trên địa bàn tỉnh có thể kể đến như: KCN Bình Xuyên, KCN Bá Thiện, KCN Khai Quang, Tam Dương, Phúc Yên, KCN Thăng Long...Định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ có 41 cụm công nghiệp, thu hút thêm khoảng 10.000 - 12.000 tỷ vốn đầu tư và tạo việc làm thường xuyên cho từ 28.000 - 30.000 lao động và các chuyên gia nước ngoài.
Bên cạnh việc tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu hút nguồn lao động trong và ngoài tỉnh còn gia tăng nhu cầu sở hữu nhà ở và mang đến tiềm năng đầu tư cho thuê sinh lời tốt cho các dự án đã, đang và sẽ hình thành tại đây. Đồng thời, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam, chính quyền tỉnh luôn dành sự ưu tiên trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh… càng tạo đà cho BĐS tại đây phát triển.
2018 - Năm của bất động sản Vĩnh Phúc
Chỉ từ đầu năm 2018, bất động sản Vĩnh Phúc đã “dậy sóng”, tăng trưởng nóng với các dự án nổi bật. Tại thành phố Vĩnh Yên, có thể kể đến dự án An Phú Residence đường Phan Chu Trinh, phường Khai Quang với mô hình nhà thấp tầng kết hợp với nhà cao tầng. Dự án nhanh chóng tạo nên sức hút lớn đối với người dân Vĩnh Phúc và giới đầu tư địa ốc do các sản phẩm bất động sản được đầu tư bài bản, chất lượng cao, quy hoạch đồng bộ, hiện đại,…mà ở tỉnh vẫn được xem là “hàng hiếm”.
![]() |
Trải nghiệm khác biệt tại VCI Mountain View
Cùng đó là sự xuất hiện của dự án VCI Mountain View tại Định Trung, Vĩnh Yên là khu nhà ở đô thị kết hợp các loại hình dịch vụ với quy mô dự án gồm 630 căn bao gồm nhà biệt thự, nhà ở thương mại, liền kề cùng các tòa chung cư. Dự án được đầu tư hệ thống 17 tiện tích độc đáo như công viên hồ điều hòa, trường mầm non, nhà văn hóa, các khu thương mại... thu hút nhiều khách hàng bởi định hướng mang đến cho cư dân những trải nghiệm khác biệt và hưởng thụ cuộc sống.
Tại Phúc Yên, TMS Grand City có quy mô 18,5 ha tại phường Hùng Vương cũng đã gây sốt thị trường với 812 lô đất nền với 3 loại hình sản phẩm gồm: Biệt thự, nhà phố thương mại và nhà liền kề, cam kết là khu đô thị kiểu mẫu mang đậm phong cách Nhật Bản với sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, tiện ích sống.
Cơn sốt tại thị trường Vĩnh Phúc nói chung và Vĩnh Yên nói riêng sẽ chưa dừng lại bởi những cái tên như: Fairy Town, Diamond Park... sẽ tiếp tục được ra mắt thị trường trong thời gian tới. Diễn biến sôi động tại thị trường bất động sản Vĩnh Phúc sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư không chỉ trong địa bàn tỉnh mà còn cả các khu vực lân cận bởi tiềm năng sinh lời hấp dẫn trong tương lai và những giá trị sống đích thực.
![]() |
Các dự án ngày càng chất lượng tại Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc |
Minh Tuấn
" alt=""/>Tại sao bất động sản Vĩnh Phúc ‘dậy sóng’ năm 2018?