
Kết quả | |
Vòng 1 | |
12/08/2023 02:00:00 | ![]() ![]() |
12/08/2023 18:30:00 | ![]() ![]() |
12/08/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
12/08/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
12/08/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
12/08/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
12/08/2023 23:30:00 | ![]() ![]() |
Lương hưu lao động nữ được điều chỉnh như thế nào?
Người lao động được thanh toán lương của ngày phép chưa nghỉ
Vợ trẻ ấm ức vì chồng cặp bồ vừa già vừa xấu
Mẹ tôi trình báo vụ việc lên chính quyền mong tìm cách giải quyết vì số tiền đó là toàn bộ tiền tiết kiệm cả đời của mẹ. Vậy nếu mẹ tôi kiện anh ra tòa thì kiện vì tội gì? Theo tôi biết thì vợ chồng người anh họ đó không có tài sản, vậy cha mẹ hai bên có nghĩa vụ phải trả nợ cho con họ không?
![]() |
Ảnh minh họa |
Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật hình sự năm 2017 về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì anh họ của bạn có được tài sản một cách hợp pháp thông qua giấy nhận nợ với mẹ bạn nhưng do không có khả năng trả nợ nên đã bỏ trốn khỏi địa phương. Hành vi của anh họ bạn có dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 của điều luật trên. Trong trường hợp này, mẹ của bạn có thể làm đơn tố cáo anh họ tới cơ quan công an nơi anh họ có địa chỉ cư trú.
Còn về phần dân sự thì anh của bạn đã là người thành niên ( đã lập gia đình) nên phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật do hành vi của mình gây ra, không thể có ai khác phải chịu bồi thường thay cho mình được khi mình không còn khả năng trả nợ.
Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 về Bảo lãnh thì:
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Theo đó, nếu cha mẹ 2 bên của vợ chồng anh họ bạn là người bảo lãnh trả nợ cho anh họ trong trường hợp anh họ không trả được nợ cho mẹ bạn. Khi đó cha mẹ 2 bên anh họ mới phải trả nợ cho mẹ bạn thay cho anh họ.
Ngoài ra, cha mẹ 2 bên của anh họ cũng có thể trả nợ cho mẹ bạn khi mà họ tự nguyện đứng ra trả số nợ đó cho mẹ bạn .
Tư vấn bởi Luật sư Trần Hồng Phương, Gò Vấp, Tp.HCM – Thuộc Cộng đồng Luật sư IURA.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Trước đây khi chưa lấy vợ tôi đã có nhà riêng. Sau này kết hôn rồi, vợ chồng có thế chấp ngôi nhà của tôi vay vốn ngân hàng 500 triệu để làm ăn.
" alt=""/>Cha mẹ có nghĩa vụ trả nợ cho con?Tại trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia (Royal School), trong tuần học đầu tiên, các “phòng học” trực tuyến của học sinh tiểu học lúc nào cũng tràn ngập niềm vui. Các em hăng say, tích cực phát biểu cũng như tương tác tích cực với thầy cô và bạn bè. Dường như những ngại ngùng ban đầu đã tan biến và các em đã nhanh chóng làm quen với những “nội quy” khi học online.
Nhiều phụ huynh khi hỗ trợ con em trong giờ học cũng bất ngờ khi chứng kiến các “màn thao tác” thành thạo trên phần mềm, ứng dụng trực tuyến như: bật tắt mic đúng yêu cầu; luôn bật camera, giơ tay trước khi phát biểu, tham gia vào nhóm thảo luận…Cứ ngỡ các “tân binh” lớp 1 sẽ gặp nhiều lúng túng, nhưng trái lại, các em thực hành chuyên nghiệp không kém gì các anh chị khối trên.
![]() |
Học sinh Royal School đã làm quen với hình như học online |
Cô Nguyễn Thị Lài - Giáo viên lớp 1 tại Royal School, cơ sở Phú Lâm (quận Bình Tân) cho hay, khi nhận được thông báo của trường về việc dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1, cô và đồng nghiệp không cảm thấy bất ngờ, bởi theo cô, đây là giải pháp hữu ích trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay.
Trong từng tiết học, cô Lài luôn cố gắng thiết kế bài giảng thành một câu chuyện liền mạch, sử dụng các nhân vật đáng yêu để kích thích sự hứng thú, giúp các em tập trung để khám phá xem các nhân vật sẽ như thế nào. Ngoài ra, cô cũng sử dụng nhiều video nhạc, những bài tập khởi động, các trò chơi để giúp bé được vận động, tránh việc chỉ ngồi học một cách thụ động.
“Đặc biệt, dù bé đã làm tốt hay chưa thì các cô hãy cố gắng dành cho bé những lời khen, những lời động viên. Bởi điều này sẽ truyền cảm xúc tích cực giúp các con cảm thấy được ghi nhận. Từ đó, bé sẽ thêm vui vẻ, tự tin vào chính mình và thoải mái hơn dù học online”, cô Lài nói.
![]() |
Không khí của một giờ học online với giáo viên nước ngoài tại Royal School |
Thiết kế giờ học linh hoạt, trao đổi thường xuyên với phụ huynh
Bên cạnh những phương pháp giảng dạy tích cực, việc xây dựng, sắp xếp thời khóa biểu, đảm bảo tỷ lệ các môn được phân bổ hợp lý cũng là điều được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nhiều phụ huynh tán đồng với việc tăng thời lượng thư giãn mắt, cũng như đúng nguyên tắc tiếp nhận thông tin của não bộ, không học dồn của Royal School.
Cụ thể, vào buổi sáng, học sinh tiểu học tại Royal School sẽ vào lớp từ 8h và kết thúc lúc 10h30, buổi chiều bắt đầu từ 14h và kết thúc lúc 16h30. Mỗi tiết học sẽ kéo dài 30 phút và sau 2 tiết học, các con lại được nghỉ giải lao thêm 30 phút nữa.
![]() |
Trước đó, Royal School đã tiến hành phát sách giáo khoa để các em học sinh bắt đầu năm học thật trọn vẹn |
Theo đại diện Royal School, thấu hiểu việc học từ xa trong mùa dịch này sẽ hiệu quả hơn khi có sự liên kết, phối hợp giữa gia đình và trường học, trương luôn duy trì sự tương tác với phụ huynh thông qua nhiều hình thức khác nhau, từ gọi điện, nhắn tin cho đến ứng dụng online. Nhờ vậy, các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về cách thức tổ chức chương trình, các phương pháp giảng dạy cũng như các thao tác cần nắm bắt để có thể hỗ trợ và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
Những thông tin phản hồi được cập nhật liên tục và nhanh chóng cũng giúp các thầy cô dễ dàng nắm bắt ý kiến đóng góp và chia sẻ của phụ huynh; từ đó, cùng nhau đưa ra những hướng đi hữu hiệu để giúp con ngồi vào bàn học và tham gia học tập một cách tốt nhất.
![]() |
![]() |
Sự nhiệt tình, tận tụy của giáo viên, cùng sự hỗ trợ của phụ huynh sẽ giúp cho các em học tập hiệu quả hơn |
Có thể nói, với học sinh tiểu học, đặc biệt là các em lớp 1 vốn lạ lẫm về hình thức học online, sẽ có nhiều sự xáo trộn và thách thức. Hình thức dạy và học online không còn là một giải pháp tình thế nữa mà mà là một lựa chọn tối ưu trong lúc dịch bệnh căng thẳng và phức tạp như hiện nay, đồng thời cũng là giải pháp để “sống chung” với dịch bệnh.
Ngọc Minh
" alt=""/>'Dự giờ' buổi học online đặc biệt của học sinh tiểu học trường quốc tế