Mùa hè đã tới với hàng loạt game online hay sắp ra mắt tại Việt Nam và cùng với là đó là rất nhiều game offline sắp xuất hiện, để đảm bảo cho quá trình cày game không gặp phải bất kỳ tình huống bực bội khó chịu nào cắt ngang trong quá trình phiêu lưu trong thế giới ảo, dân cày chúng ta cần phải chú ý những hệ quả tai hại khi cày game quá độ trong mùa hè này đang chực chờ đe dọa game thủ Việt.
Với thời tiết nóng đến ngột ngạt như thế này, chắc hẳn chẳng có game thủ nào muốn ra đường để "tận hưởng" cái nóng hầm hập từ trên dội xuống và từ... dưới nền đường nhựa phả lên. Một số người cho biết, vào thời điểm nóng nhất của ngày, tức là khoảng từ 11h trưa đến 2h chiều, nhiệt độ mặt đường đo được có thể lên tới 45 độ C.
Chính vì thế, lựa chọn tuyệt vời nhất cho bất kỳ game thủ nào chính là ngồi ở nhà, nơi quạt gió, điều hòa luôn luôn thường trực để chơi game hay làm bất cứ thứ gì họ thích, miễn là không phải ra đường. Tuy nhiên, việc ngồi trong nhà có thể bảo vệ game thủ khỏi thời tiết oi bức, thế nhưng việc mất nước, ảnh hưởng tới sức khỏe thì chưa hẳn.
Đối với những người sử dụng quạt gió, nhiều khi hơi nóng từ bên ngoài tràn vào nhà khiến cho quạt gió nhiều khi cũng trở thành "bất lực". Bỏ qua cảm giác này, nhiều game thủ sẽ phải hứng chịu tình trạng mất nước tương đối nguy hiểm. Chưa kể, những trận đấu trong game thường diễn ra trong nhiều giờ đồng hồ, vì thế nếu không có những giải pháp như uống nước đầy đủ, thì về lâu về dài sức khỏe của game thủ rất dễ bị ảnh hưởng.
Nắm bắt được xu thế này, các ông bà chủ quán game từ lớn tới nhỏ tại Việt Nam đều đã chạy theo xu hướng chung, đầu tư cho quán cũng như những phòng chơi những cỗ máy điều hòa nhiệt độ dân dụng với công suất dao động từ 12.000 đến 18.000 BTU để giải tỏa cái nóng đầy oi bức của cộng đồng game thủ.
Những con người tuy có thể chịu “sống chung với lũ”, chơi game cùng hack cheat và những event hút máu của một số nhà phát hành, nhưng lại hiếm khi có thể chịu đựng vài ba tiếng đồng hồ ngồi giữa một căn phòng ngột ngạt toàn những con người với mùi mồ hôi “nồng nàn”, ấy là chưa kể mùi thuốc lá nếu có.
Dĩ nhiên ngồi chơi game trong phòng điều hòa chính là lựa chọn có lợi cho sức khỏe nhất giữa những ngày nắng nóng khủng khiếp. Thế nhưng kỳ thực, chơi game quá lâu trong phòng điều hòa luôn có những hậu quả không thể ngờ xảy tới cho sức khỏe của game thủ Việt.
Không ít game thủ đã lựa chọn những quán game trang bị điều hòa nhiệt độ, với khả năng giải nhiệt nhanh, hiệu quả và thoải mái để thưởng thức game. Tuy nhiên có vẻ như một số nơi đã chiều lòng game thủ một cách quá đà, vừa bật điều hòa nhưng lại cho game thủ... hút thuốc, tạo ra một môi trường kín mít và khó chịu đối với không ít game thủ Việt.
Trong khi đó, một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng sức khỏe giảm sút của các dân cày game online chính là do họ không chú ý đến việc vấn đề ăn uống. Cần phải biết rằng, cả 3 bữa ăn chính sáng, trưa và tối đều có tác động rất lớn với sức khỏe nhưng với tình trạng giờ giấc khác người của phần đông gamer, giờ giấc của các bữa ăn này thất thường đến chóng mặt và nhiều khi chúng còn bị gộp lại với nhau theo kiểu ăn trưa bù luôn cho ăn sáng hay chơi xuyên ngày không ăn để đến tối ăn cả thể.
Hơn thế nữa, theo nhiều nghiên cứu khoa học thì nếu ăn không đúng bữa (quá trễ), khi ăn, chúng ta sẽ không còn cảm thấy ngon miệng như bình thường và tất nhiên, sức ăn bị giảm sẽ dẫn tới việc cơ thể không được nạp đủ dinh dưỡng cần thiết.
Thậm chí kiểu ăn uống vô tội vạ này còn dẫn tới bệnh đau dạ dày rất nguy hiểm. Ngoài ra, khi tập trung vào chơi game online trên máy tính, não thường phải hoạt động hơn mức bình thường nên do đó, nếu không được thường xuyên tẩm bổ, bạn sẽ rất nhanh cảm thấy mỏi mệt, hoa mắt nhức đầu. Thậm chí, nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, cơ thể của bạn có thể bị suy nhược dẫn tới sức khỏe yếu dần đi.
Cái gì quá nhiều cũng đều không tốt. Đã là game thủ được nghỉ hè, thì khoảng thời gian nào cũng có thể trở thành khoảng thời gian tốt để chơi game. Tuy nhiên nếu có thể, bạn nên tránh ngồi vào máy tính trong những lúc thời tiết khó chịu và ngột ngạt nhất. Thay vào đó, việc nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý là một giải pháp then chốt để giữ gìn sức khỏe trong mùa hè.
Thêm vào đó, nghỉ hè là khoảng thời gian tuyệt vời để game thủ có thể tham gia một vài hoạt động thể dục thể thao (dĩ nhiên là vào những lúc tiết trời dịu mát). Vào lúc 4 rưỡi 5 giờ chiều, vô số hoạt động như đi bơi, bóng đá, cầu lông,... là những lựa chọn chuẩn mực để tăng cường thể lực cũng như sức khỏe, đặc biệt là với những game thủ trẻ tuổi.
Theo GameK
" alt=""/>Mùa hè đã đến: Cơn ác mộng thường niên của game thủ nước ta đã quay trở lạiTại buổi triển lãm quốc tế New York International Autoshow, hãng xe Đức Porsche và Microsoft đã chính thức ký cam kết hợp tác trong vòng 6 năm nhằm ra mắt các trò chơi đua xe và các cuộc thi thể thao điện tử.
Trong tương lai, các mẫu xe thể thao của Porsche sẽ thống trị các series game đua xe có tên gọi Forza Motorsport và Forza Horizon. Yếu tố cốt lõi trong dự án hợp tác này là nhằm phát triển lĩnh vực "eSports", cuộc thi mà các game thủ đóng vai trò như một phần trong thế giới ảo.
Series đua xe eSport đình đám với cộng đồng đua xe trực tuyến lớn nhất thế giới mang tên Forza Racing Championship (ForzaRC) sẽ là khởi điểm dự án này. Dựa trên trò chơi đua xe Xbox hiện tại "Forza Motorsport 6", bao gồm hơn 20 chiếc Porsche từ năm 2016, phiên bản ForzaRC năm 2017 sẽ có thêm giải vô địch xe đua thể thao cho tất cả người hâm mộ của Porsche.
Việt Nam hiện đang có hơn 35 triệu người sử dụng mạng xã hội (mạng XH), chiếm 37% dân số, với thời lượng trung bình khoảng 2 giờ 18 phút mỗi ngày. Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống xã hội hiện đại, mạng XH cũng tạo ra những bất cập cho cá nhân người dùng và doanh nghiệp. Theo GS.TS. Phạm Quang Minh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS), Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, mạng XH đã bị lợi dụng trở thành công cụ miễn phí và vô hình mà bất cứ ai cũng có thể dùng để tấn công hay trục lợi từ những phát ngôn truyền bá bạo lực và thù hận (hate speech) đối với cá nhân và tổ chức. Tình trạng này đang ngày càng nghiêm trọng và đang tạo nên thách thức lớn tại Việt Nam.
![]() |
Ông Lê Quang Tự Do phát biểu tại hội thảo. |
Kết quả khảo sát của VPIS ghi nhận, 78% người được hỏi tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội. Trong đó, 61,7% người sử dụng mạng XH từng chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của những phát ngôn nói xấu, phỉ báng, bôi nhọ danh dự. Tỉ lệ này ở những nội dung vu khống, bịa đặt thông tin là 46,6%.
Nâng cao ý thức của người Việt khi sử dụng mạng XH
Phát biểu tại hội thảo Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững, do VPIS, Trường ĐHKHXH&NV và Cục PTTH&TTĐT phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 12/4, ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục PTTH&TTĐT nhấn mạnh: "Thực ra, môi trường mạng XH bị vẩn đục chủ yếu là vì yếu tố dân sự, vì các hành vi giao tiếp, ứng xử chưa văn hóa trong môi trường mạng, cách sử dụng mạng XH chưa văn minh hoặc lợi dụng các diễn đàn công khai này để đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn nhau. Vì vậy, việc lập lại trật tự, chấn chỉnh và tái lành mạnh hóa môi trường mạng XH có mục đích cao nhất là phục vụ người sử dụng".
Theo ông Lê Quang Tự Do, người Việt Nam nổi tiếng yêu nước, nhưng khi tham gia mạng XH, một số người đã vô tình làm hình ảnh đất nước xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Ông lấy ví dụ về một bài hát của ca sĩ Sơn Tùng M-TP trên YouTube, trong khi khán giả nước ngoài bình luận rất văn minh, nhiều bạn trẻ Việt đã có những tranh luận thiếu lịch sự, thiếu văn hóa. Điều này có nguy cơ khiến bạn bè thế giới đánh giá tiêu cực về người VN.
Vì vậy, vị đại diện Cục PTTH&TTĐT đặt ra vấn đề phải làm sao nâng cao nhận thức của người sử dụng mạng XH ở VN, khơi dậy lòng yêu nước của người Việt gắn với thái độ giữ gìn hình ảnh của đất nước, dân tộc mình trên môi trường mạng.
Siết chặt quản lý mạng XH ở VN
Ông Lê Quang Tự Do cho biết, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ TT&TT đã ban hành các văn bản quy định, điều chỉnh và giám sát chặt các hoạt động cung cấp thông tin trên mạng XH ở VN. Trong đó, Thông tư 09/2014/TT-BTTT ngày 19/8 có nội dung quản lý hoạt động của các trang mạng XH trong nước. Các trang mạng XH ở nước ngoài khi vào VN sẽ phải tuân thủ Thông tư 382016/TT-BTTT ngày 26/12/2016 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng xuyên biên giới. Cả hai thông tư này đều dựa trên một căn cứ chung là Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo. |
Đối với các trang mạng XH trong nước, Bộ đã có quy định quản lý rõ và rất nghiêm, yêu cầu các chủ dịch vụ phải đáp ứng được một loạt điều kiện mới được cấp phép. Một điều kiện quan trọng trong số đó là yêu cầu các doanh nghiệp, chủ cung cấp mạng XH trong nước phải thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng. Bên cạnh đó, họ cũng phải đảm bảo các trách nhiệm theo quy định, đặc biệt là phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước gỡ bỏ, ngăn chặn thông tin sai phạm kịp thời, trong vòng tối đa 3 tiếng đồng kể từ khi phát hiện sai phạm. Với các quy định như vậy, trong thời gian qua, Cục PTTH&TTĐT ghi nhận, hoạt động của các trang mạng XH trong nước tương đối tốt, nhìn chung tuân thủ các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc quản lý các trang mạng XH nước ngoài cung cấp vào VN còn nhiều thách thức vì các quy định đối với những mạng XH này ở nước ngoài chưa đáp ứng được các đòi hỏi của VN. Thông tư 38 được Bộ TT&TT ban hành cuối năm 2016 do đó nhằm buộc các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cung cấp mạng XH vào VN thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật VN, đồng thời phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước của VN ngăn chặn, gỡ bỏ những thông tin bị nhà chức trách xác định là vi phạm pháp luật VN như tuyên truyền chống phá nhà nước VN; tuyên truyền, kích động bạo lực, thù hằn sắc tộc, tôn giáo, chia rẽ dân tộc; kích động khủng bố; xúc phạm nói xấu lẫn nhau; tung tin giả, thông tin bịa đặt, nói sai sự thật, ... theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Nếu các trang mạng XH không chịu phối hợp với cơ quan quản lý VN trong việc thực hiện các quy định của pháp luật VN, nhà nước VN có quyền sử dụng các biện pháp, kể cả biện pháp kỹ thuật để gỡ bỏ những nội dung vi phạm này.
Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho mạng XH Việt Nam
Do các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, thay đổi hình thức vi phạm liên tục, khó phát hiện; số lượng blog cá nhân của người sử dụng VN nhiều, khó thống kê, đánh giá; nhiều đơn vị vi phạm thiết lập mạng XH có hệ thống ở nước ngoài, sử dụng tên miền quốc tế để cung cấp xuyên biên giới vào VN, gây trở ngại, phức tạo cho việc xử lý trong bối cảnh lực lượng quản lý nhà nước cùng trang thiết bị, biện pháp kỹ thuật ngăn chặn còn nhiều hạn chế, ... Bộ trưởng Bộ TT&TT đã kêu gọi cộng đồng mạng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng XH và toàn xã hội chia sẻ trách nhiệm với các cơ quan nhà nước, cùng chung tay xây dựng một bộ quy tắc ứng xử để xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh.
Ông Lê Quang Tự Do đề xuất xây dựng "Bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội Việt Nam" dựa trên Bộ quy tắc ứng xử của Liên minh châu Âu đã ký với 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng XH lớn trên thế giới là Facebook, YouTube, Twitter và Microsoft. Mục tiêu là xây dựng bộ quy tắc ứng xử được các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài vào VN chấp nhận trong khi người VN cũng cảm thấy phù hợp, tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội.
Cùng quan điểm với đại diện Cục PTTH&TTĐT, tại hội thảo, nghiên cứu sinh tiến sĩ Lê Thị Thiên Hương từ ĐH Poitiers, Pháp chia sẻ một số giải pháp cho vấn nạn phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội tại Pháp. Theo bà Thiên Hương, giải pháp đầu tiên chính là đặt ra khuôn khổ luật pháp rõ ràng, cụ thể và nghiêm khắc cho phát ngôn trên mạng xã hội, không thể để mạng xã hội trở thành "vùng vô luật". Ví dụ tại Pháp, một nghị sĩ từng bị xử phạt 3.000 Euro vì cho bạn đăng phát ngôn thù ghét trên trang cá nhân của mình; một số người khác từng bị xử phạt khi có phát ngôn ủng hộ khủng bố hay kỳ thị sắc tộc trên mạng XH. Giải pháp khác, ở quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, đó chính là việc Ủy ban Châu Âu đã đưa ra một Bộ quy tắc ứng xử vào năm 2016, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội đưa ra hàng loạt cam kết chống lại phát ngôn thù hận trên mạng tại châu Âu.
"Rõ ràng là ngoài các quy định pháp lí cụ thể và nghiêm khắc, các biện pháp nhằm vào việc xử lí nhanh chóng thông báo vi phạm, xóa nội dung vi phạm là điều cần thiết, bà Thiên Hương nhấn mạnh. Song, bà Thiên Hương cũng cho rằng việc cấm phát ngôn thù hận trên mạng không phải là giải pháp đủ. Giáo dục chính là một trong những giải pháp bổ sung, và không kém phần quan trọng.
Chia sẻ quan điểm này, giáo sư Mans Svensson thuộc Viện Nghiên cứu Internet, Đại học Lund, Thụy Điển nói, bộ quy tắc ứng xử trên mạng XH nên đưa ra chuẩn mực để nhiều người ủng hộ hơn thay vì sử dụng quá nhiều chế tài xử phạt.
Tuấn Anh
" alt=""/>DN, người dùng cần chung tay lành mạnh hóa môi trường mạng XH