"Wi-Fi Calling" (tính năng gọi điện qua Wi-Fi) sẽ giúp những chiếc smartphone thực hiện và nhận cuộc gọi, gửi/nhận tin nhắn SMS qua kết nối Wi-Fi thay vì thông qua mạng di động. Chiếc điện thoại của bạn sẽ trở lại sử sóng di động ngay sau khi thiết bị rời khỏi khu vực phủ sóng Wi-Fi.
Những chiếc điện thoại Android đã hỗ trợ tính năng "Wi-Fi Calling" trước iPhone của Apple trong một thời gian khá lâu nhưng thường tính năng này chỉ hiển thị trên các thiết bị chạy các bản Android tubiến của một số nhà sản xuất. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng các phần mềm như Google Hangouts, Google Voice và Skype để thực hiện việc gọi điện qua sóng Wi-Fi.
Vậy làm cách nào để kích hoạt tính năng "Wi-Fi Calling" trên những chiếc điện thoại Android?
Một bài viết trên Howtogeek sẽ giúp bạn thực hiện điều này.
Tính năng này hầu như đều có trong các phiên bản Android mới nhất. Để kích hoạt "Wi-Fi Calling", bạn vào phần Settings (cài đặt) sau đó chọn "More" hoặc "More Settings" trong mục Wireless & network.
Tiếp theo, bạn sẽ thấy tùy chọn "Wi-Fi Calling", hãy kích hoạt tính năng này. Bạn cũng có lập lại các bước trên để tắt tính năng này khi cần thiết. Tuỳ chọn này hiện vẫn chưa có trên tất cả các thiết bị Android. Một số mẫu Android được các nhà sản xuất đưa tùy chọn "Wi-Fi Calling" vào trong menu tuỳ chọn giúp cho người dùng dễ dàng kích hoạt tính năng này hơn.
Sử dụng các ứng dụng gọi điện Wi-Fi
Nếu thiết bị của bạn không hiển thị lựa chọn "Wi-Fi Calling", bạn có thể chọn giải pháp sử dụng các ứng dụng để thay thế.
Ứng dụng Hangouts Dialer của Google sẽ cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi thông qua kết nối Wi-Fi. Hầu hết các cuộc gọi đến Mỹ và Canada là miễn phí thông qua Hangouts Dialer. Nếu không có tài khoản Google Voice, người nhận sẽ thấy một số điện thoại ngẫu nhiên trên màn hình thiết bị của họ.
Nếu đang ở Mỹ, bạn có thể đăng ký tài khoản Google Voice. Sau đó, bạn sẽ được cung cấp một số điện thoại riêng và bạn có thể bắt đầu gọi điện và gửi tin nhắn qua số điện thoại cố định này.
Người dùng cũng có thể lựa chọn ứng dụng Skype của Microsoft với tính năng tương tự nhưng người dùng phải chi phí một số tiền nhất định. Tất nhiên, bạn vẫn còn nhiều giải pháp khác như Google Hangouts, WhatsApp, Facebook Messenger... để thực hiện các cuộc gọi âm thanh, gọi video và nhắn tin miễn phí thông qua kết nối Wi-Fi mà không phải tốn tiền thuê bao với nhà mạng.
" alt=""/>Cách gọi điện ít tốn tiền bằng WiTrong một công bố mới đây, Oppo vừa giới thiệu phiên bản beta của dự án Project Spectrum, một bản firmware dựa trên hệ điều hành Android Lollipop gốc của Google và chỉ được thêm một số ít phần mềm của Oppo gồm ứng dụng camera, các công cụ biên tập âm thanh. Oppo cũng sẽ bổ sung thêm cả các tính năng điều khiển điện thoại bằng động tác cơ thể (gesture) - như các động tác tay. Người dùng hiện đã có thể cài firmware này lên các máy Find 7 và Find 7a, còn các smartphone khác sẽ nhận được firmware trong tương lai không xa. Oppo hứa hẹn sẽ nâng cấp cho Project Spectrum lên phiên bản Android Marshmallow.
![]() |
Từ trước tới nay, các smartphone của Oppo được cài sẵn giao diện ColorOS - giao diện Oppo tùy biến từ Android. Người dùng nếu không thích và muốn được trải nghiệm Android gốc của Google sẽ phải tự "mày mò" cài đặt thủ công, và đây là việc không dành cho những người dùng thông thường vốn có tính kiên nhẫn không cao. Với việc ra mắt Project Spectrum, Oppo muốn mở rộng thị trường ra các quốc gia ngoài Trung Quốc, đặc biệt là thị trường phương Tây - nơi người dùng có xu hướng thích Android gốc hơn là một giao diện bị tùy biến quá nhiều.
" alt=""/>Smartphone của Oppo sẽ chạy Android 'gần như nguyên bản'Phát biểu tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 4/8/2016, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên của VNPT đã đưa ra đề xuất với người đứng đầu Chính phủ cho phép VNPT được sở hữu 20% vốn điều lệ của Tổng công ty MobiFone. Ông Trần Mạnh Hùng còn đề xuất với Chính phủ cho phép VNPT được sử dụng một phần số tiền thu được từ việc bán cổ phần của Tổng công ty MobiFone khi Bộ TT&TT cổ phần hóa Tổng công ty MobiFone nhằm hỗ trợ về nguồn vốn cho VNPT cho các hoạt động của hệ thống VINASAT, đồng thời bổ sung vốn điều lệ của VNPT khi thực hiện việc điều chuyển các đơn vị (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, MobiFone, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bưu điện Trung ương, 2 Trường trung học BCVT&CNTT) về các bộ, ngành và các UBND tỉnh, thành phố mà chưa thực hiện cơ chế bù đắp
Đây không phải là lần đầu tiên VNPT đưa ra kiến nghị này. Tại buổi làm việc mới đây với Bộ TT&TT, VNPT đã đưa ra đề xuất tương tự.
Trước đề xuất của VNPT, ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng trước mắt phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa MobiFone. Sau khi tiến hành cổ phần hóa xong, sẽ tính toán lại cấp lại cho VNPT bao nhiêu để bù đắp cho việc điều chuyển các đơn vị như: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, MobiFone, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bưu điện Trung ương, 2 Trường trung học BCVT&CNTT về các bộ, ngành và các UBND tỉnh, thành phố.
Phát biểu chỉ đạo liên quan đến đề xuất của VNPT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ sẽ thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa MobiFone. Thủ tướng giao cho Bộ TT&TT nghiên cứu về đề xuất của VNPT và trình Chính phủ.
" alt=""/>Chủ tịch VNPT: 'Chúng tôi đề xuất với Chính phủ được sở hữu 20% vốn điều lệ của MobiFone'