Người phụ nữ đã buộc phải trả lại chiếc iPad sau khi camera an ninh và nhân viên 1 cửa hàng ở Anh phát hiện hành động trộm cắp của cô.

Người phụ nữ đã buộc phải trả lại chiếc iPad sau khi camera an ninh và nhân viên 1 cửa hàng ở Anh phát hiện hành động trộm cắp của cô.
Muốn trả lời câu hỏi trên, trước hết phải hiểu được những khái niệm về con số thống kê. Không có ai giống ai cả, không có bé nào giống bé nào, và cũng không có sự tăng trưởng nào giống sự tăng trưởng nào. Các bạn cũng đã thấy người lớn cũng có người cao người thấp, người đẫy đà hay người gầy. Tất cả những người đó đều làm việc và sống bình thường. Trẻ em cũng vậy, có bé cao bé thấp, có bé to bé nhỏ, và quan trọng là tất cả các bé đó đều hoạt động và phát triển bình thường.
Để đánh giá chỉ số cân nặng hay chiều cao bình thường ở 1 độ tuổi nào đó, người ta chọn ngẫu nhiên nhiều đối tượng khỏe mạnh ở độ tuổi đó và tính toán con số trung bình (ví dụ đo chiều cao 1000 bé và chia tổng chiều cao đo được cho 1000, sẽ được con số trung bình). Do đó, đương nhiên con số trung bình đó sẽ nằm ở khoảng giữa, và đương nhiên là có những bé sẽ có cân nặng hay chiều cao lớn hơn hay nhỏ hơn con số trung bình đó. Những bé có cân nặng hay chiều cao thấp hơn con số trung bình đó vẫn hoàn toàn là những bé bình thường và khỏe mạnh. Từ con số trung bình đó, người ta cộng trừ 2 độ lệch chuẩn (+/- 2 SD) sẽ được 1 khoảng bao gồm 95% dân số ở tuổi đó. Nếu như cân nặng hay chiều cao nằm trong khoảng 95% dân số lứa tuổi đó thì có thể xem là “bình thường”.
Tuy nhiên, con số trung bình và khoảng bình thường đó còn tùy thuộc vào mẫu dân số được đo, nên cũng có những “con số trung bình” hay “khoảng bình thường” khác nhau dựa trên mẫu dân số khác nhau. Những những con số trung bình hay khoảng bình thường đó không khác nhau nhiều lắm. Đến đây, tôi đưa ra thêm khái niệm bách phân vị (percentile). Bách phân vị là con số cho thấy con bạn nặng hơn hay cao hơn bao nhiêu bé khác trong 100 bé cùng lứa tuổi và giới tính.
Giả sử trên biểu đồ cân nặng, con bạn có cân nặng ở vào bách phân vị thứ 20 thì điều đó có nghĩa là con bạn có cân nặng lớn hơn 20% những bé khác cũng tuổi (nặng hơn 20 bé và nhẹ hơn 80 bé trong 100 bé cùng lứa tuổi). Một bé có cân nặng hay chiều cao ở bách phân vị thứ 5 thì cũng hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh như một bé có cân nặng hay chiều cao ở bách phân vị thứ 80. Những khác biệt về cân nặng và chiều cao đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền (gene), chủng tộc, môi trường, v.v...
Điều quan trọng nhất là con bạn có tăng trưởng theo tốc độ được dự đoán hay không. Muốn biết được tốc độ tăng trưởng thì phải theo dõi 1 quá trình. Giả sử con bạn có cân nặng ở bách phân vị thứ 10, và trong những lần đi khám định kỳ, bé vẫn tăng trưởng ở kênh bách phân vị thứ 10 đó (có thể xê dịch qua lại 1 chút, tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng của từng thời kỳ, nhưng nói chung vẫn đi lên theo hướng của kênh đó). Điều đó có nghĩa là con bạn vẫn tăng trưởng hoàn toàn bình thường.
Mặt khác, nếu 1 bé có cân nặng ở mức bách phân vị thứ 60, nhưng qua quá trình theo dõi, cân nặng của bé liên tục chuyển qua kênh khác, qua mức bách phân vị 50, rồi 40, rồi 30 v.v..., thì bé này có thể có vấn đề về tăng cân. Tuy nhiên, vì cân nặng tăng sụt rất nhanh nên nó là một chỉ số phản ánh dinh dưỡng không được trung thực lắm (cũng có khi nó “nói dối”). Sự tăng trưởng về chiều cao phản ánh dinh dưỡng trung thực hơn. Nếu qua quá trình theo dõi, bé vẫn tăng trưởng chiều cao theo kênh của bé và bé vẫn phát triển trí não và vui chơi lanh lợi bình thường thì có nghĩa là bé vẫn tăng trưởng bình thường.
Do đó, không thể phán quyết rằng “ở 1 tuổi thì bé phải nặng 9,5kg, hiện giờ bé chỉ nặng có 8,5kg, vị chi bé thiếu 1kg, do đó bé phải uống x ml sữa mỗi ngày, ăn …. và …..”. Con số 9,5 kg đó chỉ là con số trung bình, chứ không phải con số tối thiểu phải đạt được. Điều quan trọng là cân nặng của bé nằm ở bách phân vị thứ bao nhiêu và có tăng lên đều đều theo kênh bách phân vị đó hay không.
(Theo Khám phá)
" alt=""/>'Chuẩn' đánh giá sự tăng trưởng của trẻ8h sáng, trên ruộng bậc thang của người dân thôn Nà Mạ, xã Đồng Tâm đã rộn rã tiếng cười nói của người dân đi gặt lúa.
Bà con ở đây vẫn dùng phương pháp gặt lúa bằng tay chứ không dùng máy như nhiều địa phương khác. Để đẩy nhanh tiến độ, bà con đổi công cho nhau, tập trung lại 1 ruộng rồi thu hoạch, xong ruộng nhà này sẽ sang ruộng của nhà khác.
Trên cánh đồng, phụ nữ dẻo tay thì cầm liềm gặt, đàn ông sức vóc thì gánh gồng bó lúa. Bài hát bằng tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số Sán Chỉ vang vọng cả một khu.
Cũng vì nét đẹp bình dị này mà trong khoảng thời gian thu hoạt lúa của người dân, nơi đây đón nhiều lượt khách du lịch tới để trải nghiệm, chụp ảnh và khám phá nét đẹp hoang sơ của huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh.
Một số hình ảnh mùa gặt tại huyện Bình Liêu:
![]() |
Khắp thôn, bản tại huyện Bình Liêu đang vào vụ thu hoạch lúa. |
![]() |
Người dân trong cùng 1 bản sẽ gặt đổi công để đẩy nhanh tiến độ. |
![]() |
Trang phục truyền thống áo xanh của đồng bào dân tộc Sán Chỉ nổi bật giữa thảm vàng lúa chín. |
![]() |
Dù công việc nặng nhọc nhưng nụ cười luôn bừng sáng trên gương mặt những người phụ nữ. |
![]() |
Họ vui mừng khi mùa màng bội thu. |
![]() |
Những bó lúa nặng trĩu được cánh đàn ông gánh gồng từ ruộng bậc thang lên bờ. |
![]() |
Đàn ông sức vóc đảm nhiệm việc bó lúa, gánh lúa. |
![]() |
Phụ nữ dẻo tay cầm liềm thu hoạch. |
Phạm Công
Hà Nội luôn trong trái tim của những người con đất Việt. Một Hà Nội đẹp với lãng đãng sương giăng Tây Hồ. Một Hà Nội đẹp với mùa Thu tỏa nắng và những danh thắng trầm mặc...lắng đọng trong thơ và nhạc.
" alt=""/>Bình Liêu rộn ràng mùa lúa chínNhư mỗi chuyện cái bóng đèn trong nhà tắm hỏng, chị bảo anh thay nhưng mãi đến tối hôm sau anh vẫn chưa làm. Cứ có việc gì dùng đến nhà tắm trong cảnh tối tăm là chị lại bực mình, lại cằn nhằn. Anh từ chỗ đem lý do bận công việc chưa có thời gian thay chuyển sang bực bội vì bị vợ cho rằng “vô trách nhiệm”. Kết quả là cái bóng đèn mãi không được thay còn bà vợ thì tiếp tục phàn nàn, cả hai đều cho rằng ở bên người kia thật khó sống!
Nhiều cặp vợ chồng khác cũng gặp cảnh tương tự. Đa phần các ông chồng nhìn nhận đây giống như “cuộc chiến vì quyền lực” của vợ, trong khi phụ nữ tỏ ra “tinh tế” hơn khi nhận định giữa hai vợ chồng dường như quá khác nhau nên không thể dung hòa.
Ở góc nhìn của các chuyên gia tâm lý, “hiện tượng” này trong quan hệ vợ chồng được nhìn nhận là hệ quả của những yêu cầu/ đòi hỏi (có thể là quá mức) không được đáp ứng và hành động tự bảo vệ từ xa, giống như đám mây đen bao phủ lên quan hệ vợ chồng, khiến cả hai người trong cuộc đều cảm thấy cô đơn, bị cô lập, bị từ chối. Ý thức được hành động của mình tác động lên hôn nhân thế nào để có trách nhiệm với từng lời nói, cách ứng xử, tập trung vào việc “mình đã làm gì” thay vì quá nặng nề chuyện “người kia đã làm gì với mình” sẽ giải quyết được sự mâu thuẫn từ những điều rất nhỏ trong hôn nhân.
Mỗi người nên cố gắng nhìn nhận sự việc sâu hơn và thực sự lắng nghe bạn đời của mình. Phân tích trường hợp của vợ chồng chị Hải Vân, có thể thấy từ cảm giác không được chồng quan tâm đến yêu cầu, cảm xúc của mình, chị Vân trở thành người vợ hay phàn nàn trong nỗ lực “bắt” chồng phải chú ý đến những khó khăn vợ chồng đang vấp phải. Nhưng chồng chị, mặt khác, quay lưng lại với vợ vì cho rằng anh có cố gắng tới mức nào cũng không làm hài lòng được chị. Cánh cửa giao tiếp giữa hai người được đóng lại để anh không phải nghe thêm những lời lẽ khó chịu từ “cái loa phường”...
Để có thể vượt qua khó khăn này, vợ chồng bắt buộc phải nhận ra được họ đã tự đánh mất sự kết nối với nhau và cần nỗ lực thiết lập lại mối liên hệ ấy, cần “tìm hiểu” lại từ đầu để nhận ra những ảnh hưởng của hai người lên nhau.
Cả hai đều cần nhận ra mọi lời chỉ trích, phê phán và việc đóng cảnh cửa giao tiếp thậm chí sẽ gây tổn thương lên cả hai. Mọi cuộc chiến tâm lý đều có khởi nguồn từ nỗi đau của việc mất đi sự kết nối, trong khi rõ ràng, chúng ta vẫn chỉ là giống loài rất cần sự yêu thương, gần gũi.
(Theo Dân trí)" alt=""/>Cơm sôi nhỏ lửa...