Nguồn tin của VietNamNet chiều nay cho hay, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Định đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối bà Nguyễn Thị Thanh Nguyệt (37 tuổi, ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thời điểm năm 2015-2017, lúc đó bà Nguyệt là cán bộ kế toán Công an huyện Tuy Phước đã hỏi vay tiền của nhiều người ở địa phương với số tiền lên đến hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, sau đó bà Nguyệt không trả lại tiền, nên nhiều người đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng.
Vẫn theo nguồn tin riêng, trước khi bị khởi tố, bà Nguyệt đã bị Bộ Công an tước danh hiệu công an nhân dân.
Nam thanh niên lên mạng mua quân phục CAND với hàm đại uý để đi lừa tiền của người dân.
" alt=""/>Bình Định: Tước quân tịch nguyên kế toán công an huyệnSáng 29/6, TAND huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) mở phiên tòa sơ thẩm, xử vụ nguyên đơn ông Nguyễn Trần (ngụ xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc) kiện đòi VKSND tỉnh Đồng Nai bồi thường vì truy tố oan, bắt giam hơn 600 ngày.
![]() |
Đại diện phía nguyên đơn trình bày tại tòa. |
Theo nội dung sự việc, vào năm 2005, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Trần với cáo buộc ông này giao cấu với bé gái 12 tuổi, dẫn tới có thai. Sau khi bị VKSND tỉnh truy tố, cuối năm 2006 TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên xử nhưng phải tuyên trả hồ sơ vì nhiều tình tiết chưa rõ, ông Trần kêu oan, tố bị bức cung, dùng nhục hình.
Điều bất ngờ, kết quả giám định ADN của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) khẳng định Nguyễn Trần không phải là cha của đứa trẻ mà bé gái 12 tuổi mang thai. Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT công an tỉnh lại cho rằng, kết luận giám định ADN của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an không có giá trị chứng minh bị can không phạm tội.
Năm 2008, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định đình chỉ điều tra với lý do: “Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được hành vi phạm tội của Nguyễn Trần…”. Sau đó ông Trần có đơn đòi bồi thường oan sai. Đáp lại, VKSND tỉnh Đồng Nai cho rằng, trường hợp của ông không được bồi thường.
Ngày 17/11/2017, tại trụ sở UBND xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc), VKSND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức xin lỗi, cải chính công khai đối với người bị truy tố oan sai là ông Nguyễn Trần.
Ông Trần cũng khởi kiện ra TAND huyện Xuân Lộc, yêu cầu VKSND tỉnh Đồng Nai bồi thường gần 2 tỷ đồng cho 641 ngày tù oan, gây ra tổn hại sức khỏe do bị đánh đập, bồi thường do đất bỏ hoang hóa, các tổn thất về tinh thần…
Khi TAND huyện Xuân Lộc thụ lý vụ kiện, nhận thấy ông Trần có nhiều biểu hiện bất thường nên trưng cầu giám định pháp y tâm thần để xác định năng lực hành vi dân sự. Sau đó Viện Pháp y tâm thần Trung ương 2 có kết luận giám định gửi tòa. Kết luận nêu: “Quá trình theo dõi giám định đương sự tiếp xúc được, tư duy nhịp chậm, có những mảng hồi ức khi nhắc đến chuyện xưa bị nhục hình, cảm xúc vẻ bồn chồn, lo lắng, sợ hãi”.
Tại phiên tòa hôm nay, đại diện phía bị đơn là VKSND tỉnh Đồng Nai cho rằng, chỉ chấp nhận bồi thường thiệt hại tiền ngày công cho 641 ngày bị bắt giam, số tiền 160 triệu đồng, cùng tiền bồi thường tổn thất tinh thần là 119 triệu đồng.
Bồi thường cho thời gian tại ngoại, tài sản thiệt hại đối với vườn điều là 48 triệu đồng và 2 triệu chi phí giám định tâm thần. Tổng số tiền bồi thường mà VKS đưa ra gần 330 triệu đồng.
HĐXX cho rằng, những khoản bồi thường thiệt hại tài sản, nhà cửa, cây xoài, bệnh tật là không có căn cứ. Ngoài ra, nguyên đơn không chứng mình được bị bắt oan sai, đánh đập dẫn tới tâm thần. Việc yêu cầu bồi thường tiền công, tổn thất tinh thần và thiệt hại cây điều tổng số tiền gần 330 triệu đồng đã có sự thống nhất giữa nguyên đơn và bị đơn...
Ngoài ra, HĐXX chấp nhận yêu cầu bị đơn, buộc VKSND tỉnh Đồng Nai phải bồi thường cho ông Nguyễn Trần số tiền là 26 triệu đồng tiền thiệt hại lúa. Như vậy, tổng số tiền mà VKSND tỉnh Đồng Nai phải bồi thường cho nguyên đơn - ông Nguyễn Trần là 356 triệu đồng.
Không có mặt trên xà lan gây tai nạn chết 3 người, nhưng anh Thanh vẫn bị bắt và tuyên phạt 7 năm tù.
" alt=""/>Bắt giam oan 1 công dân, VKS bồi thường 356 triệu đồngNgày 17/12/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành (IOC) để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Phát biểu tại sự kiện này, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cho hay, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội có quy mô ngày càng lớn hơn, phức tạp hơn; nhiều vấn đề mới phát sinh phải giải quyết. Dữ liệu của tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống đang phát triển nhanh, được tập hợp và trở thành một nguồn tài nguyên lớn, hàng ngày hàng giờ vận động trong thời gian thực, là tài sản của quốc gia, của nhà nước, của người dân và doanh nghiệp. Nguồn tài nguyên đặc biệt càng sử dụng nhiều thì càng mở rộng và có quy mô lớn hơn. Do đó, cần được tổ chức quản lý, khai thác, vận hành khoa học, hợp lý và đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội.
"Hệ thống IOC đi vào hoạt động truyền đi thông điệp mang ý nghĩa lớn lao thể hiện sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh trong việc xây dựng một chính quyền phục vụ người dân và vì người dân. Hệ thống IOC là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra sự thay đổi đột phá trong hoạt động của chính quyền tỉnh Lạng Sơn. Nhiệm vụ chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có 5 trụ cột thực hiện triển khai đồng thời là chuyển đổi số trong cơ quan Đảng; phát triển chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số",ông Thiệu nói.
![]() |
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cho biết, hệ thống IOC đi vào hoạt động truyền đi thông điệp mang ý nghĩa lớn lao thể hiện sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh trong việc xây dựng một chính quyền phục vụ người dân và vì người dân. |
![]() |
UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành (IOC) của UBND tỉnh để phục vụ người dân và doanh nghiệp. |
Trong bài phát biểu của mình, ông Hồ Tiến Thiệu còn nhấn mạnh, hệ thống IOC tỉnh Lạng Sơn là một giải pháp, một công cụ nhưng cũng là địa chỉ số quản lý tài nguyên vô cùng giá trị của tỉnh. Ngoài phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, hệ thống còn cung cấp rất nhiều thông tin phân tích, đánh giá, giám sát về các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, y tế, giáo dục, dịch vụ công;… Hệ thống giúp người dân và doanh nghiệp tương tác nhanh với lãnh đạo chính quyền, qua đó, phản ánh, kiến nghị trực tiếp với chính quyền, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống sẽ tiếp tục vận hành thí điểm trong 1 năm.
Cũng tại sự kiện này, Chủ tịch Lạng Sơn đã giao cho Sở TT&TT tham mưu UBND tỉnh mở rộng, tích hợp thêm các chức năng cho hệ thống IOC như an sinh xã hội, giám sát môi trường… nhằm xây dựng nên một chính quyền số toàn diện, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Sở TT&TT sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý, vận hành hệ thống hiệu quả để phục vụ công tác điều hành của tỉnh.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Giám đốc Sở TT&TT Lạng Sơn đặt ra mục tiêu là đưa Lạng Sơn nằm trong Top 10 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số. Tỉnh đang tập trung chiến lược xây dựng xã hội số, kinh tế số và cửa khẩu số. Vì vậy, việc triển khai hệ thống IOC cùng với đối tác VNPT sẽ góp phần thực hiện chiến lược này thành công.
"Hai điểm đặc biệt của hệ thống IOC Lạng Sơn là kết nối trực tiếp và trực tuyến với các nền tảng số đang hoạt động theo thời gian thực đem lại giá trị, hiệu quả cho chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh. Bên cạnh đó, thông thường hệ thống IOC triển khai tại phòng lớn có nhiều màn hình và lãnh đạo tỉnh phải đến đó mới xem được thông tin dữ liệu, như vậy không hiệu quả. Nhưng với IOC Lạng Sơn, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, lãnh đạo các huyện, thành phố sử dụng được từ bất kỳ đầu, bất kỳ thời gian nào thông qua giao diện web hay mobile để chỉ đạo, điều hành kịp thời, tiện lợi và dễ dàng các công việc của tỉnh",ông Nguyễn Khắc Lịch nói.
![]() |
Hệ thống IOC Lạng Sơn kết nối trực tiếp và trực tuyến với các nền tảng số đang hoạt động theo thời gian thực đem lại giá trị, hiệu quả cho chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh. |
Phát biểu tại sự kiện, ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch VNPT cho biết, để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, trong thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm nhằm đẩy nhanh phát triển Chính phủ điện tử. Trong đó, Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành thông minh là một mục tiêu quan trọng phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các địa phương.
"VNPT đã đồng hành cùng Chính phủ và nhiều tỉnh, thành phố xây dựng thành công các trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành thông minh (VNPT IOC). Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành thông minh chính là “bộ não số” không thể thiếu trong Chính phủ số, chính quyền số ở nhiều địa phương, sẽ giúp lãnh đạo các tỉnh, thành phố giám sát, điều hành những chỉ tiêu kinh tế - xã hội, giám sát dịch vụ hành chính công, văn bản điện tử; Giám sát, điều hành lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch; Giám sát camera an ninh thông minh, camera an toàn giao thông và thông tin trên mạng xã hội", ông Tô Dũng Thái nói.
Ông Tô Dũng Thái cho hay, việc tích hợp thông tin, số liệu của nhiều lĩnh vực hoạt động lại được thể hiện trực quan, sinh động, chạy trên tất cả các nền tảng, mọi lúc mọi nơi cùng với giải pháp lấy dữ liệu thời gian thực từ các nền tảng CNTT khác, VNPT IOC sẽ giúp các cấp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan toàn diện về mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội theo thời gian thực. Từ đó, đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình giám sát, điều hành công việc. Hệ thống IOC cũng giúp tăng tính tương tác giữa người dân với chính quyền, góp phần tăng cường mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền.
Thái Khang
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng: Thành công trong chuyển đổi số, có tới 80% phụ thuộc vào nhận thức, thể chế, chính sách và công nghệ chỉ chiếm 20%. Nếu chỉ tập trung vào công nghệ thì khó tránh khỏi thất bại.
" alt=""/>Chủ tịch Lạng Sơn: 'IOC là giải pháp xây dựng chính quyền số toàn diện'