Họa sĩ, dịch giả Trịnh Lữ (trái) trong buổi tọa đàm. Ảnh: BTC.
Chia sẻ với VietNamNet, họa sĩ, dịch giả Trịnh Lữ tin rằng việc sáng tạo nghệ thuật là cách con người “giao đãi” với cuộc đời. Ông nói: “Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm lao động đặc biệt nhất của loài người, nó là một vật thể bên ngoài nhưng lại chứa đựng toàn bộ nội tâm của người làm ra nó. Đấy là một sản phẩm đặc biệt, giúp con người tìm thấy vẻ đẹp cả ở ngoài kia và trong này. Tôi gọi nó là bản năng sinh tồn của loài người”.
Do vậy, khi đọc một cuốn sách, một tập thơ hay ngắm một bức tranh, người đọc tìm thấy tâm tình của tác giả, đồng thời nuôi dưỡng tình yêu của mình với thế giới.
Bên cạnh đó, việc sáng tạo nghệ thuật giúp đào luyện tâm thức con người, hướng người ta đến những vẻ đẹp giản dị thay vì “tham, sân, si”. Là một họa sĩ theo trường phái hiện thực, Trịnh Lữ tin rằng việc “mắt nhìn tay vẽ” sẽ rèn đức tính chân thực và khả năng quan sát nhạy bén.
“Đọc sách như thế nào cho đúng?” là câu hỏi nhiều bạn trẻ quan tâm. Theo dịch giả Trịnh Lữ, không cần đặt nặng vấn đề hay - dở, phù hợp - không phù hợp. Thay vào đó, mỗi người nên tự hỏi: “Cuốn sách này có trả lời cho câu hỏi mà mình đang tìm kiếm hay không?”. Khi ấy, việc đọc xuất phát từ nhu cầu thiết thân là được biết, được học hỏi thêm và như thế nó có ý nghĩa hơn rất nhiều việc đọc chỉ để giải trí.
“Đọc khi cảm thấy cần phải hiểu một vấn đề gì đó cho mình thì việc đọc sẽ khác hẳn”, diễn giả nhấn mạnh.
Để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, dịch giả Trịnh Lữ cũng chia sẻ với sinh viên hai cách đọc mà ông sử dụng. Đầu tiên, muốn ghi nhớ thông tin quan trọng, ông tích cực ghi chép, phân loại những kiến thức, câu văn mà mình thấy cần thiết. Thứ hai, với những cuốn sách chuyên ngành khô khan, “khó nhằn”, cần tập trung vào vấn đề chính mà người viết giải quyết và khía cạnh phục vụ cho việc học thay vì sa đà vào tiểu tiết.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nhiều người trẻ cũng quan tâm đến ý kiến của dịch giả Trịnh Lữ xoay quanh các hình thức hiện đại của sách như: sách nói, sách điện tử…
![]() |
Ảnh: BTC. |
Diễn giả cho rằng bên trong mỗi con người đã ngầm chứa rất nhiều tri thức được truyền lại từ đời này qua đời khác. Do đó, việc tiếp thu tri thức theo cách nào cũng là đúng đắn và có hiệu quả. Đặc biệt thời nay, những hình thức đọc mới sẽ đáp ứng nhiều nhu cầu hơn. Tuy nhiên, việc tìm một chốn yên tĩnh hay ở giữa thiên nhiên, cầm trên tay cuốn sách vẫn mang lại một niềm vui, sự hưởng thụ khác. Lúc này sự giao đãi giữa sách và con người bên trong chúng ta được sâu lắng hơn.
Dịch giả Trịnh Lữ cho rằng, thay vì chăm chăm đi tìm giải pháp tình thế mang tính tạm thời và nhiều khi là giả dối, mỗi người nên đọc các cuốn sách chứa đựng lời nhắc về việc làm người có giá trị hàng trăm, hàng nghìn năm. Thậm chí, đến tận bây giờ ông vẫn “nhẩm đi nhẩm lại” nhiều câu thơ, cuốn sách đã cũ để không quên những bài học giá trị, một trong số đó là lời dạy về chủ nghĩa khắc kỷ của triết gia Seneca và bài thơ Nếucủa Kipling.
Cuối cùng, nhằm lan tỏa văn hóa đọc đến nhiều người hơn thì không có cách nào khác ngoài việc tự mình phải đọc mà theo dịch giả Trịnh Lữ là: “Đọc rồi mê mải vào đấy, đến mức không quan tâm người xung quanh có đọc không, đọc cái gì, đọc được bao nhiêu sách”. Ông tin rằng khi mỗi cá nhân tự thu xếp thời gian đọc sách như một sự ưu tiên thì đam mê ấy tự khắc lan tỏa đến nhiều người xung quanh.
Thay vì tổ chức phong trào, hội thi đọc sách thì chúng ta nên đọc với tâm thế đọc cho mình trước tiên, bởi: “Phong trào quan trọng nhất ở trong lòng mỗi người”.
Là một chuyên gia giàu kinh nghiệm, dịch giả Trịnh Lữ tin rằng việc dịch không đơn giản là nhắc lại những lời tác giả nói bởi nguyên tác chỉ có một nhưng mỗi người khi chuyển ngữ lại mang đến một phiên bản riêng mang đậm dấu ấn cá nhân.
![]() |
Ảnh: BTC. |
Ông cho rằng có 2 tiêu chí để đánh giá một bản dịch hay. Dịch không phải chỉ chăm chăm chuyển tải vỏ con chữ mà phải “làm sao cho độc giả có những cảm xúc y như khi người bản xứ đọc sách bằng tiếng mẹ đẻ của họ”. Đặc biệt là phải “nghe ra cái giọng của tác giả, đảm bảo chất văn”.
Dịch giả kể lại kỷ niệm được làm việc trực tiếp cùng nhà văn Paul Auster khi dịch cuốn Người trong bóng tối. Nhờ mối duyên tại New York mà ông có dịp giới thiệu bản dịch tiếng Việt 2 cuốn sách trước của Paul Auster khiến tác giả vô cùng thích thú và đề nghị Trịnh Lữ dịch song song với quá trình sáng tác của mình.
Khi cuốn sách xuất bản ở Mỹ thì cũng có mặt ở Việt Nam. Trong quá trình dịch, hai người trao đổi thoải mái, góp ý cho nhau và theo một cách nào đấy, dịch giả Trịnh Lữ đã trở thành “đồng tác giả” cho phiên bản tiếng Việt của Người trong bóng tối.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng
" alt=""/>'Nên đọc các cuốn sách chứa đựng lời nhắc về việc làm người'Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Ngoài ra, bà chủ Xuyên Việt Oil xác nhận đang nợ tiền của nhiều cá nhân, tổ chức khác. Bà Hạnh nói: "Bị cáo đang bị tạm giam. Công ty của tôi cũng đang gặp khó khăn, nếu tách ra xử lý bằng một vụ án dân sự khác thì sẽ kéo dài, xin HĐXX xử lý các vấn đề công nợ trong vụ án hình sự này".
Sau khi HĐXX xét hỏi bổ sung, đại diện cơ quan công tố phát biểu quan điểm xử lý vụ án.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, diễn biến tại tòa, VKS xác định có đủ căn cứ xác định bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh là người đại diện theo pháp luật, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil.
Quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu tại công ty, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, bà Hạnh đã vi phạm các quy định về sử dụng Quỹ bình ổn giá và tiền thuế bảo vệ môi trường gây thất thoát tài sản Nhà nước 1.463 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát từ quỹ Bình ổn giá là 219 tỷ đồng, thất thoát từ thuế bảo vệ môi trường là 1.244 tỷ đồng.
Đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Cụ thể, bà Hạnh không chỉ đạo nhân viên trích lập Quỹ Bình ổn giá theo quy định mà chỉ đạo cấp dưới chuyển tiền vào tài khoản cá nhân. Sau đó, nữ bị cáo dùng tiền này để mua, cho bạn bè vay mượn, chi tiêu cá nhân, đưa hối lộ cho một số cá nhân tại Bộ Công Thương.
Đối với việc thu hộ, quản lý và chuyển nộp tiền thuế bảo vệ, bà Hạnh cố ý sử dụng số tiền thu hộ vào các mục đích cá nhân mà không nộp tiền chuyển vào ngân sách Nhà nước.
Ngoài hành vi trên, đại diện cơ quan công tố xác định bà Hạnh đã 22 lần đưa hối lộ cho nhiều cán bộ, công chức với số tiền hơn 31,6 tỷ đồng.
Trong đó, ông Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) nhận 1,1 tỷ đồng để giúp cho Công ty Xuyên Việt Oil.
Bị cáo Đỗ Thắng Hải tại tòa (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Còn ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư tỉnh Bến Tre) nhận hối lộ hơn 13,8 tỷ đồng. Người đàn ông này còn bị cáo buộc có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi hơn 22 tỷ đồng.
Bị cáo Hoàng Anh Tuấn (cựu phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) đã nhiều lần nhận hối lộ từ phía Công ty Xuyên Việt Oil với số tiền gần 6 tỷ đồng. Những đồng phạm còn lại bị cáo buộc có hành vi Đưa, nhận hối lộ.
Tại tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc và nộp lại một phần tiền thu lợi bất chính để khắc phục hậu quả.
Bị cáo Hạnh khai mình là người chủ động làm quen, tìm gặp để đưa hối lộ cho các bị cáo trong vụ án. Đồng thời, người phụ nữ này đồng ý dùng các tài sản hiện có để khắc phục hậu quả trong vụ án.
"Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, số tiền đưa, nhận hối lộ lớn, gây bức xúc trong dư luận xã hội, những bị cáo phạm tội nhận hối lộ là những người có chức vụ lớn nên cần có mức án nghiêm khắc", đại diện VKS luận tội.
Các bị cáo trong vụ án (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Đại diện VKS xác định hành vi của bị cáo Hạnh là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, gây thất thoát tài sản rất lớn, số tiền hối lộ rất lớn. Sau khi phạm tội, bà Hạnh khắc phục được một phần nhỏ, không đáng kể nên cần phải xử lý nghiêm để giáo dục, răn đe.
Trong vụ án này bị cáo Hạnh là người có vai trò chính, chủ mưu, cầm đầu nên cần có mức án nặng nhất về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí và Đưa hối lộ nên phải chịu mức án nặng hơn các bị cáo khác.
Đối với nhóm tội này, VKS xác định có nhiều bị cáo là người làm công ăn lương, vai trò không đáng kể nên xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Theo đại diện VKS bị cáo Đỗ Thắng Hải và Nguyễn Lộc An (cựu phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương) từng bị kết án nhưng đã được xóa án tích còn những bị cáo còn lại có nhân thân tốt nên giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Lê Đức Thọ, Đỗ Thắng Hải đã nộp lại tiền thu lợi bất chính, gia đình có công với cách mạng, có nhiều đóng góp cho xã hội, được nhiều tổ chức, cá nhân có đơn xin giảm nhẹ hình phạt.
Bên cạnh đó, VKS cũng ghi nhận cho các bị cáo khác một số tình tiết giảm nhẹ như khắc phục hậu quả, gia đình có công với cách mạng.
Mức đề nghị chi tiết mỗi bị cáo:
Tội Vi phạm quy địnhvề quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phívà Đưa hối lộ
1. Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Xuyên Việt Oil) 30 năm tù.
Tội Vi phạm quy địnhvề quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí
1. Nguyễn Thị Như Phương (Phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) 6-7 năm tù.
Tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
1. Lê Đức Thọ (cựu Bí thư tỉnh Bến Tre) 28-29 năm tù.
Tội Nhận hối lộ
1. Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương) 7-8 năm tù.
2. Hoàng Anh Tuấn (cựu phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương) 7-8 năm tù.
3. Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục Thuế TPHCM) 6-7 năm tù.
4. Phan Kiến Anh (cựu Giám đốc chi nhánh lọc dầu Nghi Sơn) 4-5 năm tù.
5. Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) 3-4 năm tù.
6. Nguyễn Lộc An (cựu phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương) 4-5 năm tù.
7. Đặng Công Khôi (cựu phó cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Công Thương) 2-3 năm tù.
Tội Đưa hối lộ
1. Nguyễn Văn Thắng (Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil chi nhánh Hà Nội) 4-5 năm tù.
2. Đồng Xuân Dũng (lái xe của bà Hạnh) 30-36 tháng tù.
3. Vũ Trung Thành (cựu Giám đốc Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân) 30-36 tháng tù treo.
4. Đinh Tiến Dũng (kế toán trưởng Công ty Xuyên Việt Oil) 18-24 tháng tù treo.
5. Nguyễn Tấn Long (trưởng phòng kinh doanh Xuyên Việt Oil) 18-24 tháng tù treo.
" alt=""/>Đề nghị phạt cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải 3