Khách du lịch đã mang lại nguồn thu lớn để phát triển kinh tế thành phố. Nhưng du khách đến rồi đi cũng để lại nhiều ngoại tác tiêu cực: nạn kẹt xe ở khu vực bãi sau, những đoàn xe du lịch lấn làn chạy ẩu, những cuộc đua phân khối lớn về đêm và đặc biệt là bãi biển và những khu vui chơi ngập rác.
Kẹt xe, lấn làn, đua xe phân khối lớn... thuộc trách nhiệm quản lý của chính quyền. Những người dân như anh Kiên chỉ có thể hỗ trợ gìn giữ và tôn tạo thành phố bằng cách nhặt rác. Người dân Vũng Tàu nhiều năm nay đã hình thành các nhóm tình nguyện như của anh Kiên, vận động thu gom rác, làm sạch bãi biển định kỳ..., chấp nhận nó như mặt trái khó tránh của quá trình phát triển du lịch.
Sự can thiệp của chính quyền để hạn chế ngoại tác tiêu cực là việc làm cần thiết. Một trong những phương án dễ nhất là thu phí du khách. Cách này đẩy chi phí bình quân mỗi ngày của du khách tăng lên, từ đó hạn chế số lượng, giảm những tác động tiêu cực với địa phương, đặc biệt là nơi có những nền văn hóa đặc sắc cần gìn giữ.
Phố cổ Hội An là một di tích cần lưu giữ và tôi tin là chính quyền đã có những cân nhắc giữa việc theo đuổi lợi ích kinh tế bằng mọi giá và yêu cầu giữ gìn, tôn tạo di sản hàng trăm năm tuổi này. Theo Phương án tăng cường quản lý hoạt động Hướng dẫn tham quan Khu phố cổ Hội An, từ 15/5, thành phố bắt buộc khách mua vé tham quan trước khi vào phố cổ, mức 80 nghìn đồng/vé với khách trong nước và 120 nghìn đồng/vé cho khách quốc tế. Chủ tịch thành phố giải thích, mức thu này căn cứ vào thực tế, khách nước ngoài thường tham quan sáu điểm, trong khi khách nội địa thường chỉ tham quan bốn điểm. Nguồn thu từ vé, chính quyền khẳng định sẽ trang trải cho việc bảo tồn, tôn tạo di tích, hạ tầng trong khu phố cổ...
Nghiên cứu tại một hội thảo quốc tế về di sản thế giới tại Việt Nam năm 2018 chỉ ra, du lịch đóng góp khoảng 67% GDP cho Hội An, trong đó tính riêng tiền bán vé vùng lõi là 7,8 triệu USD năm 2016. Bình quân mỗi ngày có khoảng 15.000 lượt khách tham quan phố cổ. Lưu lượng khách ở mức lớn trong bối cảnh sức chứa của phố cổ có hạn; cộng với thực tế mực nước biển đang dâng khiến nền đất Hội An thấp dần cho thấy, yêu cầu tu bổ thường xuyên để khu phố cổ luôn trong tình trạng tốt nhằm tiếp tục thu hút du khách, nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài là việc tối cần thiết.
Nhiều chính quyền địa phương tại Việt Nam cũng đã áp dụng cách thức thu phí để giới hạn lượng khách, tránh gây ra những tổn hại khó khôi phục đến các điểm du lịch. Quy định hạn chế khách tham quan khám phá hang Sơn Đoòng là ví dụ điển hình. Trên thế giới, Amsterdam của Hà Lan cũng phát hành city pass thu phí du khách tại một số địa điểm nhất định trong thành phố; hay quần thể tháp Angkor của Campuchia thu phí khách tham quan với mức rất cao. Những nguồn kinh phí này giúp ích đáng kể trong việc bảo tồn các danh thắng, di tích.
Quyết định của Hội An không hoàn toàn mới. Những năm qua du khách đi theo đoàn vẫn phải mua vé tham quan phố cổ. Nhưng cũng theo thống kê trên, chỉ 40% khách mua vé, chủ yếu là khách quốc tế. Hội An bị thất thu lớn từ những khách lẻ. Việc điều chỉnh cách thức thu vé để đảm bảo thu đủ và thu công bằng giữa du khách với nhau là cần thiết. Điều còn lại là cách triển khai khoa học và cam kết minh bạch về nguồn thu.
Thay vì thu - soát vé theo cách thủ công, chính quyền có thể hướng tới việc ứng dụng công nghệ AI nhận diện khuôn mặt tại các điểm kiểm soát. Thay vì phân loại giá vé theo đối tượng nội địa hoặc nước ngoài, gây ra tranh cãi về sự phân biệt đối xử, chính quyền có thể phát hành thẻ ra vào giới hạn các điểm tham quan theo mức chi trả (chẳng hạn 80.000 đồng cho bốn điểm tham quan và 120.000 đồng cho sáu điểm).
Hội An có quyền thu phí, nhưng cũng có nghĩa vụ công khai cách sử dụng và hiệu quả của nguồn thu. Minh bạch thu chi là vấn đề quan trọng nhất nhằm tạo niềm tin cho người dân và du khách - những người được quyền biết rõ, đồng tiền họ đóng góp cho di sản có được chi tiêu đúng như cam kết từ chính quyền hay không. Vì vậy, việc công khai thu chi, các hạng mục tôn tạo hàng năm ở những địa điểm, phương tiện dễ tiếp cận là trách nhiệm và nghĩa vụ nên được thực thi triệt để. Nếu Hội An làm được như vậy, tôi tin, người dân và du khách yêu phố cổ sẽ sẵn lòng đóng góp, thậm chí có thể nhiều hơn nghĩa vụ ghi trên tấm vé.
Quản lý và khai thác một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại không chỉ cần một chủ trương đúng mà quan trọng hơn là cách làm khoa học, nghiêm túc, bài bản, đúng với mục tiêu "lấy di tích nuôi lại di tích".
Vũ Ngọc Bảo
" alt=""/>Quyền thu phí của Hội AnMing Fa là một trong những chuỗi mì cá viên lâu đời nhất tại Singapore. Thương hiệu này ra đời từ một xe đẩy bán cá viên dạo xuất hiện tại đảo quốc sư tử vào năm 1946. Ảnh: Shinta.jajandiary, missmoodee.
![]() |
Hiện nay, chuỗi mì cá viên Ming Fa sở hữu 12 cửa tiệm có mặt ở khắp nơi tại Singapore. Trong đó, cửa hàng ở đường Upper Thomson và đường Ang Mo Kio Ave10 đều mở cửa muộn để phục vụ nhu cầu ăn đêm của dân bản xứ. Vào nửa đêm, đôi khi bạn vẫn phải xếp hàng chờ lấy bàn. Ảnh: Dinewithlims. |
![]() |
Thành phần hấp dẫn nhất trong món mì này là những viên cá được chế biến thủ công từ thịt cá tươi, khi thưởng thức có cảm giác giòn dai sần sật. Hương vị thơm ngon của cá viên ở Ming Fa nổi tiếng đến mức chủ quán phải mở một nhãn hiệu chuyên bán cá viên dành cho thực khách muốn mua mang đi. Ảnh: Chrisevertlowrens. |
![]() |
Một suất mì ở Ming Fa bao gồm sợi mì, cá viên, tôm, thịt lợn bằm, nấm hương, rau xà lách, trứng lòng đào. Bạn có thể lựa chọn sợi mì tuỳ theo sở thích của mình, bao gồm: mì trứng sợi to, mì bảng dẹt, mì trứng sợi nhỏ, miến... Ảnh: Daniel.ramlan. |
![]() |
Mì cá viên thường ăn kèm giấm và sa tế. Tuy nhiên, nếu bạn không thích vị chua cay, có thể yêu cầu đầu bếp gia giảm gia vị ngay từ khâu chế biến. Trong trường hợp muốn thưởng thức hương vị đậm đà hơn, bạn có thể cho thêm nước tương. Ảnh: Andypauhandoko. |
![]() |
Các món trong thực đơn của tiệm có giá từ 4,5 SGD/ phần (khoảng 77.000 đồng). Quán có cả mì khô và mì nước cho thực khách lựa chọn. Khi thưởng thức mì khô, bạn sẽ được tặng kèm một phần nước súp có vị thanh ngọt, ít dầu mỡ. Ảnh: Jun_kitchen. |
Nếu là tín đồ của các món mì, hẳn bạn sẽ hứng thú với những phiên bản độc đáo đến từ nhiều quốc gia dưới đây.
" alt=""/>Chuỗi cửa hàng mì cá viên 73 năm tuổi ở SingaporeMỗi quốc gia, vùng đất trên thế giới lại có những phong tục truyền thống chào đón năm mới của riêng mình.
Nếu như ở Đan Mạch có thói quen đập vỡ bát đĩa, người Tây Ban Nha ăn 12 trái nho khi chuông nhà thờ đổ 12 tiếng, thì phụ nữ tại một số quốc gia khu vực Mỹ Latin lại có phong tục diện những bộ nội y nhiều màu sặc sỡ. Trong đó, nội y vàng hoặc đỏ là hai màu sắc được lựa chọn nhiều nhất.
Lý giải về điều này, theo quan niệm của người Mexico, màu đỏ tượng trưng cho may mắn trong tình yêu, còn màu vàng có ý nghĩa tiền tài danh vọng. Bởi vậy, những cô gái chưa chồng đang trong cảnh "phòng không" sẽ gặp nhiều may mắn về đường tình duyên vào năm mới. Còn những người muốn cầu đường công danh, họ sẽ chọn nội y màu vàng.
Được biết, đây là truyền thống có từ thời Trung cổ. Vào thời kỳ đó, màu đỏ bị cấm bởi gợi tới màu sắc của ma quỷ, những thế lực xấu. Tuy nhiên, vào đêm giao thừa, phụ nữ mặc màu đỏ được quan niệm sẽ gặp nhiều may mắn, thu hút phái mạnh.
Đến nay, người Mexico vẫn lưu giữ truyền thống này. Vào dịp năm mới, người dân thường mua đồ lót đỏ hoặc vàng để tặng nhau.
Tương tự như vậy, tại đất nước của những hoa hậu - Venezuela, cả nam và nữ đều thích mặc đồ lót màu vàng vào ngày đầu năm, với quan niệm sẽ gặp may trong cả năm.
Một số quốc gia Mỹ Latin khác cũng có phong tục chọn nội y màu sặc sỡ với ý nghĩa tương tự.
Nếu như người dân Argentina chọn màu hồng với hi vọng tăng thêm hương vị tình yêu, ở Peru là màu xanh lá cây cùng ý nghĩa một năm tràn đầy năng lượng, thì tại Brazil sẽ là những "món đồ nhỏ" màu cam.
Những người đàn ông Jamaica không hề ngại ngùng, xấu hổ. Họ hoàn toàn hài lòng với cuộc sống dựa dẫm, phụ thuộc vào bạn gái.
" alt=""/>Mặc nội y nóng bỏng, sặc sỡ trong đêm giao thừa để chào năm mới