Chính phủ vừa ban hành Nghị định 16/2022/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 16) quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, trong đó quy định mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về kinh doanh BĐS.Cụ thể, phạt tiền từ 800 triệu - 1 tỷ đồng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh BĐS có một trong các hành vi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án không đúng thủ tục quy định; Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án mà không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hoặc các điều kiện theo quy định.
 |
Trong năm 2021, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh đã nhiều lần ra văn bản về việc kinh doanh BĐS trái phép tại dự án Khu thương mại dịch vụ tổng hợp tại xã Yên Trung và xã Thuỵ Hoà, huyện Yên Phong (tên thương mại là Korea Town) do Công ty CP Điện tử Susan làm chủ đầu tư |
Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc bị kê biên để đảm bảo thi hành án, bên nhận chuyển nhượng không phải là doanh nghiệp kinh doanh BĐS hoặc không đủ năng lực tài chính theo quy định thì xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài (đối với trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô) hoặc chưa hoàn thành nghiệm thu hoặc chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định.
Huy động vốn không đúng quy định; Sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết.
Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 100 -120 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh BĐS thuộc trường hợp phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thành lập theo quy định;
 |
Tháng 10/2021, dự án TNR Stars Bỉm Sơn chưa đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch và chuyển nhượng BĐS nhưng tại thị xã Bỉm Sơn đã xuất hiện nhiều sàn giao dịch giới thiệu buôn bán BĐS dự án cũng như có nhiều thông tin về việc giao dịch sản phẩm BĐS tại dự án với giá trị đất dự kiến khá cao so với đất tại thị xã Bỉm Sơn thời điểm đó |
Không công khai, công khai không đầy đủ hoặc không đúng các nội dung về dự án BĐS, dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định; hợp đồng kinh doanh BĐS không được lập thành văn bản hoặc lập hợp đồng kinh doanh BĐS không đầy đủ các nội dung chính theo quy định hoặc trái quy định của pháp luật;
Không cung cấp thông tin về tiến độ đầu tư xây dựng hoặc việc sử dụng tiền ứng trước khi có yêu cầu; không cho phép bên mua, bên thuê mua được kiểm tra thực tế tiến độ thi công, chất lượng công trình theo quy định; thu các loại phí liên quan đến chuyển nhượng BĐS không đúng quy định.
Xử nghiêm dự án "bán lúa non"
Nghị định 16 cũng quy định phạt tiền từ 400 - 600 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh BĐS mà BĐS đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định; kinh doanh bất động sản không đúng phạm vi được kinh doanh theo quy định;
Triển khai xây dựng dự án kinh doanh BĐS, dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai mà không có hợp đồng với ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng hoặc nội dung hợp đồng bảo lãnh không đúng, không đầy đủ theo quy định của pháp luật; thu tiền của bên mua, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng tiến độ thực hiện dự án theo thỏa thuận của các bên hoặc thu vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng theo quy định;...
Ghi nhận thực tế cho thấy, tại nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng nhiều dự án bán “chui” nhà trên giấy, “bán lúa non” khi dự án chưa đủ các điều kiện pháp lý. Có dự án chưa xây dựng hạ tầng vẫn chỉ là đồng ruộng mênh mông cũng được rao bán, môi giới hoạt động rầm rộ ngay tại dự án. Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi các địa phương về việc thực hiện quy định về giao dịch BĐS nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên sau chỉ đạo của Bộ, thực trạng “bán lúa non” vẫn diễn ra tràn lan và nở rộ ở nhiều địa phương.
 |
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương tăng cường kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm trường hợp các dự án BĐS chưa đủ điều kiện pháp lý đã đưa vào kinh doanh |
Tại Bắc Ninh, vào tháng 11/2021, UBND tỉnh này đã quyết định xử phạt 275 triệu đồng đối với Công ty CP Tập đoàn Hanaka (Tập đoàn Hanaka) vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BĐS tại dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn (huyện Yên Phong).
Không chỉ xử phạt hành chính, tại nhiều địa phương, chính quyền cũng phát đi cảnh báo với người dân, nhà đầu tư ở nhiều dự án.
Có thể kể đến như tại dự án Khu dân cư Nam Cổ Đam (phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá) (tên thương mại TNR Stars Bỉm Sơn), khoảng quý III/2021, dù dự án chưa chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, chưa đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch và chuyển nhượng BĐS theo quy định. Tuy nhiên, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn cũng như trên các trang mạng xã hội, các sàn giao dịch BĐS đã có thông tin chào bán sản phẩm.
Trước sự việc trên, UBND thị xã đã kiểm tra theo quy định. Thời điểm kiểm tra chưa phát hiện có hợp đồng nào về việc chuyển nhượng đất hay nhà. Tuy nhiên, nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng trên, UBND thị xã đã ban hành công văn thông tin về dự án để cảnh báo người dân biết khi tham gia các giao dịch.
Nêu tại văn bản được UBND thị xã Bỉm Sơn phát đi tháng 10/2021, cơ quan này cho biết, dự án chưa được phê duyệt giá nộp tiền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. Do đó, dự án chưa đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch và chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, trên địa bản thị xã xuất hiện nhiều sàn giao dịch, nhiều trung tâm tư vấn giới thiệu buôn bán BĐS liên quan đến dự án TNR Stars Bỉm Sơn cũng như có nhiều thông tin về việc giao dịch sản phẩm BĐS tại dự án với giá trị đất dự kiến khá cao so với đất tại thị xã Bỉm Sơn ở thời điểm đó.
“Tình hình trên làm ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi thực hiện dự án”- văn bản của UBND thị xã Bỉm Sơn nêu.
UBND thị xã Bỉm Sơn cảnh báo người dân đề cao cảnh giác về các thông tin không đúng sự thật về các dự án BĐS, các hành vi mua, bán bất động sản không đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, khuyến cáo người dân cần tìm hiểu các thông tin trước khi đăng ký mua, ký kết hợp đồng mua bán BĐS tại các dự án.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương về kiểm soát nguy cơ xảy ra bong bóng BĐS và tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường BĐS.
Đánh giá về thị trường BĐS thời gian qua, Bộ Xây dựng cho biết, sự phát triển của thị trường BĐS chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Tại một số địa phương đã xảy ra các vụ việc, hiện tượng như: doanh nghiệp triển khai việc kinh doanh BĐS chưa đủ điều kiện pháp lý; chuyển nhượng đất đai, kinh doanh BĐS trái quy định; thực hiện các dự án phân lô, bán nền trên diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà, đất khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, cơ sở pháp lý, gây ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển lành mạnh của thị trường BĐS.
Từ thực tế trên, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố xử lý nghiêm với các trường hợp môi giới, mua bán BĐS, dự án BĐS, quyền sử dụng đất, buông lỏng quản lý, vi phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh BĐS và pháp luật có liên quan (nếu có).
Đặc biệt, tăng cường kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm trường hợp các dự án BĐS chưa đủ điều kiện pháp lý đã đưa vào kinh doanh.
Thuận Phong

Dự án Khu dân cư Nam Cổ Đam ở Thanh Hóa: Hợp đồng đặt chỗ nguy cơ rủi ro cao
Dự án Khu dân cư Nam Cổ Đam ở thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chưa đủ điều kiện bán, chủ đầu tư “lách luật” bằng hợp đồng “đặt chỗ”, lãnh đạo thị xã cảnh báo rủi ro, nhiều bất lợi.
" alt=""/>Phạt 1 tỷ đồng chủ đầu tư bất động sản huy động vốn trái phép
UBND TP Hà Nội vừa quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra, chỉ đạo xử lý sau thanh tra đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.Đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia của các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường (TNMT), Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an thành phố, Thanh tra thành phố, Cục Thuế thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã.
 |
3 khu “đất vàng” ở Khu đô thị Nam Trung Yên bị bỏ hoang hơn 10 năm |
Bên cạnh kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, chỉ đạo xử lý sau thanh tra đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố; Đoàn kiểm tra liên ngành có trách nhiệm căn cứ quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đất đai, nghĩa vụ tài chính... xây dựng nguyên tắc giải quyết đối với các dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố để tổng hợp báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố thống nhất về nguyên tắc tại kỳ họp tháng 3/2022.
Trên cơ sở các nguyên tắc được HĐND thành phố thống nhất; các sở, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố có trách nhiệm kiểm tra, kết luận, đề xuất biện pháp xử lý cụ thể đối với từng dự án bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật; tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét chỉ đạo xử lý, báo cáo kết quả thực hiện với HĐND thành phố tại kỳ họp tháng 7/2022.
Ngoài ra, UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm rà soát danh sách các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai tại Kế hoạch 235/KH-UBND ngày 21/10/2021 của UBND thành phố; và các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai phát sinh đến thời điểm kiểm tra trên địa bàn để tổng hợp danh sách các dự án trước ngày 15/3/2022; chủ động phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường để rà soát, tổng hợp, thống nhất số liệu và xử lý.
Gần 400 dự án chậm tiến độ, thu hồi được 10 dự án
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khóa XVI (tháng 12/2021), Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường cho biết, UBND TP Hà Nội đã ban hành các kế hoạch, chỉ đạo, thực hiện các tổ công tác, lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra các dự án chậm.
Kết quả, hiện có 379 dự án chậm triển khai đã có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý, trong đó 30 dự án được kiến nghị thu hồi thì nay đã thu hồi 10 dự án; 35 dự án gia hạn tiến độ theo Luật đất đai; 77 dự án đã được chủ đầu tư tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng. Với 63 dự án chậm GPMB, các dự án còn lại vướng một số nội dung, các chủ đầu tư đang tập trung hoàn tất thủ tục.
Theo vị này, qua thanh tra kiểm tra, nhiều chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đưa đất vào sử dụng. Dẫn đến tình trạng chậm triển khai, theo ông Cường, là do: Chính sách quy định liên quan đất đai quy hoạch có nhiều thay đổi; chờ rà soát theo quy hoạch chung và quy hoạch phân khu; tình hình dịch bệnh…
Ngoài ra, theo ông Cường, còn có nguyên nhân chủ quan như nhận thức, ý thức chấp hành Luật Đất đai của các chủ đầu tư hạn chế, nhiều chủ đầu tư không phối hợp địa phương, cố tình chây ì không thực hiện nghĩa vụ tài chính, một số chủ đầu tư sắp hết hạn dự án thì đề nghị điều chỉnh gia hạn, một số sở, ngành thực hiện chưa phối hợp đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết 383 dự án trước kia HĐND TP đã có ý kiến, hiện nay các sở ngành quận huyện tiếp tục triển khai thực hiện.
Đối với 61 dự án chậm triển khai tại huyện Mê Linh, có nguyên nhân chính là do khi sáp nhập 2008, TP tạm dừng các dự án để điều chỉnh quy hoạch. Ngoài ra còn do công tác GPMB, giao đất dịch vụ, năng lực của một số chủ đầu tư không đáp ứng được yêu cầu.
"Sở TNMT lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra cụ thể các dự án với tinh thần tháo gỡ vướng mắc khó khăn đối với các dự án, quan trọng nhất là đưa đất vào sử dụng. Các dự án nào do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư không tích cực hợp tác thì kiên quyết phải thu hồi", ông Đông nêu rõ.
Trước đó, trả lời cử tri về việc thu hồi dự án ở Mê Linh, UBND TP Hà Nội cho biết đã ban hành quyết định thu hồi 4 dự án do các nhà đầu tư 10 năm không triển khai thực hiện hoặc có văn bản đề nghị trả lại, xin dừng thực hiện dự án (gồm: Khu đô thị mới Prime Group; Khu đô thị mới Vinalines, Khu đô thị mới BMC; Khu đô thị mới Việt Á). Riêng đối với dự án khu đô thị mới Vinalines, UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo tạm dừng việc thực hiện quyết định thu hồi 12 tháng do có khiếu nại, kiến nghị của nhà đầu tư.
Thuận Phong

Chính thức ‘khai tử', thanh lý dự án Trung tâm phân phối và mua sắm Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa có Thông báo về việc chấm dứt hoạt động đầu tư dự án “Trung tâm phân phối và mua sắm Hà Nội” tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).
" alt=""/>Hà Nội lập đoàn kiểm tra sắp xử lý gần 400 dự án chậm tiến độ