Cụ thể, tuyến metro số 1 đã hoàn thành thi công khoảng 95%, hiện đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối và trong quá trình chạy thử nghiệm. 9 cầu bộ hành nối trực tiếp từ nhà ga trên cao của tuyến metro số 1 với phía bên kia đường cũng đang gấp rút triển khai và dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay.
Cũng tại TP. Thủ Đức, công trình nút giao thông An Phú quy mô 3 tầng có tổng mức đầu tư hơn 3.408 tỷ đang được đẩy nhanh tiến độ. Dự án được khởi công vào cuối năm 2022, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Khi hoàn thành, đây sẽ là nút giao lớn nhất và đẹp nhất TP.HCM, giúp giảm áp lực giao thông cho cao tốc TP.HCM - Long Thành cũng như tạo liên kết vùng trực tiếp giữa tuyến cao tốc và các trục giao thông huyết mạch.
Hàng loạt đại công trình cũng đang được triển khai tạo nên sự sôi động cho khu đông TP.HCM. Đáng chú ý là tuyến đường vành đai 3 đã chính thức được khởi công xây dựng vào tháng 6/2023 và dự kiến hoàn thành vào năm 2026, giúp mở ra không gian phát triển đô thị cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, khu vực tuyến đường vành đai 3 thuộc TP. Thủ Đức hứa hẹn mở ra kết nối từ nhiều vùng về trung tâm TP.HCM như phường Long Trường, Long Bình, Long Thạnh Mỹ.
Được mong chờ là dự án cầu Long Đại bắc qua sông Tắc nối liền hai phường Long Bình và Long Phước thuộc TP. Thủ Đức. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 353 tỷ đồng đã đạt 98% khối lượng và dự kiến thông xe vào đầu tháng 12 tới. Khi hoàn thành, người dân không còn phải đi đường vòng hay dùng ghe xuồng để qua sông, từ đó giúp kết nối giao thông khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Cùng với đó, dự án vành đai 2 (từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng) mở rộng đường Nguyễn Thị Định và đường Đỗ Xuân Hợp có tổng mức đầu tư gần 7.500 tỷ đồng sắp được triển khai cũng sẽ giúp giảm ùn tắc, tăng kết nối cho TP. Thủ Đức.
Sức hút của thành phố đáng sống
Với hệ thống hạ tầng hiện đại cùng định hướng trở thành trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ quan trọng của TP.HCM và quốc gia, TP. Thủ Đức đang trở thành điểm đến của rất nhiều người dân tại TP.HCM cũng như các khu vực lân cận.
Đặc biệt, sức hút của TP. Thủ Đức còn bởi khu vực này được đánh giá là thành phố đáng sống hàng đầu với sự góp mặt của hàng loạt dự án lớn giúp thay đổi bộ mặt đô thị. Trong số này, không thể không kể đến vai trò của các đại đô thị lớn như Vinhomes Grand Park - nơi đã mở ra không gian sống chất lượng cho hàng ngàn gia đình, lực lượng chuyên gia, lao động trí thức sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn… Đại đô thị sở hữu quy mô rộng lớn lên đến 271 ha, được xem là dự án đi đầu TP. Thủ Đức trong việc xây dựng mô hình khu đô thị thông minh, quy hoạch hiện đại, đáp ứng nhu cầu sống của cộng đồng cư dân trong nước và quốc tế.
Xứng tầm “Dự án nhà ở cao tầng tốt nhất Việt Nam” (được vinh danh năm 2021), bên cạnh không gian sống đẳng cấp, mới đây, tòa tháp văn phòng 45 tầng tại tâm điểm Vinhomes Grand Park cùng bệnh viện Vinmec Thủ Đức có tổng diện tích 36.000m2 cũng chính thức được khởi công xây dựng. Bộ đôi tiện ích “khủng” này hứa hẹn tạo không gian sống, làm việc hiện đại, chất lượng cao, đón đầu làn sóng dịch chuyển của lực lượng lao động và cư dân về TP. Thủ Đức trong thời gian tới.
Đặc biệt, nơi đây còn quy tụ Vincom Mega Mall Grand Park - TTTM lớn nhất miền Nam được áp dụng mô hình “Life-Design Mall” có tổng diện tích lên đến 50.000m2, sẽ chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào quý I/2024.
Những công trình tiện ích phục vụ cuộc sống chất lượng cao đã và đang góp phần đưa Vinhomes Grand Park trở thành trung tâm của mạng lưới đô thị sáng tạo phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố. Bởi thế, theo chủ đầu tư, đây là thời điểm lý tưởng để người mua nhanh tay sở hữu các dòng sản phẩm tiềm năng như tại Vinhomes Grand Park; để có cơ hội vừa tận hưởng chất sống hàng đầu khu vực vừa đón đầu cơ hội gia tăng giá trị BĐS theo các cột mốc hoàn thiện của các công trình giao thông hạ tầng, tiện ích.
Thế Định
" alt=""/>Loạt tín hiệu khởi sắc cho bất động sản khu đông TP.HCMChúng tôi đã tra cứu nhiều tư liệu nhưng không tìm thấy tư liệu nào nêu rõ nguồn gốc của “tế nhị”. Tuy nhiên cũng tìm được một vài gợi ý, xin được chia sẻ với bạn đọc tại đây.
Trước hết xin nói về “tế”. Có nhiều chữ “tế” khác nhau, bao gồm “tế” với nghĩa “dâng, cúng” (hiến tế, cúng tế), “tế” với nghĩa “chạy nhanh” (ngựa tế), “tế” với nghĩa “con rể” (nghĩa tế, hiền tế), “tế” với nghĩa “đưa qua đò” (tế độ, tế bần), “tế” với nghĩa “khoảng, thuở” (quốc tế, giao tế) và “tế” với nghĩa là “nhỏ, hẹp”.
Trong các từ trên, thì “tế” trong “tế nhị” chắc hẳn mang nghĩa “nhỏ bé”, như trong “vi tế”, “tinh tế”, là các từ bạn đã dẫn. Điều này phần nào được phản ánh qua Việt Nam tự điển, khi tác giả Lê Văn Đức giảng về “tế nhị” ngay dưới chữ “tế” với nghĩa “nhỏ bé” mà không phải dưới những chữ “tế” khác. Chữ “tế” này vốn có gốc Hán, được viết bằng chữ 細.
Nếu “tế” là một từ gốc Hán thì hẳn “nhị”cũng vậy. Xét trong các từ điển tiếng Hán, ta thấy có các chữ “nhị” với nghĩa lần lượt là “hai”, “thêm vào”, “mềm, béo, trơn” và “nhuỵ hoa”. Trong các nghĩa này thì khả năng cao “nhị” trong “tế nhị” vốn để chỉ nhuỵ hoa. Để làm rõ, chúng tôi xin đưa ra dẫn chứng:
1. Trong Việt Nam tự điển, học giả Lê Văn Đức giảng: “Ý nhị: Ý tứ tế nhị, thấm thía”. Điều này ngầm cho thấy “nhị” trong “ý nhị” và “nhị” trong “tế nhị” là một.
2. Từ điển Hán Nôm cho biết “ý nhị” vốn được viết bằng 意蘃, với “ý” (意) là “suy nghĩ” và “nhị” (蘃) là “nhuỵ”. Trong tư liệu này “ý nhị” được định nghĩa là “vẻ đẹp sâu kín, khó thấy”. Như vậy, “nhị” mang nghĩa bóng là “sâu kín”, được xây dựng trên nghĩa đen “nhuỵ hoa” (chốn sâu kín nhất của hoa).
Từ hai ý trên, có thể đưa ra nhận định “tế nhị” vốn được viết bằng hai chữ 細蘃, hiểu thuần là những điều nhỏ nhặt, sâu kín nhất. Người “tế nhị” là người biết để ý đến những điều nhỏ, thâm sâu như vậy.
Việc từ này không có trong tiếng Trung cho thấy đây là một sự sáng tạo của người Việt, tạo ra từ mới bằng cách kết hợp những thành phần gốc Hán.
Trọng Nghĩa - Tiếng Việt giàu đẹp
Ta thường dùng từ “tơi bời” để chỉ trạng thái “bị tàn phá mạnh mẽ và dồn dập” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). Thực tế từ này vốn có những mà ít người biết đến.
" alt=""/>Nghĩa và nguồn gốc của từ 'tế nhị'