- Trong buổi họp báo ra mắt chương trình "Giọng ca bất bại",ỹTâmtiếtlộlýdothíchĐàmVĩnhHưthi đấu bóng đá việt nam Mỹ Tâm tiết lộ cô thích Đàm Vĩnh Hưng vì nam ca sĩ quá thích mình.
- Trong buổi họp báo ra mắt chương trình "Giọng ca bất bại",ỹTâmtiếtlộlýdothíchĐàmVĩnhHưthi đấu bóng đá việt nam Mỹ Tâm tiết lộ cô thích Đàm Vĩnh Hưng vì nam ca sĩ quá thích mình.
Phó giáo sư Hiếu cho rằng đào tạo trực tuyến có góc nhìn rộng hơn, vượt xa giảng dạy lý thuyết cổ điển. Khi chuyên môn kết hợp với sự đổi mới, tương lai của giáo dục y tế sẽ được định hình lại.
Trong công tác khám chữa bệnh, sự thay đổi của công nghệ rất rõ ràng tại bệnh viện. Một hướng đi mới Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện trong thời gian qua là Telehealth. Hoạt động này đã được triển khai mạnh mẽ từ tháng 4/2020, với nhiều hướng mũi nhọn như khám chữa bệnh, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, hồi sức cấp cứu, đào tạo… từ xa. Sau 3 năm triển khai, bệnh viện đã thực hiện 248 buổi hội chẩn với 2.248 ca hội chẩn, 316 báo cáo khoa học, 1.039 lượt khám chữa bệnh từ xa, trên 200 cơ sở y tế được tiến hành phối hợp thường quy với bệnh viện.
Đặc biệt, chăm sóc bệnh nhân đã vượt qua bức tường bệnh viện như khám chữa bệnh từ xa cho phép bệnh nhân nhận tư vấn mà không cần bước ra khỏi nhà, chẩn đoán chuyên môn thông qua cuộc gọi video bảo mật hoặc ứng dụng di động chuyên dụng. Bệnh viện còn có kế hoạch chăm sóc trực tuyến điều trị theo cá nhân cung cấp trên môi trường kỹ thuật số. Nhân viên y tế sẽ thông tin cho bệnh nhân về tình trạng bệnh, dùng thuốc, chăm sóc hằng ngày hỗ trợ theo dõi sức khỏe từ xa liên tục.
Cần “may đo” riêng cho từng bệnh viện
Theo ông Hiếu, các cơ sở y tế cần nhanh chóng áp dụng công nghệ, chuyển đổi số để phát triển bởi vì:
Thứ nhất, mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã thay đổi, tuổi thọ tăng lên, đô thị hóa ảnh hưởng tới sức khỏe. Người dân đã hiểu biết hơn về sức khỏe, công nghệ phát triển lan tỏa nhiều thiết bị công nghệ theo dõi sức khỏe như chỉ 1 chiếc đồng hồ đeo tay đo được điện tâm đồ, nhịp tim, độ bão hòa oxy, có thể tự xét nghiệm tại nhà…
Thứ hai, mối quan hệ bác sĩ và bệnh nhân đã khác. Trước đây, bác sĩ chỉ định còn hiện tại hai bên cùng trao đổi để chữa bệnh.
Thứ ba, thông tin bệnh nhân trước đây cập nhật rất khó, mang cả tập hồ sơ đi theo do chưa cập nhật rõ ràng còn hiện tại hồ sơ bệnh nhân đã được điện tử hóa, dễ dàng truy cập lịch sử khám chữa bệnh.
Trong ứng dụng công nghệ, Phó giáo sư Hiếu cho rằng chúng ta nên khám phá công nghệ dù nhỏ bé nhưng hiệu quả sẽ tốt hơn. Ngành y không thể lấy công nghệ bệnh viện này áp dụng cho bệnh viện khác, cần cá thể hóa, “may đo riêng” cho từng bệnh viện sẽ mang hiệu quả. Áp dụng khoa học công nghệ tại bệnh viện cần sự hợp tác chuyên môn của các nhà phát triển công nghệ với bệnh nhân, bệnh viện.
Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, việc phát triển công nghệ được đưa ra rất cụ thể như:
1. Niềm tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe truyền thống và các giải pháp tiên tiến đảm bảo mọi bệnh nhân đều nhận được sự chăm sóc sức khỏe.
2. Nghiên cứu và phát triển nội bộ, triển khai giải pháp công nghệ phù hợp với nhân khẩu học của từng bệnh nhân, phát triển công nghệ dành riêng cho bệnh viện và bệnh nhân.
3. Đổi mới chiến lược thay vì áp dụng công nghệ mới, tìm công nghệ phù hợp cốt lõi với bệnh nhân.
4. Sự phối hợp với các đơn vị trong nước và quốc tế để ứng dụng và chia sẻ công nghệ.
Theo đó, Bến Tre xây dựng hệ thống phân bố địa lý các loại cây trồng chủ lực của tỉnh trên nền tảng bản đồ số Map4D như sầu riêng, dừa, chôm chôm, xoài tứ quý, bưởi da xanh... tại 5 hợp tác xã (HTX)/doanh nghiệp. Mặc dù mới là bước đầu, song việc ứng dụng nền tảng bản đồ Map4D đã mang lại những hiệu quả đáng kể trong công tác quản lý và cập nhật thông tin.
Chính quyền địa phương đã có những buổi làm việc trực tiếp với người dân để thu thập thông tin cây trồng từng vùng, cụ thể về loại cây trồng, thời gian trồng và các loại thuốc đã sử dụng. Trên cơ sở dữ liệu thu được, đối chiếu với tình hình thực tế, địa phương đánh giá hiệu quả cây trồng theo mùa vụ.
Tại 5 HTX thuộc 4 huyện (huyện Chợ Lách (HTX Vĩnh Bình và Hưng Khánh Trung B); huyện Châu Thành (HTX Giao Long); huyện Thạnh Phú (HTX Thạnh Phong); huyện Châu Hòa (HTX Giồng Trôm), phần mềm đã triển khai gắn liền với gần 1.000 nông hộ với các nội dung quản lý về ID, thông tin nông hộ (họ tên, thông tin liên lạc, trồng cây gì…).
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre Đoàn Văn Đảnh cho biết, để phát triển nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, ngành sẽ đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số phục vụ nhu cầu CĐS trong cơ quan nhà nước. Hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của sở, ngành và địa phương; phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp số, khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu tuân thủ theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh.
Việc triển khai phần mềm quản lý và phát triển kinh tế nông nghiệp số giúp quản lý chuỗi cung ứng vật tư đầu vào và đầu ra hiệu quả. Đối với lĩnh vực chăn nuôi - thú y, tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về tổng đàn vật nuôi (gia súc, gia cầm, vật nuôi khác); tình hình sản xuất, khả năng cung ứng các sản phẩm chăn nuôi; tỉ lệ tiêm phòng và tình hình dịch bệnh; hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc thú y - thức ăn chăn nuôi; kiểm soát giết mổ và kiểm dịch xuất, nhập.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp còn triển khai thí điểm các thiết bị giám sát mặt đất phục vụ cho thu thập dữ liệu trong quá trình canh tác. Trong đó, xây dựng mạng lưới giám sát tình hình sâu hại và thiên địch trên cây trồng. Phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với mã số vùng trồng, kết hợp với công nghiệp chế biến sâu, quản lý mã số cơ sở chế biến.
Đồng thời, triển khai xây dựng nền tảng dữ liệu số và thực hiện các phân hệ phần mềm, gồm: Quản lý an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản tỉnh. Bản đồ GIS giám sát và dự báo môi trường nước trong quản lý nghêu ở các huyện. Quản lý cơ sở dữ liệu chăn nuôi thú y. Quản lý, sử dụng và tạo lập dữ liệu bản đồ chuyên ngành nông nghiệp quản lý vùng canh tác, gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp và lắp đặt 3 trạm giám sát sâu rầy thông minh.
Đến nay, tỉnh Bến Tre đã cấp mới và duy trì 28 vùng trồng được gắn 59 mã số với diện tích 550,18 ha trên bưởi, chôm chôm, xoài và sầu riêng. Trong đó: Bưởi da xanh có 16 vùng trồng gắn 30 mã số (diện tích 366.80 ha); chôm chôm có 3 vùng trồng gắn 8 mã số (diện tích 32,05 ha); xoài có 5 vùng trồng gắn 17 mã số (diện tích 52,38 ha); sầu riêng có 3 vùng trồng gắn 3 mã số (diện tích 89.95 ha) và nhãn có 1 vùng trống gắn 1 mã số (diện tích 9 ha).
Bích Thủy và nhóm PV, BTV" alt=""/>Bến Tre hoàn thiện cơ sở dữ liệu vùng sản xuất cây ăn quả![]() |
Nông dân chăn thả bò trên khu đất dự án quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang - Ảnh: V.Trường |
Ở cuối đường Hùng Vương, cách trung tâm TP Mỹ Tho chưa tới 2km có một khu đất trống bạt ngàn rộng hơn 32ha đã được giải phóng mặt bằng và bơm cát san lấp gần xong.
Đó là dự án quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1. Chỉ tính số liệu được ghi trong năm quyết định đầu tư của UBND tỉnh có liên quan đến dự án này thì vốn đầu tư đã hơn 900 tỉ đồng, kể cả khu tái định cư.
Đó là chưa kể các công trình dự kiến xây dựng trên quảng trường này hiện giờ chưa có thiết kế, chưa có quyết định đầu tư.
Phải có bộ mặt nghìn tỉ
Mặc dù biết rõ năm 2016 không có vốn để đầu tư những công trình phục vụ dân sinh cấp thiết theo đề nghị của các địa phương và sở - ngành, nhưng UBND tỉnh vẫn chi tới 112 tỉ đồng tổ chức đấu thầu thi công đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống điện tại quảng trường trung tâm.
Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được công bố ngày 1-12 và sẽ thi công vào đầu năm 2016.
Giải thích việc này, ông Trần Thanh Đức (phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang) nói quảng trường trung tâm là công trình trọng điểm của tỉnh đã xác định từ nhiệm kỳ trước. Đây là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của nhân dân và là bộ mặt của TP Mỹ Tho.
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đình Thông (phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư) cũng nói việc xây dựng quảng trường là cần thiết nhằm hình thành trung tâm sinh hoạt chính trị, giao lưu văn hóa, vui chơi, lễ hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống văn hóa, tinh thần của người dân.
Bên cạnh đó, công trình này còn thúc đẩy sự phát triển TP Mỹ Tho trở thành đô thị loại I - trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng.
Theo UBND tỉnh, dự án quảng trường giai đoạn 1 có 601 hộ dân bị ảnh hưởng, tổng số tiền chi bồi thường để thu hồi đất là hơn 457 tỉ đồng.
Đến nay đã có 569 hộ đồng ý nhận tiền bồi thường và giao mặt bằng tương đương 95% diện tích. Tỉnh đã chi 422 tỉ đồng bồi thường cho người dân. Trong năm 2015, nhà thầu đã bơm cát san lấp mặt bằng với kinh phí 37 tỉ đồng.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay dự án quảng trường trung tâm giống như một “thảo nguyên” bạt ngàn. Rất nhiều nông dân hằng ngày đến đây cắt cỏ mang về cho gia súc ăn. Một số người còn lùa bò đến đây chăn thả, không lo bị lạc.
Ông Nguyễn Thanh Hùng - ấp Long Hòa A, xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, đang chăn thả bò trên khu đất quảng trường - cho biết bị giải tỏa trắng gần 3.000m2 đất và nhà để làm quảng trường.
Gia đình ông đã giao mặt bằng gần hai năm nay và phải đi ở trọ do khu tái định cư đến nay vẫn chưa làm xong. Không có đất làm chuồng nên ông phải cho đàn bò ở tạm dưới gầm cầu. Cũng vì thế mà một con bê vừa lọt lòng mẹ bị rơi xuống kênh chết ngạt.
Sau đó, ông Hùng phải đưa đàn bò đi gửi và hằng ngày lùa ra quảng trường cho ăn cỏ. “Phải chi tỉnh đừng làm quảng trường thì gia đình tôi đâu có khổ như bây giờ. Bị giải tỏa, tiền bồi thường không mua được đất khác để sản xuất, không có nhà ở” - ông Hùng buồn bã.
Chuyện cấp bách... phải chờ
Trong khi đó, một công trình rất cấp thiết đối với người dân Tiền Giang hiện nay là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang vẫn “án binh bất động”, trong khi bệnh viện cũ xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu.
Theo quy hoạch, bệnh viện này có quy mô 1.000 giường với trang thiết bị y tế hiện đại, tổng mức đầu tư 2.350 tỉ đồng. Công trình sẽ được xây dựng tại khu Đồng Sen thuộc xã Phước Thạnh, TP Mỹ Tho rộng 10ha đã có sẵn mặt bằng, không phải giải tỏa.
Tuy nhiên, mấy năm qua tỉnh “cầu viện” Bộ Kế hoạch - đầu tư và các tổ chức nước ngoài để vận động tài trợ vốn ODA nhưng không có kết quả. UBND tỉnh cho biết đã đăng ký xin hỗ trợ vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư bệnh viện này giai đoạn 2016 - 2020, nhưng khả năng có vốn là rất thấp.
Nhiều ý kiến cho rằng số vốn 2.350 tỉ đồng đầu tư bệnh viện tương đương đầu tư quảng trường trung tâm.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc đầu tư bệnh viện phục vụ nhân dân là chắc chắn. Còn đầu tư vào quảng trường chỉ được hình thức bên ngoài, hiệu quả không cao.
Nếu phân kỳ đầu tư xây dựng bệnh viện trong 5 - 6 năm, tức mỗi năm chỉ phân bổ chừng 500 tỉ đồng, có lẽ hiện giờ bệnh viện đã có hình hài rồi. Việc này hoàn toàn nằm trong khả năng ngân sách của tỉnh.
Tại phiên chất vấn kỳ họp HĐND tỉnh Tiền Giang ngày 10-12, đại biểu Lê Dũng công bố một thông tin đau lòng: “Toàn tỉnh còn hơn 3.000 người có công chưa được hưởng chính sách nhà ở. Hàng trăm căn nhà xuống cấp nặng, sắp sập trong khi tuổi của họ đã cao, không còn sống bao lâu nữa. Tôi thấy xót xa lắm!”.
Theo ông Trần Thanh Đức - phó chủ tịch UBND tỉnh, để xây dựng mới và sửa chữa nhà cho người có công cần khoảng 115 tỉ đồng.
Đây không phải số tiền quá lớn nhưng giải quyết thế nào thì tỉnh sẽ bàn. Ở bên dưới hội trường lập tức có tiếng xì xào: “Tạm dừng gói thầu làm đường, điện quảng trường thì đủ xây nhà cho hơn 3.000 hộ này chứ có gì mà bàn!”. Rất nhiều đại biểu gật gù đồng tình.
Ông Trần Thanh Đức thừa nhận không thể tránh khỏi tình trạng đầu tư dàn trải. Ban thường vụ Tỉnh ủy vừa có chỉ đạo rà soát, báo cáo tất cả dự án, công trình đang và sắp đầu tư.
Tỉnh ủy sẽ đánh giá những công trình nào quan trọng để tiếp tục đầu tư, công trình nào chưa cấp thiết sẽ tạm dừng.
Ông Trần Long Thôn, trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy, cũng xác nhận Tỉnh ủy sẽ sớm xem xét lại các dự án, công trình.
Chắc chắn những công trình chưa thật sự cấp thiết sẽ được tạm dừng để ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ an sinh xã hội.
Riêng về dự án quảng trường trung tâm, ông Thôn cho biết cũng có một số ý kiến đề nghị kêu gọi xã hội hóa đầu tư những hạng mục còn lại. Nếu không kêu gọi được sẽ xem xét chọn thời điểm phù hợp để đầu tư.
Quảng trường sẽ tiêu tốn gần 2.200 tỉ đồng Theo quyết định 1733 ngày 24-7-2012 của UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 quảng trường trung tâm tỉnh có quy mô 44ha, trong đó có bảo tàng, thư viện, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, sân lễ, công viên cây xanh, bãi xe, hạ tầng kỹ thuật..., tổng vốn đầu tư (khái toán) khoảng 2.189 tỉ đồng. Dự án được phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 (vốn hơn 1.000 tỉ đồng) gồm: bồi thường, giải tỏa hơn 457 tỉ đồng; xây khu tái định cư 16ha (khoảng 242 tỉ đồng); san nền, đường giao thông, điện, cấp thoát nước (150 tỉ đồng); khu quảng trường quy mô 3,5ha (dự kiến 250 tỉ đồng). |
Theo Tuổi trẻ
Đường nghìn tỷ thành nơi đổ rác" alt=""/>Đổ nghìn tỉ đồng làm... quảng trường