Thông tin từ PTIT cho hay, chương trình học bổng trao đổi sinh viên tại Nhật Bản là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình tiếp nhận sinh viên quốc tế PBL do Học viện Công nghệ Shibaura (SIT) chủ trì, xin tài trợ từ quỹ “Ngân sách bổ sung AMEICC” của Hiệp hội hợp tác kỹ thuật và hợp tác bền vững ngoài nước của Nhật Bản.
Theo đó, chương trình tiếp nhận sinh viên quốc tế PBL sẽ được tổ chức thành 2 đợt. Trong đợt 1, chương trình giảng dạy tại Việt Nam diễn ra từ ngày mai, 20/10 đến 20/11/ 2017. Trong đợt này 30 sinh viên PTIT sẽ được đào tạo ngôn ngữ lập trình Ruby, Data Mining thông qua việc phân tích xu hướng và dự đoán tương lai từ dữ liệu thực tế; với sự tham gia giảng dạy trực tiếp của các Giáo sư của Học viện SIT và các chuyên gia của Công ty Co-well châu Á.
Trong đợt 2, 10 sinh viên PTIT được chọn từ chương trình giảng dạy tại Việt Nam ở đợt 1 để tham gia chương trình PBL tại Nhật Bản dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 22 - 29/1/2018.
PTIT cũng cho biết, chương trình học bổng trao đổi sinh viên tại Nhật do trường hợp tác cùng Công ty Co-well châu Á triển khai dành cho đối tượng là các sinh viên năm thứ tư và thứ năm của Học viện; có kiến thức về lập trình và đang học tại các khoa CNTT 1, Viễn thông 1, Kỹ thuật Điện tử 1, Đa phương tiện; có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.
" alt=""/>PTIT hợp tác với CoTheo TechCrunch, vào ngày 15/12/2017, ứng dụng nhắn tin AOL Instant Messenger (AIM) sẽ chính thức ngừng hoạt động sau 20 năm tồn tại, kể từ năm 1997. Là ứng dụng chat đầu tiên trên internet và từng rất phổ biến tại thị trường Bắc Mỹ, nhưng với sự phát triển của tin nhắn SMS và mạng xã hội tích hợp tính năng chat (như Facebook hay WhatsApp), AIM dần bị lãng quên và nó cũng bị "cha đẻ" AOL bỏ rơi.
Việc khai tử AIM của AOL được công bố sau khi loạt ứng dụng bên thứ ba cho AIM bị ngừng hỗ trợ.
![]() |
"AIM sẽ luôn là một phần đặc biệt trong trái tim của chúng tôi" là những gì AOL viết trong đoạn email gửi cho người dùng. |
Hiện mọi người có thể tải về ảnh mà họ gửi qua AIM từ nay đến 15/12, rất tiếc vì không có cách nào để lưu hoặc di chuyển danh sách liên hệ, chúng sẽ bị xóa sau ngày 15/12. Phiên bản AIM cho Windows, macOS, iOS và Android cũng sẽ sớm được gỡ khỏi các kho ứng dụng.
Ban đầu phát hành dưới dạng dịch vụ thuộc AOL desktop, năm 1997 AIM được tách ra thành một ứng dụng độc lập. Đây là tiền thân của Yahoo Messenger và bất cứ ứng dụng chat nào xuất hiện sau này, Away Messages trong AIM cũng là "tổ tiên" của tính năng cập nhật trạng thái hay đăng tweet mà chúng ta vẫn dùng hằng ngày. ICQ, Yahoo Messenger hay Microsoft MSN từng là những đối thủ đáng gờm của AIM nhưng khi tin nhắn văn bản, Google Chat hay Facebook Messenger dần phổ biến thì AIM cũng mất đi chỗ đứng của mình. Giá trị của AOL sụt giảm thê thảm từ 224 tỷ USD xuống còn 4,4 tỷ USD khi bị bán cho Verizon năm 2015. Với thị trường doanh nghiệp mà AOL bỏ lỡ, WhatsApp cũng bị bán cho Facebook vào năm đó nhưng giá trị lên đến hơn 19 tỷ USD.
Tháng 3 năm nay, một cựu nhân viên AOL nói với Ars Technica rằng lượng người dùng AIM theo anh chỉ còn vài triệu người, và công ty không thể kham nổi khoản tiền dùng để duy trì giao thức OSCAR mà AIM sử dụng.
Ngày đầu tiên của Ines rất khó khăn. Cô liên tục nhấp vào đường dẫn Twitter được đánh dấu trên Chrome hoặc gõ facebook.com với hi vọng có thông báo nào đó hiện ra. Đương nhiên chẳng có gì vì cô đã xóa hết trước đó.
Sáng thứ ba cũng khá khó khăn, nhưng đã nhẹ nhàng hơn nhiều. Ines không ngờ việc chẳng có thông báo nào hiện lên trên điện thoại lại khiến cô cảm thấy thoải mái. Thời gian tiết kiệm được khi không lên mạng cô dùng vào việc đọc báo và xem tivi.
Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn vào những ngày sau đó. Thứ tư, Ines thậm chí không kiểm tra điện thoại vào bữa tối hay giữa các cuộc nói chuyện. Cô cũng ít chụp ảnh hơn do không có nhu cầu chia sẻ.
Tới thứ năm, nỗi sợ bỏ lỡ thông tin khi không kiểm tra Facebook và Twitter đã hoàn toàn biến mất.
" alt=""/>Một tuần cai nghiện mạng xã hội