Nhiều người đã sử dụng hashtag #BringBackLofiGirl để đưa luồng phát trực tiếp trở lại, đồng thời chỉ trích chính sách cảnh cáo vi phạm bản quyền của YouTube.
Trước khi bị dừng, luồng phát kéo dài hơn 2 năm này đã thu hút hơn 668 triệu lượt xem, 7,7 triệu lượt thích và trở thành chủ đề được quan tâm trên Internet.
Còn kênh Lofi Girl, kể từ khi ra mắt đến nay, thu hút hơn 1 tỷ lượt xem và đã cán mốc 10 triệu người đăng ký hồi cuối tháng 3.
![]() |
Cô gái ngồi học bài nổi tiếng trên kênh Lofi Girl. |
Sức hút của Lofi Girl
Lofi (viết tắt của low fidelity, tạm dịch: chất lượng thấp) là thể loại nhạc trong đó có chứa một vài lỗi kỹ thuật trong quá trình thu âm và trình diễn.
Là một thể loại riêng biệt song lofi cũng thường được kết hợp với các loại hình âm nhạc khác. Theo MasterClass, trong những năm 1980-1990, "nhiều nghệ sĩ punk, indie, rock và hiphop theo đuổi thẩm mỹ lofi với lý do kinh tế và nghệ thuật".
Các nghệ sĩ như J Dilla và Nujabes đã tích cực phổ biến thể loại này trong những năm 1990.
Nhưng phải đến năm 2000, lofi mới thực sự được biết đến rộng rãi khi xuất hiện trong phim hoạt hình Nhật Bản và các kênh YouTube nổi tiếng như Chillhop Music và College Music.
![]() |
Âm nhạc lofi mang đến cảm giác thư giãn cho người nghe. |
Vào giai đoạn 2013-2015, tính năng phát trực tiếp bắt đầu nở rộ trên YouTube, ChilledCow bắt đầu livestream 24/7 nhạc lofi. Năm 2017, kênh này ra mắt Lofi Girl, video kết hợp phát nhạc lofi với hình ảnh một cô gái hoạt hình đang ngồi học bài.
Sau khi bị khiếu nại bản quyền vì dùng hình ảnh nhân vật Shizuku Tsukishima trong phim hoạt hình Whisper of the Heart (1995), Lofi Girl đã thuê một họa sĩ người Colombia để thiết kế nhân vật Jade cho riêng mình.
Jane trở thành biểu tượng ngay sau khi ra mắt vào năm 2018, đến mức ChilledCow đổi tên thành Lofi Girl vào năm 2021.
Lofi Girl, cả kênh và nhân vật, được cho mang lại cảm hứng học tập, làm việc cho hàng triệu người.
"Kênh này đã biến công việc học hành đơn độc thành trải nghiệm học nhóm trực tuyến. Âm nhạc nhẹ nhàng, lặp lại tạo nên không khí thư giãn, dễ chịu. Còn khung cảnh Jane mặc áo len, đeo tai nghe, chăm chú học bài mang đến sự bình yên, cảm giác thoát ly thực tại", theo The Verge.
Thèm khát sự chậm rãi
Các nhà nghiên cứu cố gắng tìm kiếm sự ảnh hưởng của âm nhạc đối với công việc trong nhiều thập kỷ. Rất ít nghiên cứu trong số đó đủ để đưa ra kết luận thể loại âm nhạc nào có thể giúp con người tập trung làm việc, học tập tốt hơn.
Nhưng theo Teresa Lesiuk, giám đốc và phó giáo sư về liệu pháp âm nhạc tại Trường Âm nhạc Frost thuộc Đại học Miami, một số vẫn có thể chứng minh tại sao lofi dễ trở thành xu hướng với giới bàn giấy.
Khi nghe những thể loại nhạc chậm như Lofi, bộ não con người giải phóng Serotonin, chất dẫn truyền thần kinh còn được gọi là "hormone hạnh phúc", làm tăng Dopamine và giảm Cortisol (hormone căng thẳng).
![]() |
Nhân vật Jade của Lofi Girl được nhiều người yêu mến và cosplay trên mạng. |
"Âm nhạc hay không truyền cảm hứng quá tích cực hoặc quá tiêu cực. Nhạc có lời thường dễ gây mất tập trung. Tiết tấu chậm hơn sẽ giúp bạn thư giãn, còn tiết tấu nhanh hơn sẽ thúc đẩy bạn", bà Lesiuk nói.
Độ nổi tiếng của Lofi Girl cho thấy mọi người đang thèm khát sự chậm rãi trong một nền văn hóa kỹ thuật số quá bão hòa vốn chỉ nuôi dưỡng sự bất an và chủ nghĩa tiêu dùng, theo Farah Abdessamad, nhà văn và nhà tiểu luận ở New York, Mỹ.
Nhân vật Jade, giống như những giai điệu đi kèm với cô ấy, luôn toát lên sự giản dị và bình lặng.
Đại dịch dường như cũng góp phần vào sự lan tỏa của Lofi Girl nói riêng thể loại nhạc lofi nói chung.
Carlo-Gonzalez, sinh viên luật tại Đại học Stanford được người hâm mộ biết đến với cái tên Seneca B, nói rằng các tác phẩm lofi của cô trên YouTube và Soundcloud có lượt xem tăng nhanh hơn trong 2 năm trở lại đây.
"Mọi người học online, làm việc tại nhà nhiều và đang muốn tìm thêm cảm hứng và sự nhẹ nhàng".
Leon Wu, sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Victoria ở Australia, chia sẻ: "Tôi thích thể loại âm nhạc này vì nó giúp tôi làm việc tốt hơn. Lofi là điều gì đó còn bình yên trong một thế giới đầy lo lắng và kiệt quệ như bây giờ. Tôi nghe lofi cũng giống mọi người sử dụng các ứng dụng thiền thư giãn như Headspace hoặc Calm".
(Theo Zing)
Thông qua các dịch vụ máy chủ ảo, người dùng có thể thiết lập việc phát sóng liên tục, không giới hạn thời gian trên nền tảng YouTube.
" alt=""/>Sức hút kỳ lạ của video cô gái học bài phát 2 năm liên tiếpSau khi đã hòa nhập và thích nghi được với môi trường sống nơi đây, những điều tuyệt vời ở đất nước này đã thực sự chinh phục Liêm cho tới bây giờ.
Tốt nghiệp ĐH Kinh tế (Prague) được 3 năm, Liêm vẫn đang làm việc và sinh sống ở Séc.
Liêm chia sẻ, sau một thời gian học tập và sinh sống ở Séc, cậu thực sự thích sự phát triển cả về văn hóa, giáo dục và hệ thống an sinh xã hội của đất nước Trung Âu này. “Với người ngoại quốc thì phải chịu khó tìm hiểu về văn hóa và ngôn ngữ Séc thì sẽ dễ hòa nhập hơn với cuộc sống ở đây”.
![]() |
Hình ảnh minh họa |
Hệ thống giáo dục đại học của Séc cũng có các trường đại học công và đại học tư. Học trường công, bạn sẽ không phải nộp học phí cho đến năm 28 tuổi. Theo tiêu chuẩn thì hệ cử nhân học trong 3 năm, học thạc sĩ thêm 2 năm nữa, nhưng sinh viên có thể kéo dài thêm nửa kỳ hoặc một năm nữa. Đa phần các trường đại học học theo hệ thống chứng chỉ.
Một điểm đặc biệt là “hầu hết các môn học ở đại học Séc không bắt buộc sinh viên phải đến trường, chỉ có một vài môn có tính thêm điểm chăm chỉ”– Liêm cho biết. Vì thế, mỗi sinh viên có quyền tự chọn cách học phù hợp với mình.
“Có nhiều bạn chẳng bao giờ đến trường, có người lại thích đến trường vì nghe giảng dễ hiểu hơn”.Với những sinh viên không thích đến trường thì có thể ở nhà đọc sách, nghiên cứu tài liệu.
Và tất nhiên để được công nhận là đã hoàn thành môn học, sinh viên phải vượt qua các bài thi. “Như trường mình nếu kết quả bài thi dưới 50% là trượt, 50 - 60% thì được quyền thi lại, trên 60% mới được tính là qua môn. Thang điểm tính từ 1 đến 5 và điểm 1 là điểm tốt nhất, tương đương với kết quả trên 90%”.
Liêm cũng chia sẻ, thời điểm mới sang, việc hòa nhập với môi trường mới khá khó khăn. Cậu cảm thấy chán nản vì tiếng còn kém, đi học chẳng hiểu thầy cô, bạn bè nói gì. Có một kỷ niệm vui mà cậu còn nhớ lúc mới sang là lần đi uống bia với cả lớp hồi lớp 9.
“Dân Séc uống bia nhiều hơn cả dân Việt Nam uống nước lọc. Cả trai và gái đều uống bia rất nhiều. Nên lần đó mình là người say duy nhất trong lớp” - Liêm kể vui.
Sau 13 năm sinh sống ở Séc, Liêm cho rằng không chỉ có hệ thống an sinh xã hội tốt, bản thân người dân đất nước này cũng có ý thức rất cao và họ có quan điểm đặc trưng phương Tây về vấn đề trách nhiệm giữa các thế hệ.
“Người Séc không phụ thuộc nhiều vào gia đình. Trong văn hóa của Séc, người trong gia đình không phải có trách nhiệm chăm sóc lẫn nhau, ví dụ như con cái không cần chăm sóc bố mẹ, không cần lo lắng cho anh chị em… nên sự hưởng thụ cuộc sống về mặt vật chất của người Séc nhiều hơn”– Liêm chia sẻ.
Chính vì thế, hệ thống dưỡng lão, chăm sóc người già của họ lúc nào cũng đầy đủ. Nhưng đa phần người già ở Séc thích sống một mình, độc lập, thoải mái hơn là vào viện dưỡng lão. Dù không sống chung nhưng con cái vẫn thường xuyên tới thăm bố mẹ.
“Hệ thống an sinh xã hội của Séc rất tốt. Người dân đã đóng bảo hiểm y tế thì vào bệnh viện không kể bệnh gì, làm phẫu thuật hay không đều miễn phí, có mất thêm một chút tiền cũng không đáng kể. Phụ nữ sau sinh được nghỉ có lương 2-3 năm…”
“Người dân thì hiền lành và ý thức cao. Giả sử khi họ đang đi trên một con đường vắng vẻ mà muốn vứt rác, mặc dù không có ai nhìn thấy nhưng không bao giờ họ làm thế, cho dù có bất tiện họ cũng sẽ đợi cho đến khi có thùng rác mới vứt” – Liêm kể.
![]() Những câu chuyện khiến du học sinh Việt ‘choáng’ về người Đức Người Đức cực kỳ đúng giờ. Vào lớp 9 giờ là đúng 9 giờ. Cô giáo không bao giờ đi muộn. " alt=""/>Du học sinh kể chuyện ở đất nước sinh viên không cần đến trường![]() Diễn viên hài Hữu Tín. |
Hữu Tín (sinh năm 1987, ngụ TP.HCM) là một trong những diễn viên hài, trưởng thành từ sân khấu kịch của bà bầu Hồng Vân. Anh nổi tiếng sau khi trở giành được giải Quán quân Cười xuyên Việt năm 2016.
Thời gian qua, nam diễn viên góp mặt trong nhiều game show như "Ơn giời cậu đây rồi", "Nhanh như chớp"... Anh cùng nhóm hài X-Pro từng đăng quang Cười xuyên Việt.
Theo Zing
" alt=""/>Diễn viên Hữu Tín bị phát hiện sử dụng ma túy trong căn hộ ở TP.HCM