Với hi vọng tìm được người đàn ông trong mơ để lấy làm chồng, một phụ nữ đã trả hơn 2.000 đô la Sing (33,4 triệu đồng) cho công ty mai mối để đổi lấy 5 lần hẹn hò với các ứng viên tiềm năng.Nhưng kỳ vọng của cô nhanh chóng trở thành nỗi thất vọng vì những cuộc hẹn diễn ra không như mong đợi.
Không hài lòng với sự “thiếu chuyên nghiệp” của các ứng viên được giới thiệu cũng như tốc độ sắp xếp cuộc hẹn quá chậm, người phụ nữ đã yêu cầu công ty hoàn trả số tiền còn lại trong gói hợp đồng của mình. Tuy nhiên, công ty mai mối từ chối đề nghị đó.
 |
Người phụ nữ không hài lòng về cách làm việc mà cô cho là thiếu chuyên nghiệp của công ty mai mối. |
Tờ nhật báo Shin Min cho biết, người phụ nữ tên Chen, 39 tuổi đã liên hệ với tờ này để bày tỏ sự bất bình của mình.
Chen, hiện là quản lý ở một ngân hàng, cho biết cô quyết định chi tiền cho hợp đồng mai mối vì muốn tìm được người để kết hôn trước tuổi 40. Cô cũng bị thu hút bởi chương trình khuyến mãi mà công ty tung ra, trong đó giá gốc là 4.000 đô la Sing.
Chen cho biết, công ty này khá nổi tiếng và cô đã rất yên tâm sau khi tìm hiểu. Họ khẳng định có một lượng khách hàng lớn và tự tin tìm được cho cô đối tượng lý tưởng.
Nhưng sau khi ký hợp đồng, cô đã vấp phải thái độ thiếu nhiệt tình của nhân viên tư vấn. Chen mô tả cách mà cô phải bám lấy nhân viên tư vấn để sắp xếp một cuộc hẹn cho mình. Không những thế, khoảng thời gian giữa các cuộc hẹn kéo dài tận 2 tháng, thậm chí nửa năm.
Cô khẳng định đã không thể liên lạc được với một nhân viên tư vấn sau khi người này sắp xếp thành công cho cô một cuộc hẹn. Nhân viên này chỉ liên lạc lại với cô vài ngày sau đó và đưa ra lý do là vừa gặp tai nạn.
Nhân viên tư vấn cũng không trả lời tin nhắn của Chen sau đó. Cô chỉ phát hiện ra là nhân viên này đã nghỉ việc sau khi tới công ty yêu cầu giải thích.
Tiêu chuẩn tìm chồng: Cao hơn 1,63m, lương tháng 134 triệu đồng
Chen kể, cô đã tham gia 4 cuộc hẹn hò do công ty mai mối sắp xếp nhưng không hài lòng với chất lượng các cuộc hẹn cũng như dịch vụ được cung cấp. Thêm nữa, với mỗi cuộc hẹn, cô lại phải trả thêm 400 đô la Sing (6,7 triệu đồng) tiền phí. Chen đã yêu cầu công ty hoàn trả phần còn lại của gói hợp đồng sau một năm rưỡi nhưng đề nghị của cô bị từ chối.
“Khi quản lý của họ gọi cho tôi để tìm hiểu lý do, tôi có thể nghe thấy tiếng ai đó đang rửa tay bên ngoài. Nó tạo cho tôi cảm giác họ thiếu chuyên nghiệp và chân thành”.
“Sau đó, họ đã gửi cho tôi một email nói rằng họ có thể nâng cấp gói hợp đồng của tôi, trong đó sẽ có huấn luyện viên hẹn hò và được miễn phí 2 buổi huấn luyện. Nhưng tôi nhất quyết đòi lại tiền”.
Chen chia sẻ, mối tình đầu tiên và duy nhất của cô là từ thời đại học. Nhưng họ đã chia tay sau 2 năm vì không hợp nhau.
Bận rộn với công việc, lại phải dành thời gian chăm sóc cha mẹ, có ít mối quan hệ xã hội là những lý do khiến cô có ít thời gian để tìm bạn đời. Cô đã thử hẹn hò qua mạng nhưng thấy cách này không đáng tin, vì thế cô quyết định tìm đến công ty mai mối với hi vọng sẽ thành công.
Chen – người cao 1,63m – nói rằng tiêu chí tìm bạn đời của cô “không cao”. Cô chỉ cần bạn trai cao hơn mình, có cùng trình độ học vấn, kiếm được 8.000 đô la Sing/tháng (134 triệu đồng), là người Trung Quốc, theo đạo Phật hoặc không theo tôn giáo nào đều được.
Chen nói, mặc dù công ty hứa sẽ tìm được một người phù hợp với tiêu chí của cô, nhưng buổi hẹn đầu tiên họ lại sắp xếp với một người có thu nhập thấp hơn cô và mỗi năm chỉ tăng lương được vài chục đô la. Sau khi phàn nàn với công ty về việc này, họ đồng ý sắp xếp cho cô thêm một buổi hẹn nữa.
Các chàng trai ở những cuộc hẹn sau đều đáp ứng các tiêu chí của Chen nhưng cô lại không thấy phù hợp với họ.
“Tôi cảm thấy một trong số đó hơi già, còn một người khác thì mời tôi ăn chung một que kem trong buổi hẹn đầu tiên – điều mà tôi cảm thấy hơi kỳ quặc. Chúng tôi đã trao đổi số điện thoại nhưng chẳng ai liên lạc với nhau”.
Phản hồi lại tờ Shin Min, công ty mai mối cho biết, bất cứ khi nào một cuộc hẹn được dự kiến diễn ra, việc đầu tiên là công ty phải thông báo trước với cả hai bên rồi mới sắp xếp một ngày gặp nhau.
Nếu một bên cảm thấy bên kia không đáp ứng các tiêu chí của mình, buổi hẹn đó sẽ được coi là miễn phí. Còn về việc nhân viên tư vấn nghỉ việc mà không thông báo cho Chen, người đại diện công ty nói rằng họ đã gửi email thông báo.
Với việc từ chối hoàn lại tiền, người đại diện cho biết: “Do yêu cầu ban đầu của khách hàng không đáp ứng các yêu cầu về việc hoàn lại tiền nên người quản lý của chúng tôi đã đề nghị nâng cấp gói hợp đồng của cô ấy. Nhưng khi biết khách hàng muốn dừng dịch vụ, chúng tôi đã liên lạc để xem chúng tôi có thể giải quyết vấn đề như thế nào”.
Đăng Dương(Theo Asia One)

Tiết lộ của những người mai mối cho triệu phú
Sử dụng ứng dụng hẹn hò với yêu cầu khắt khe, tìm đến các dịch vụ mai mối dành cho giới nhà giàu..., người độc thân ở Hàn Quốc đang thử nhiều cách để tìm một nửa hoàn hảo của mình.
" alt=""/>Tìm chồng thu nhập hơn trăm triệu, cô gái thất vọng sau 5 cuộc hẹn
Vay tiền mua xe đạp thu mua phế liệuÔng Hồ Vĩnh Căn, sinh năm 1933, tại một huyện nhỏ ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), trong một gia đình nghèo khó.
Sau khi tốt nghiệp một trường kỹ thuật, ông trở thành công nhân trong nhà máy. Tiền kiếm được từ công việc này ít ỏi song là nguồn thu nhập duy nhất để trang trải cuộc sống cho cả gia đình.
Khi con gái lên 10 tuổi, gia đình ông Hồ Vĩnh Căn vẫn chưa thoát khỏi cảnh nghèo khó. Gia đình khó khăn đến nỗi, 2 vợ chồng ông không có đủ tiền để mua cho con gái một đôi giày, cô bé phải đi chân đất đến trường. Nhìn thấy sự nghèo khó, thương vợ con sống chật vật, ông Hồ Vĩnh Căn nung nấu ý chí và quyết tâm phải cải thiện cuộc sống gia đình.
 |
Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 56 tuổi, đến nay ông Hồ Vĩnh Căn đã có khối tài sản lớn. |
Tới năm 56 tuổi, ông Hồ Vĩnh Căn nhận thấy, có thể kiếm tiền từ đồ phế liệu bằng cách thu mua rồi bán lại. Cho nên, người đàn ông này vay bạn 500 nhân dân tệ (1,7 triệu đồng) để mua một chiếc xe đạp.
Sau khi mua về, ông lắp thêm 2 giỏ tre và bắt đầu thu mua phế liệu từ nhà này sang nhà khác, khắp đường lớn đến ngõ nhỏ với mong muốn có thêm tiền cho gia đình kèm hy vọng đổi đời. Các đồ ông mua là sách cũ, sắt vụn, phế liệu, đồ nhựa đã thải ra.
Ở tuổi 56, ít ai nghĩ ông sẽ thành công, vậy mà chỉ sau nửa năm, ông không còn cần rong ruổi trên chiếc xe cà tàng nữa. Trước đây, một năm làm việc chăm chỉ cũng chỉ kiếm được số tiền ít ỏi. Vậy mà, chỉ trong 6 tháng, đời sống gia đình đã có nhiều cải thiện dù chưa phải giàu sang.
Nhìn thấy cuộc sống của gia đình ngày càng tốt hơn, Hồ Vĩnh Căn không ngừng cố gắng. Mỗi ngày thức dậy đều chăm chỉ, phân loại các đồ phế liệu thu mua được. Sau một thời gian lao vào thương trường, ông nhận thấy sách và tạp chí cũ dễ thu mua nhưng lợi nhuận thấp nên số tiền kiếm được chẳng đáng là bao.
Bước ngoặt làm giàu
Sau một thời gian đi hết hang cùng ngõ hẹp để thu mua phế liệu, sách báo cũ, Hồ Vĩnh Căn đã lên kế hoạch khởi nghiệp, mở một cơ sở thu mua phế liệu. Tuy nhiên, việc làm ăn không mấy thuận lợi như dự tính ban đầu.
Hồ Vĩnh Căn phải hứng không ít sự cố ngoài ý muốn khi mới kinh doanh. Nhiều đồ phế liệu, sắt vụn mua được bị tịch thu do không có giấy tờ, số tiền thiệt hại 10.000 nhân dân tệ (35 triệu đồng). Với một người mới kinh doanh nhỏ, đây là số tiền lớn.
 |
Những khối sắt vụn bị bỏ đi đã giúp ông Hồ Vĩnh Căn đổi đời. |
Tuy nhiên, những điều đó không hề làm cho Hồ Vĩnh Căn bị nhụt chí, ông vẫn không ngừng nỗ lực. Sự kỳ vọng và niềm tin của gia đình nhỏ chính là động lực để ông bước tiếp.
Số sắt vụn thu mua được ngày càng nhiều, đây cũng chính là cơ hội mang đến bước ngoặt cho ông và cơ sở của mình. Một công ty tái chế kim loại nặng đã ký hợp đồng thu mua sắt vụn mà ông có.
Thời điểm đó, giá bán sắt vụn tăng mạnh 3000 tệ lên 4000 tệ/tấn (10,5 - 14 triệu đồng/tấn), chẳng mấy chốc Hồ Vĩnh Căn có tài sản vượt 100.000 nhân dân tệ (350 triệu đồng) hồi cuối năm 1993. Ông ngỡ đó như một giấc mơ mà trước đây không bao giờ dám nghĩ tới.
Con đường kinh doanh ngày càng phát triển, ông Hồ Vĩnh Căn giàu lên từng ngày. Đến năm 1996, doanh thu công ty Hoa Thành do ông lập ra đã đạt tới 15 triệu tệ. Từ một người chỉ mong ước kiếm thêm chút tiền cho gia đình cải thiện cuộc sống, ông Hồ Vĩnh Căn trở thành đại gia giàu có và được nhiều người ngưỡng mộ.
Trong 17 năm, tài sản của ông Hồ Vĩnh Căn đã vượt mốc 1 tỷ nhân dân tệ. Mặc dù đạt đến thành công, đại gia này không quên những ngày nghèo khó đã từng trải qua. Ông dang tay giúp đỡ, làm từ thiện để mọi người có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Với ông, làm từ thiện không phải vì thể diện hay lấy danh tiếng mà giúp đỡ người khác cũng là một phần công việc của bản thân. Hằng ngày, ông vẫn duy trì lối sống giản dị, ăn uống thanh đạm, không lãng phí bất cứ thứ gì.
Từ câu chuyện của ông Hồ Vĩnh Căn, có thể thấy, bất cứ ai chịu thương, chịu khó đều là những người có khả năng vượt qua sương gió cuộc đời, nếu kiên trì sẽ gặt hái được thành công. Mỗi ngành nghề đều mang đến giá trị riêng, quan trọng là bạn biết khám phá để đi tới thành công.
Cơ hội sẽ dành cho bất cứ ai sẵn sàng cố gắng vươn lên. Khi bạn thực sự muốn thành công, sẽ có cơ hội mở ra, chỉ cần bình tĩnh, nắm bắt lấy cơ hội và kiên trì. Lúc thành công đừng quên những hoàn cảnh nghèo khó, vật lộn với nỗi lo cơm áo gạo tiền, miếng cơm manh áo ngoài kia, lan tỏa những điều tốt đẹp ra xã hội.
Theo Dân Trí

Người giàu tiêu tiền hoang phí cho những thứ gì?
Người dùng mạng xã hội Reddit đã chia sẻ những câu chuyện mà họ biết về những người giàu.
" alt=""/>Cuộc đổi đời không ngờ của người đạp xe mua sắt vụn, thành đại gia giàu có