"Quýt mới mua về,àngquýtmớimuađãmốcxanhmốcđỏ24h com.vn vỏ ngoài còn tươi, bóc ra đã thấy bên trong mốc xanh, mốc đỏ"- chị Vân, một nhân viên công sở chia sẻ
"Quýt mới mua về,àngquýtmớimuađãmốcxanhmốcđỏ24h com.vn vỏ ngoài còn tươi, bóc ra đã thấy bên trong mốc xanh, mốc đỏ"- chị Vân, một nhân viên công sở chia sẻ
Một phóng sự của tạp chí Time cho biết đã từ lâu nay, tính toán đâu đầu về tiền bạc trở thành công việc thường ngày của cô Hope Brown. Hơn 20 năm trước, cô không bao giờ nghĩ sẽ phải đối diện khi ra trường với tấm bằng thạc sĩ và sớm trở thành giáo viên lịch sử một trường trung học.
“16 năm kinh nghiệm, có bằng thạc sĩ nhưng phải làm thêm và bán máu”
Cô Hope Brown hiện làm việc tại trường Woodford County ở Versailles. Mỗi ngày, cô phải làm việc liên tục từ 5h sáng đến 16h tại trường. Ở nơi này, cô xuất hiện trong bộ trang phục chỉn chu và nói về lịch sử nước Mỹ. Kết thúc ngày dạy, cô Hope Brown thay trang phục, chọn cho mình chiếc áo phông vàng đơn giản và đứng làm việc cùng các công nhân khác ở Rupp Arena, tại Lexington. Những công việc này mang lại nguồn thu nhập 55.000 USD hàng năm cho nữ giáo viên.
“Tôi yêu nghề giáo viên, tôi mong được đứng lớp”, cô giáo 52 tuổi nói.
“Tôi có 16 năm trong nghề, sở hữu bằng thạc sĩ nhưng nghề này không thể giúp tôi đủ trang trải cuộc sống”, cô nói.
Kết thúc ngày dạy, cô Hope Brown thay trang phục, chọn cho mình chiếc áo phông vàng đơn giản và đứng làm việc cùng các công nhân khác.
Cô giáo NaShonda Cooke của một trường trung học ở Raleigh, North Carolina cũng không khác hoàn cảnh với Hope Brown: “Tôi có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy. Nhưng tôi thậm chí còn không đủ tiền sửa xe, không có tiền gặp bác sĩ hay tiết kiệm tiền cho các con”.
Giáo viên ở Mỹ không đủ sống, nhận lương bèo bọt đã thành điều ám ảnh với ngành giáo dục quốc gia này. Các giáo viên đã kêu ca rất nhiều về điều này. Giáo viên ở Mỹ đã tổ chức các cuộc đi bộ diễu hành trên khắp các tiểu bang. Từ Arizona đến Oklahoma, các bang màu xanh, màu đỏ và tím đều diễn ra tình trạng biểu tình tương tự. Giáo viên yêu cầu tăng lương.
Câu hỏi được đặt ra là vai trò của giáo viên và tương lai giáo dục công.
Giáo viên ở Mỹ không đủ sống, nhận lương bèo bọt đã thành điều ám ảnh với ngành giáo dục quốc gia này.
Bất công cho giáo viên ngành giáo dục công
Time cho biết khoảng cách về lương giữa giáo viên và các chuyên gia khác ngành có trình độ tương đương ngày càng lớn ở Mỹ. Năm 1994, giáo viên tại các trường công có lương thấp hơn 1,8% mỗi tuần. Theo Viện Chính sách Kinh tế, con số này chênh lệch đến 18,7% vào năm 2018.
Khoảng cách chênh lệch này càng lớn ở các bang như Oklhahoma. Giáo viên ở bang này giảm khoảng 8.000 USD tiền lương hàng năm. Mức lương trung bình của các giáo viên hiện ở mức 45.000 USD. Còn bang Arizona, lương giáo viên giảm khoảng 5.000 USD.
Time cho biết khoảng cách về lương giữa giáo viên và các chuyên gia khác ngành có trình độ tương đương ngày càng lớn ở Mỹ.
Ở cả nước, mức lương trung bình ước tính khoảng 59.000 USD mỗi năm. Tất nhiên, số tiền này chênh lệch khác nhau ở các địa phương. Con số này thấp hơn 38.000 USD so với các lao động có bằng đại học ở ngành nghề khác. 59.000 USD một năm không đủ giúp trang trải các chi phí với giá trên trời ở Mỹ.
Các nguồn tài trợ giáo dục giảm sút là nguyên nhân dẫn đến việc lương giáo viên công lập ngày càng thấp. Sự tranh cãi về việc ngân sách có nên tài trợ kéo dài cho hệ thống trường công lập là một vấn đề trong các cuộc họp của cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Việc mở rộng hệ thống trường bán công, dân lập càng khiến các nhà làm luật thắt chặt quỹ lương với hệ thống công lập.
Năm 2018, các nhà lập pháp ở Colorado đã bỏ phiếu tăng tuổi nghỉ hưu của giáo viên, đồng thời cắt giảm lương.
May mắn cho các giáo viên, công chúng đang đứng về phía họ. Cuộc bỏ phiếu gần đây cho thấy 60% số người được hỏi trong cuộc khảo sát của một tổ chức có tên Ipsos tin rằng giáo viên đang bị đối xử tệ hại, nhận mức lương không xứng đáng. Nhiều người của thuộc cả phe Dân chủ và Cộng hòa cho rằng giáo viên có quyền đình công.
“Khi công chúng đứng về phía giáo viên, tôi hiểu họ đang đứng ở lập trường những đứa trẻ”, cô giáo Hope Brown nói.
“Cuộc chiến chống lại sự bất công cần phải diễn ra ngay bây giờ hoặc không bao giờ. Nếu cắt giảm ngân sách lương và đẩy mạnh tư nhân hóa ngành giáo dục, nghề giáo sẽ không còn là sự lựa chọn của những người có học thức và yêu nghề”, cô Brown nói thêm.
Hà Thanh
Lược dịch từ:http://time.com/longform/teaching-in-america/?utm_medium=socialflowfb&xid=time_socialflow_facebook&utm_source=facebook.com&utm_campaign=time&fbclid=IwAR0W_2Rus4oJvFg2CAfVsuJwRc5P083e8_BBXJEyWV0lmh1oWCwtWa8H-ak
Giáo viên trên khắp nước Mỹ hiện đang phải làm nhân viên pha chế, nhân viên kho hàng của Amazon, quản lý rạp chiếu phim, đầu bếp nhà hàng ăn nhanh. Họ lao vào những công việc ngoài giờ và cố gắng tỉnh táo khi lên lớp.
" alt=""/>Nghề giáo viên ở Mỹ: Lương “chết đói”, phải bán máu để sống1. Chủ đầu tư “vô danh”
Khác với những thị trường lớn như Hà Nội hay TP.HCM, thị trường các tỉnh có nhiều chủ đầu tư mới, ít người biết. Uy tín và năng lực của các doanh nghiệp này là dấu chấm hỏi cần kiểm tra kỹ lưỡng. Thông thường, khi doanh nghiệp có thương hiệu đã được nhiều người biết đến thì bằng mọi giá họ phải giữ vững uy tín, cam kết. Nhưng, với một thương hiệu lạ thì lấy gì làm đảm bảo về tiến độ triển khai dự án hay cam kết về pháp lý!
![]() |
Nhà xây dang dở bỏ hoang bạt ngàn tại Nhơn Trạch |
2. Nguồn cung không giới hạn
Bên cạnh vị trí, tính khan hiếm là yếu tố quan trọng để giữ vững và tăng giá trị bất động sản. Các đô thị lớn, quỹ đất không còn nhiều, nhưng với những địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, đất rừng cao su bạt ngàn thì chuyện khan hiếm đất nền là điều không tưởng. Nguồn cung quá lớn, nhà đầu tư cá nhân mua vào dễ nhưng bán lỗ cũng khó vì có quá nhiều sản phẩm cạnh tranh về giá, phương thức bán hàng, tiếp thị…
3. Giá bị đẩy lên quá cao
Phân khúc đất nền vùng ven sân bay Long Thành hay Nhơn Trạch… là nơi được nhiều công ty kinh doanh bất động sản chú ý bởi lợi nhuận hấp dẫn. Nhiều môi giới tiết lộ, với quỹ đất rẻ, làm dự án giá thành mỗi m2 đất chỉ khoảng 1,8 triệu nhưng có thể bán ra đến 3 triệu m2, chưa nói sốt giá, đẩy giá. Đây là rủi ro lớn cho nhà đầu tư mua dễ mà bán ra thì khó cạnh tranh với dự án mới. Chỉ cần chủ đầu tư giảm giá xuống 2,8 triệu/m2 (vẫn còn siêu lời vì giá thành chỉ 1,8 triệu/m2) thì người mua trước chỉ còn cách bán lỗ.
4. Không có người ở thực
Đây là tình trạng khá phổ biến với những dự án gần khu công nghiệp. Với nhu cầu sử dụng lao động trong khu công nghiệp hiện nay, công nhân thường chiếm đa số. Họ là những người có nhu cầu nhà ở nhưng thu nhập quá thấp để tích lũy mua nhà. Như vậy, nhà đầu tư sẽ rất khó tìm người mua lại sản phẩm của mình.
5. Gần khu công nghiệp ô nhiễm
Nhà đầu tư từ nơi khác đến đôi khi không đủ thời gian để cảm nhận mức độ ô nhiễm từ không khí, nguồn nước trong khu vực gần khu công nghiệp. Có những dự án còn vẽ ra viễn cảnh khu du lịch sinh thái hay phố chuyên gia ngay cạnh khu công nghiệp. Đây chỉ là câu chuyện để bán hàng, còn thực tế điều này là bất khả thi. Đất cạnh khu công nghiệp ô nhiễm rất khó khai thác cho nhu cầu ở thực, nếu có cũng chỉ phục vụ cho người thu nhập thấp.
6. Đón không đúng chỗ
Câu chuyện đã từng xảy ra trước đây khi những tuyến cao tốc đầu tiên được khởi công. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng bất động sản sẽ “ăn theo” nhưng thực tế chỉ một số ít khu dân cư có vị trí có thể kết nối trực tiếp lên đường cao tốc mới được hưởng lợi. Những vị trí nhìn thấy đường cao tốc nhưng không kết nối được thậm chí còn giảm giá trị.
Nhiều dự án quảng cáo ăn theo sân bay quốc tế Long Thành, nhưng sân bay sẽ là khu dịch vụ khép kín, khách ra khỏi sân bay thường đi thẳng về thành phố và chẳng mua bán gì. Điều này đã thấy rõ từ các sân bay Nội Bài (Hà Nội), Liên Khương (Lâm Đồng)… ngoài sân bay vẫn chỉ là đất nông nghiệp hoặc bỏ hoang.
7. Quy hoạch, tiến độ xây dựng chưa rõ
Việc đền bù giải tỏa xây sân bay Long Thành dự kiến đến năm 2018 mới cơ bản hoàn thành những khu vực chính. Do vậy, thông tin quy hoạch hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Người mua trúng khu vực không được phép xây dựng, hạn chế xây dựng thì rủi ro gần như mất trắng.Chính vì vậy người dân khi mua đất nên tìm hiểu quy hoạch xây dựng đã được công bố. Chưa kể với một dự án lớn, thời gian kéo dài, việc điều chỉnh quy hoạch, việc chậm trễ đầu tư là rủi ro thường thấy.
8. Vẽ hoàng tráng xung quanh để bán đất
Nhiều dự án ở vùng sâu vùng xa, xung quanh toàn đất hoang nhưng môi giới vẽ nên hình ảnh hoàng tráng, xung quanh toàn cao ốc, dịch vụ… như trung tâm thành phố để thu hút. Thực chất đây chỉ là chiêu lừa thị giác để khách hàng quên đi thực tế về dự án. Khi đại đa số khách hàng đều mua để đầu tư thì không thể có người ở thực. Như vậy, hình ảnh sinh động về một đô thị tương lai chỉ là viễn cảnh hư ảo.
Quốc Tuấn
Cuộc giằng co giữa cơ hội - rủi ro của thị trường địa ốc" alt=""/>8 rủi ro với đất nền sân bay Long Thành