HLV Ten Hag bị Man Utd sa thải chỉ sau 9 vòng đấu mùa này (Ảnh: Reuters).
Theo tờ ESPN, đội chủ sân Old Trafford buộc phải đưa ra quyết định mạnh tay với HLV Ten Hag khi không thể đứng nhìn đội bóng tụt dốc một cách thảm hại sau hai mùa giải dẫn dắt của chiến lược gia người Hà Lan. Có 5 lý do chính để "Quỷ đỏ" sa thải HLV Ten Hag được điểm lại dưới đây.
1. Điểm số
Tính từ mùa giải 2008-09 đến nay, Man Utd đã trải qua 6 đời HLV. Trong suốt mùa giải gồm 38 trận từ đó đến nay, trung bình mỗi trận Man Utd ghi được 1,7 điểm, tương đương khoảng 65 điểm.
Trong kỷ nguyên 38 trận của Premier League, dưới thời HLV Alex Ferguson thì Man Utd chưa bao giờ giành được ít hơn 75 điểm. Trong hai năm đảm nhiệm "ghế nóng" ở Man Utd của HLV Louis van Gaal, 66 điểm là thành tích tệ nhất của họ.
Tiếp đó ở hai mùa giải trọn vẹn của HLV Jose Mourinho cũng chưa bao giờ đạt dưới 69 điểm; và thành tích tối thiểu trọn vẹn của HLV Ole Gunnar Solskjaer đạt mức thấp nhất là 66.
Sau chuỗi thành công vô song của Ferguson, HLV David Moyes đã tiếp quản và trong mùa giải duy nhất của ông, đội bóng đạt trung bình 1,7 điểm mỗi trận. Ông đã bị sa thải sau 34 trận đấu. Và dưới thời HLV Ten Hag, Man Utd cũng chỉ giành được điểm với tỷ lệ tương tự David Moyes nhưng chiến lược gia người Hà Lan đã dẫn dắt Man Utd có 84 trận đấu tại Premier League.
2. Thủng lưới quá nhiều
Nguyên nhân lớn thứ hai dưới thời HLV Ten Hag là số bàn thua Man Utd phải nhận quá nhiều, cao hơn so với 5 HLV tiền nhiệm trước đó.
Thống kê số bàn thua trung bình mỗi trận dưới thời 6 HLV khác nhau của Man Utd kể từ năm 2008, trong đó "Quỷ đỏ" trung bình thủng lưới 1,33 bàn mỗi trận dưới thời HLV Ten Hag (Nguồn: Opta).
Trong 5 mùa giải Premier League vừa qua, đội xếp thứ 10 trung bình để thủng lưới 50,4 bàn mỗi mùa. Trong hơn hai mùa giải của Ten Hag tại Premier League, Man Utd còn tệ hơn thế một chút, với tỷ lệ 38 trận là 50,5.
Dưới thời Ten Hag, họ để thủng lưới nhiều hơn và gánh chịu nhiều cú sút trúng đích hơn so với bất kỳ 5 HLV của Man Utd trước đó. Ngoài ra, họ để đối phương chạm bóng đến 30 lần trong vòng cấm mỗi trận. Trước Ten Hag, Man Utd cũng để đối thủ 21 lần chạm bóng mỗi trận trong kỷ nguyên của HLV Ole Gunnar Solskjaer.
Theo tờ The Sun, dưới thời Ten Hag, hàng phòng ngự của Man Utd có đủ mọi nhược điểm nhưng lại không có ưu điểm nào.
3. Hàng công quá tệ
Hàng phòng ngự tệ hại nhưng hàng công của Man Utd dưới thời Ten Hag cũng yếu đuối không kém.
Man Utd có tỷ lệ ghi bàn tệ nhất dưới thời HLV Ten Hag so với 5 HLV tiền nhiệm (Nguồn: Opta).
Trong mùa giải đầu tiên của Ten Hag, Man Utd đã khá may mắn khi kết thúc ở vị trí tương đối cao trên bảng xếp hạng Premier League với vị trí thứ 3. Nhưng mùa giải tiếp theo Man Utd lao dốc khi chỉ xếp vị trí thứ 8 chung cuộc.
Nguyên nhân đến từ việc hàng công của "Quỷ đỏ" gần như vô hại trước khung thành của đối thủ. Đội bóng của Ten Hag chỉ tạo ra 1,64 bàn thắng kỳ vọng mỗi trận, hoặc chỉ thấp hơn một chút so với mức tốt nhất chung là 1,65 từ cả thời kỳ cuối Ferguson và toàn bộ triều đại của Solskjaer.
Mùa giải này, nói riêng, khả năng kết thúc của Man Utd rất kém. Khoảng cách giữa số bàn thắng mong đợi và số bàn thắng thực tế của Man Utd là kém nhất Premier League sau 9 trận đấu.
Khả năng chuyển hóa cơ hội thành bàn thắng của Man Utd bị đánh giá rất tệ dưới thời HLV Ten Hag (Ảnh: Getty).
4. Chơi pressing (gây áp lực) kém cỏi
"Khi Man Utd thông báo rằng họ sẽ thuê Ten Hag từ Ajax, họ gọi ông là một HLV nổi tiếng với lối chơi tấn công hấp dẫn của đội mình. Trong mùa giải đầu tiên trước mùa giải với CLB, chính Ten Hag nói rằng muốn gây sức ép liên tục lên đối phương và chơi bóng chủ động".
Hơn hai mùa giải trôi qua và điều đó không bao giờ xuất hiện nữa", tờ ESPNmỉa mai về khả năng chơi pressing của Man Utd dưới thời Ten Hag.
5. Kiểm soát bóng quá tệ
Khả năng kiểm soát bóng tệ hại cũng là nguyên nhân khiến Ten Hag phải ra đi chỉ sau 9 trận ở mùa giải này. "Man Utd không bao giờ tìm ra cách kiểm soát bóng. Mọi CLB lớn trên thế giới đều có kế hoạch về cách lấy bóng, cách giữ bóng và cách sử dụng hai điều đó để tạo ra các kịch bản trong một trận đấu khi họ tạo ra nhiều cơ hội hơn đối thủ.
Không chỉ kiểm soát bóng tệ hại mà Man Utd cũng không định hình rõ ràng được lối chơi trong mỗi trận đấu. Họ không cho thấy ý tưởng chiến lược, phong cách cụ thể nào. Họ hoàn toàn vô vọng khi không có bóng, và không bao giờ tìm ra cách để có được nó dưới thời Ten Hag", tờ ESPNchốt lại.
" alt=""/>5 lý do khiến HLV Erik Ten Hag bị Man Utd sa thảiTabilo đang thi đấu thăng hoa ở Rome Masters (Ảnh: Getty).
Tabilo vui mừng nói sau trận đấu: "Thật không thể tin được, tôi vẫn chưa thể tin vào kết quả, tôi vẫn đang cố gắng cảm nhận điều này. Chắc chắn hai tuần gần đây khiến tôi không thể nào quên".
"Đây chắc chắn là trận quần vợt hay nhất trong sự nghiệp của tôi từ trước tới nay. Trên sân tôi cố gắng giữ điềm tĩnh dù bên trong rất lo lắng. Mỗi lần cố gắng kết thúc trận đấu lại càng căng thẳng hơn một chút".
Trên thực tế, Tabilo gặp ít rắc rối hơn trước Zhang Zhizhen so với trận đấu gặp Khachanov ở vòng trước, anh chỉ có hai lần đối mặt với nguy cơ bị tay vợt người Trung Quốc bẻ game, nhưng đều cứu thành công. Với một break ở mỗi set, Tabilo đã có bước ngoặt để giành chiến thắng trận tứ kết.
Tại bán kết, Tabilo sẽ đối đầu với Alexander Zverev, tay vợt người Đức đánh bại Taylor Fritz 6-4, 6-3 ở trận tứ kết. Zverev lọt vào bán kết Masters lần thứ 18, tuy nhiên đây mới chỉ là lần thứ hai kể từ khi anh gặp chấn thương kinh hoàng ở trận đấu tại Roland Garros 2 năm trước.
Zverev khiến người hâm mộ tại Foro Italico lo lắng khi anh ngã sấp mặt trên sân. Tay vợt người Đức có gặp những tổn thương ở tay trái và phải cần tới sự chăm sóc y tế trước khi tiếp tục thi đấu.
" alt=""/>Tay vợt loại Djokovic tiếp tục gây sốc ở Rome MastersĐội tuyển Việt Nam tụt 3 bậc xuống vị trí thứ 119 thế giới (Ảnh: Quyết Thắng).
Nguyên nhân là vì các đội bóng châu Phi tạo nên cú nhảy vọt ấn tượng. Sudan tăng 10 bậc từ vị trí thứ 120 lên thứ 110. Zimbabwe nhảy 7 bậc từ vị trí thứ 124 lên thứ 117. Comoros cũng tăng 10 bậc từ vị trí thứ 118 lên 108 thế giới. Trước khi thăng tiến mạnh mẽ, họ đều xếp dưới đội tuyển Việt Nam.
Đội tuyển Việt Nam cũng đang có vị trí thấp nhất kể từ tháng 11/2017. Đó là thời điểm HLV Park Hang Seo mới dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Đáng chú ý, kể từ tháng 12/2023 tới nay, chúng ta đã rơi tự do từ vị trí thứ 94 xuống thứ 119 (tụt 25 bậc). Đà rơi này vẫn có thể tiếp diễn khi "Những chiến binh sao vàng" không thi đấu trong đợt FIFA Days (tập trung đội tuyển quốc gia theo lịch của FIFA) vào tháng 11.
Indonesia cũng dừng đà tăng trong tháng này, mà quay đầu tụt hạng trong tháng 10. Họ đã hòa Bahrain và thua Trung Quốc trong hai trận đấu ở vòng loại thứ ba World Cup 2026. Indonesia tụt 1 bậc xuống thứ 130 thế giới. Trong tháng 11, họ sẽ phải đối đầu với hai đối thủ rất mạnh là Nhật Bản và Saudi Arabia ở vòng loại World Cup.
Trái ngược với sự "buồn bã" của đội tuyển Việt Nam và Indonesia, Thái Lan đã tìm được niềm vui tăng bậc. Họ đã tăng 4 bậc từ thứ 100 lên thứ 96 thế giới sau khi thắng hai đối thủ Philippines và Syria ở King's Cup. Đây là thứ hạng cao nhất của "Voi chiến" từ tháng 6/2008 tới nay.
Thái Lan tăng lên vị trí thứ 96 thế giới, hơn đội tuyển Việt Nam 23 bậc (Ảnh: FAT).
Họ đã bỏ xa đội tuyển Việt Nam tới 23 bậc trên bảng xếp hạng. Lần đầu tiên sau rất nhiều năm, chúng ta mới thua kém Thái Lan xa tới vậy.
Trên top đầu thế giới, Argentina vẫn giữ ngôi vị số 1. Đứng tiếp theo lần lượt là Pháp (thứ 2), Tây Ban Nha (thứ 3), Anh (thứ 4), Brazil (thứ 5), Bỉ (thứ 6). Top 10 thế giới chỉ chứng kiến một vài sự thay đổi. Bồ Đào Nha và Italy tăng 1 bậc lên xếp thứ 7 và thứ 9 thế giới. Ngược lại, Hà Lan và Colombia tụt 1 bậc xuống thứ 8 và thứ 10.
Top 10 đội bóng dẫn đầu trên bảng xếp hạng FIFA (Ảnh FIFA).