
Để bù đắp sự tiếc nuối của khán giả và nâng cao không khí của trò chơi, đội ngũ sản xuất trò chơi của Riot Games, nhà phát triển của Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends), đã áp dụng một số phương pháp thực tế tăng cường (AR), thực tế hỗn hợp (MR) và thực tế ảo (VR) trong chương trình phát sóng trực tiếp của trò chơi.
Các công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality – XR, thuật ngữ bao gồm cả VR, AR và MR) đã "trang trí" phòng trò chơi đơn giản ban đầu thành một đấu trường đầy yếu tố khoa học viễn tưởng.
![]() |
Một phần Đài quan sát Urban Canyon AR là bối cảnh sân khấu Chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại 2020 |
Ở mùa giải năm nay, Rokid đã tuyên bố hợp tác với Tencent Games để cùng xây dựng Đài quan sát Urban Canyon AR tại Thượng Hải. Đeo kính AR Rokid Vision trên đài quan sát, nhìn vào Oriental Pearl Tower Thượng Hải, các khán giả có thể thưởng thức những trận đấu trong bối cảnh thực tế tăng cường.
Trong quá trình trò chơi được phát sóng trực tiếp, bạn cũng có thể nhìn thấy con rồng cổ đại trong Liên Minh Huyền Thoại ở chế độ AR, như thể bạn đang ở hẻm núi của bản đồ Summoner's Rift trong trò chơi.
![]() |
Người xem có thể theo dõi phát sóng trực tiếp bằng kính AR |
Trước đó, vòng Chung kết toàn cầu The International (TI) của Dota 2 là sự kiện thể thao điện tử đầu tiên thường xuyên sử dụng công nghệ AR. Ban đầu, AR được sử dụng để hiển thị đội hình đã chọn của 2 đội thi đấu trên sân khấu trong trận chung kết và nó cũng đã trở nên phổ biến về sau.
Trên thực tế, AR Dragon của mùa giải Chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại năm 2017 là minh chứng thành công nhất của công nghệ AR trong đấu trường thể thao điện tử. Hình ảnh ngoạn mục của con rồng cổ đại hạ xuống sân vận động Quốc gia Bắc Kinh (còn được gọi là SVĐ Tổ chim) thực sự gây sốc với thời điểm đó.
Dù trên thực tế khán giả bắt buộc phải nhìn qua màn hình mới có thể thưởng thức trọn vẹn màn trình diễn này chứ không thể trải nghiệm trực tiếp trên sân vận động. Ở một số giải đấu khác là KPL League, World Champions Cup và Winter Champions Cup của Liên Quân Mobile (King of Glory) cũng đã nhiều lần sử dụng công nghệ AR và MR để thể hiện cảnh bay lượn trên bầu trời.
![]() |
AR mở đầu trận chung kết KPL |
Trở lại với Liên Minh Huyền Thoại, loạt trận chung kết năm nay dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 31/10 tới đây, tại sân vận động Phố Đông, Thượng Hải. Theo ghi nhận, sẽ chỉ có 6312 chỗ ngồi miễn phí để theo dõi trực tiếp các trận đấu diễn ra tại đây và người xem có thể tự do đăng ký để có cơ hội nhận được vé mời.
Số liệu công bố từ đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp vé cho thấy, đã có hơn 1 triệu lượt đăng ký chỉ sau 4 tiếng và đến hết ngày 21/10 con số này đã lên đến 3,2 triệu. Như vậy, chỉ có xác xuất 0,2% cơ hội nhận được vé xem trực tiếp trận chung kết tại sân vận động.
Do số lượng chỗ ngồi hạn chế và tỷ lệ quay trúng vé quá thấp, thị trường chợ đen đã bắt đầu bán ra vé xem trận chung kết với mức giá ban đầu vào khoảng 88 nhân dân tệ (khoảng 305 nghìn đồng) từ ngày 15/10. Đến thời điểm hiện tại, lượng vé mời ngày càng khan hiếm và đã được thổi giá lên tới 15.900 tệ đến gần 30.000 tệ (từ 55 triệu đồng đến 105 triệu đồng).
Điệp Lưu
Bilibili đã đạt được thỏa thuận với Riot Games trong việc phát sóng các giải đấu Liên Minh Huyền Thoại ở Trung Quốc trong 3 năm tới.
" alt=""/>Có thể xem Chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại bằng công nghệ thực tế ảoÔng Lê Đình Cường (Nghệ An) không chỉ là một trong những đại gia nổi tiếng về buôn gỗ mà còn được biết đến bởi sở hữu căn nhà gỗ như biệt phủ ở xóm 3, xã Nghi Phú (TP. Vinh). Ảnh: Zing.
Trên diện tích 4.000m2, biệt phủ của đại gia xứ Nghệ được làm toàn bằng gỗ quý như: đinh hương, giáng hương, cẩm lai...Ảnh: VietNamNet.
Ngôi nhà xây dựng trong 5 năm, bắt đầu từ 2004 với lượng gỗ khoảng 2.000 m3, với số lượng gỗ khoảng 2.000m3, chủ yếu mua từ Lào về để phục vụ việc xây dựng. Ảnh: Zing.
Với tính cách cầu kỳ, ông Cường tuyển 50 thợ giỏi từ Bắc Ninh sang Trung Quốc tham quan, học hỏi để về xây dựng công trình của mình. Ảnh: VietNamNet.
Toàn bộ khuôn viên gồm có 4 nhà, hai chòi và một hầm rượu. Riêng nhà khách được xây dựng trên 400m2 đất, dài 28m, rộng 14m, nền móng cao 2,8m với 46 cột gỗ có đường kính từ 1,2 - 1,4m. Ảnh: Zing.
Nội thất trong nhà đều làm từ gỗ quý và trạm trổ tinh xảo. Ảnh: Zing.
Nằm cạnh QL48, đoạn qua xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), ngôi mô phỏng theo phong cách nhà sàn của vợ chồng anh Hiền - Hường thu hút sự chú ý của người qua đường bởi làm hoàn toàn bằng gỗ quý. Ảnh: Người đưa tin.
Chủ nhân không tiết lộ tổng chi phí cho việc xây dựng, nhưng theo một số người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh lâm sản, để làm được ngôi nhà này (tiền đất, gỗ, công thợ, nội thất ...) phải gần 100 tỷ đồng. Ảnh: Người đưa tin.
Cầu thang gỗ thiết kế tinh xảo và đẹp mắt. Ảnh: Người đưa tin.
Cột nhà bằng gỗ quý, to bằng gần một người ôm. Ảnh: Người đưa tin.
Tại xóm 3, xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) có một căn biệt thự độc nhất vô nhị làm từ 700 m3 gỗ đinh hương tọa lạc trên một nền đất rộng ngay dưới chân đê sông Lam. Ảnh: Zing.
Đây là căn nhà lưu niệm do các con ông Trần Quang Chưởng và bà Nguyễn Thị Nhiên (đã mất) đóng góp làm nhà lưu niệm cho đấng sinh thành ra mình. Ảnh: Zing.
Ngôi nhà được làm bởi 4 nhóm thợ từ 4 tỉnh khác nhau gồm: Phần móng và bờ tường do thợ địa phương đảm nhận, phần mộc do thợ người Nam Định, bậc tam cấp được thợ Ninh Bình làm và phần mái và đốc nhà do thợ Huế thi công. Ảnh: Zing.
Bên trong nhà cũng toàn bằng gỗ đinh hương. Các chi tiết chạm trổ công phu. Ảnh: Zing.Video: Nhà gỗ di động của người Việt. Nguồn: VTV9.
Theo Kiến thức
Trong khi hầu hết các đại gia khác chọn tỉnh lẻ để xây lâu đài hoành tráng, nguy nga thì ông Thanh “sắt” chơi lớn khi cho xây dựng hẳn lâu đài giữa nội thành Hà Nội.
" alt=""/>Choáng váng loạt biệt phủ gỗ trăm tỷ của đại gia xứ Nghệ