
Emily, chuyên gia dinh dưỡng, bị đột quỵ vào tháng 12/2022. Cô được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học North Durham với chẩn đoán tắc mạch phổi do cục máu đông.
Kết quả điều tra cho thấy cô không được điều trị kịp thời và hệ thống máy tính mới lắp đặt vài tháng trước đó không xác định được ca bệnh nào nặng, cần ưu tiên. Emily qua đời vào sáng hôm sau. Theo BBC News, cơ quan chức năng kêu gọi bệnh viện và nhà cung cấp phần mềm hành động để ngăn chặn những mối nguy trong tương lai.
Chuyển đổi sang hệ thống Hồ sơ Bệnh nhân Điện tử (EPR) là ưu tiên của Chính phủ Anh, giúp các bác sĩ đa khoa dễ dàng tiếp cận thông tin sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, mọi chuyện không hề đơn giản với thời hạn do Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội đặt ra là năm 2026.
Dù những khoản tiền lớn đã được chi ra nhưng nhiều bệnh viện vẫn gặp các sự cố EPR. Theo thống kê có 126 trường hợp tổn hại nghiêm trọng, 3 ca tử vong liên quan đến các vấn đề công nghệ thông tin.
Một ca tử vong khác mà các nhân viên điều tra cho rằng có thể ngăn chặn được là Darnell Smith mắc bệnh hồng cầu hình liềm, bại não và không nói được.
Nam bệnh nhân 22 tuổi được đưa vào Bệnh viện Hoàng gia Hallamshire tháng 11/2022 với các triệu chứng giống cảm lạnh và chán ăn. Vài giờ sau, Darnell vào phòng chăm sóc đặc biệt, sáng kế tiếp được đặt thở máy. Hai tuần sau đó, Darnell chết vì viêm phổi.
Bệnh viện đã gửi lời xin lỗi về sự thiếu quan tâm tới Darnell và cho biết một hệ thống công nghệ thông tin mới sẽ được lắp đặt trong năm nay.
Giáo sư Erika Denton, Giám đốc Y tế Quốc gia về Chuyển đổi tại NHS, cho biết: “EPR đã được chứng minh giúp cải thiện sự an toàn và chăm sóc cho bệnh nhân, bao gồm giúp bác sĩ lâm sàng phát hiện những người có nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng huyết và ngăn ngừa sai sót về thuốc”.
'NHS đã đầu tư hơn 1,1 tỷ USD trong 2 năm qua để giúp các tổ chức địa phương áp dụng các hệ thống mới và cải tiến. Vì vậy, họ không còn dựa vào hồ sơ giấy hoặc hệ thống chắp vá vốn mang lại rủi ro lớn hơn nhiều đối với sự an toàn, riêng tư của bệnh nhân. Giống như bất kỳ hệ thống nào, EPR phải được vận hành theo tiêu chuẩn cao. NHS đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức để xem xét mọi bất ổn được nêu ra và cung cấp hỗ trợ, hướng dẫn bổ sung về cách sử dụng hệ thống hiệu quả, an toàn nếu cần”, vị giáo sư trên bày tỏ.
Theo Phó giáo sư Nguyễn Công Long - Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa và Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai, ung thư đại tràng là loại ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, trong đó phải kể đến các bệnh lý tiền ung thư, yếu tố di truyền, môi trường. Người mắc các bệnh viêm ruột như viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn, polyp cần được giám sát chặt chẽ. Các hội chứng di truyền liên quan sự phát triển của ung thư như bệnh polyp đại trực tràng có tính chất gia đình (FAP), hội chứng ung thư có tính chất di truyền (Lynch I và II) chiếm 5%, có quan hệ huyết thống trực tiếp chiếm 20% và các trường hợp riêng lẻ chiếm 75%. Ngoài ra, lối sống hiện đại, ăn thịt đỏ, uống rượu và béo phì có liên quan đến nguy cơ mắc cao hơn.
Nếu ung thư đại tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ tiên lượng sống được trên 5 năm lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh:
1. Giảm cân bất thường: Nếu không phải do tập luyện hay ăn kiêng mà cơ thể đột ngột sút cân bạn không nên chủ quan. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
2. Đi ngoài ra máu: Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Toàn thân gầy ốm, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, lúc tiêu chảy. Đây là dấu hiệu điển hình của nhiều bệnh tiêu hóa nguy hiểm trong đó có ung thư đại tràng
3. Mệt mỏi và suy nhược cơ thể: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng không rõ nguyên nhân.
4. Các rối loạn liên quan bài tiết phân: Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa. Do đó, ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như táo bón, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.
5. Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Một số dấu hiệu thường gặp như đau quặn bụng, đau râm ran, chán ăn, khó tiêu, đầy chướng bụng, ăn không ngon, đi ngoài nhiều lần là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Trong một vài trường hợp, đó là báo hiệu sự tồn tại của các khối u ung thư, trong đó có ung thư đại trực tràng.
Cụ thể, đối với các khu hiện trạng cải tạo đề nghị không làm tăng mật độ xây dựng và tầng cao để giảm áp lực vào hệ thống hạ tầng và bảo vệ môi trường.
Đối với với các khu xây dựng mới, đề nghị làm rõ cơ sở khoa học, tính pháp lý và sự phù hợp với quy hoạch chung về việc đề xuất tầng cao từ 5 đến 7 tầng.
Một số khu vực đề xuất 9, 15 tầng là chưa phù hợp với định hướng quy hoạch chung và cảnh quan tự nhiên của Sa Pa.
Ngoài ra, tỉnh phải rà soát hệ thống công trình hạ tầng xã hội, cây xanh công viên thể dục thể thao, công trình công cộng tại các đơn vị ở và các trung tâm phân khu, đảm bảo quy chuẩn và tính đặc trưng của từng phân khu.
Đặc biệt, UBND tỉnh bổ sung các nguyên tắc, quy định bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa, kiến trúc dân tộc và hài hòa với cảnh quan tự nhiên theo định hướng quy hoạch chung đã được duyệt.
Đề xuất điểm nhấn cao 15 tầng là không phù hợp
Đối với phân khu số 1 (Khu trung tâm hành chính, đô thị giao lưu văn hoá Tây Bắc), Bộ Xây dựng nêu rõ: Việc đề xuất chiều cao tối đa 15 tầng đối với điểm nhấn tại một số vị trí phát triển đô thị mới là không phù hợp, ảnh hưởng tới tầm nhìn cảnh quan chung.
Bộ đề nghị rà soát nghiên cứu đảm bảo không che chắn tầm nhìn các công trình lân cận và hài hoà với cảnh quan tự nhiên chung của khu vực.
"Việc đề xuất chức năng sân golf tại phân khu 1 là chưa phù hợp với định hướng tại quy hoạch chung" - Bộ Xây dựng khẳng định.
Tại phân khu số 2 (Khu đô thị, dịch vụ du lịch thung lũng Suối Hồ), tỉnh Lào Cai cần bổ sung, làm rõ diện tích, phạm vi các loại đất rừng trong phân khu. Đồng thời rà soát phạm vi ranh giới các khu chức năng đảm bảo không ảnh hưởng tới đất rừng cần bảo vệ.
Đối với phân khu xây dựng số 3 (Khu đô thị, dịch vụ du lịch văn hoá dọc thung lũng Mường Hoa), Bộ Xây dựng cũng khẳng định, việc đề xuất chiều cao đối với một số khu ở dọc theo thung lũng là 5-7 tầng là chưa phù hợp với quy định về tầng cao và mật độ xây dựng thấp tại quy hoạch chung được duyệt.
UBND tỉnh Lào Cai phải rà soát cụ thể vị trí, quy mô đất thương mại dịch vụ (chợ); phạm vi giới hạn cây xanh bảo vệ hành lang thoát nước mặt theo hệ thống suối, đảm bảo khả năng tiêu thoát nước không bị ngập úng; làm rõ giải pháp quy hoạch đối với hệ thống thu gom chất thải rắn, xử lý nước thải, đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, cảnh quan và mỹ quan đô thị.
Đồng thời, tỉnh bổ sung, làm rõ các vị trí, khoanh vùng phạm vi bảo vệ I, II và quản lý di tích lịch sử, di sản văn hóa, bảo vệ phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng; xác định rõ phạm vi khu đất hạn chế xây dựng, khu vực cấm không xây dựng.
" alt=""/>Bộ Xây dựng Hạn chế cao tầng tại lõi đô thị du lịch Sa Pa