Vị Giám đốc 48 tuổi đã dành cả cuộc đời để sẵn sàng tiếp quản Samsung từ Chủ tịch Lee Kun Hee. Ngài Lee, 75 tuổi, là người giàu nhất Hàn Quốc và là nhân vật huyền thoại, có công biến Samsung Electronics từ một nhà sản xuất đồ gia dụng chuyên bắt chước sang gã khổng lồ điện tử toàn cầu. Năm 2014, ông bị đau tim và từ đó đến nay không đóng vai trò chủ động nào trong hoạt động quản lý.
Cho đến gần đây, Lee Jae Yong, hay còn gọi là Jay Y., được xem là lựa chọn chắc chắn để kế nhiệm cha mình làm Chủ tịch. Kể từ khi gia nhập Samsung Electronics năm 2014, Lee đã kinh qua nhiều vị trí và hiện là Phó Chủ tịch công ty. Tháng 10/2016, anh trở thành thành viên thứ 9 trong ban quản trị và vạch ra lộ trình thúc đẩy Samsung Electronics vào các lĩnh vực tăng trưởng mới như phần mềm và công nghệ sinh học.
Shaun Cochran, Giám đốc nghiên cứu tại hãng môi giới CLSA (Hồng Kông”, gọi Chủ tịch Lee Kun Hee là “trái tim” của cỗ máy công nghiệp đáng kinh ngạc. “Trọng tâm của Jay Y. là hiện đại hóa cấu trúc và văn hóa trong khi bảo vệ di sản cốt lõi. Dù nó chắc chắn không hề dễ dàng, ông ấy ở vào vị tri độc nhất vô nhị để bắc cầu hai thế giới này”.
Trước các sự cố pháp lý mới nhất, Jay Y. luôn khuyến khích đổi mới tại Samsung Electronics. 3 năm qua, Samsung mua lại hàng tá doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có LoopPay, Viv Labs, Harman International nhằm tìm kiếm nguồn tăng trưởng mới. Anh cũng cố gắng tăng cường kỷ luật tài chính và bán máy bay riêng của công ty.
Lee còn là nhân tố quan trọng trong việc quản lý mối quan hệ giữa Samsung Electronics với đối thủ Apple. Dù hai bên va chạm không ít lần tại tòa án, Samsung đồng thời là nhà cung ứng lớn cho iPhone. Jay Y., người có mối quan hệ thân thiết với Steve Jobs, cũng tham dự lễ tang của nhà đồng sáng lập Apple năm 2011.
Gần đây, uy tín của Jay Y. bị ảnh hưởng sau khi Galaxy Note 7 gặp sự cố cháy nổ, dẫn đến bị ngừng sản xuất và rút hoàn toàn khỏi thị trường năm 2016. “Thảm họa” đã khiến công ty mất hơn 6 tỷ USD.
Tuy nhiên, chúng chưa là gì so với những vết thương pháp lý hiện tại của ông. Tháng 12/2016, Lee là 1 trong 9 người đứng đầu chaebol bị nhà chức trách Hàn Quốc thẩm vấn vì liên hệ với bê bối chính trị của Tổng thống Park Geun Hye. Công tố viên tập trung vào Lee bởi hàng chục triệu USD Samsung quyên góp cho tổ chức của bạn thân bà Park. Họ cáo buộc Samsung dùng số tiền này, cùng với con ngựa trị giá 1 tỷ won, để Quỹ hưu trí quốc gia ủng hộ vụ sáp nhập gây tranh cãi giữa hai công ty con, giúp cho kế hoạch kế nhiệm của Lee.
Lee bác bỏ mọi hành vi sai trái và tháng trước, tòa án Seoul cũng bác đơn xin bắt giam từ công tố viên đặc biệt. Song, tuần này, ông bị gọi đến và thẩm vấn suốt 15 tiếng, trong khi công tố viên phát hiện thêm bằng chứng mới. Họ mở rộng tội danh chống lại Lee và tìm kiếm lệnh bắt giữ mới, đã được đồng ý vào thứ Sáu (17/2).
Nếu ông bị bắt, nó sẽ trì hoãn đáng kể đến cuộc chuyển giao lãnh đạo và giáng mạnh xuống tính hợp pháp của ông với tư cách nhà lãnh đạo tiếp theo của tập đoàn Samsung, Kim Sang Jo, Giáo sư Đại học Hansung đưa ý kiến.
" alt=""/>'Thái tử Lee' của Samsung đang đi vào vết xe đổ của Chủ tịch Lee Kun HeeTheo hãng nghiên cứu IDC, Oppo, Huawei, Vivo đang chiếm 3 trị trí đầu bảng Trung Quốc, cùng nhau chiếm 48% doanh số cả năm 2016. Với các thiết bị màn hình cong, họ dường như sẽ thống trị thị trường năm 2017. Sự sụt giảm trong đơn hàng Apple quý cuối năm ngoái cho thấy iPhone 7 đã thất bại khi không tạo được tiếng vang trong bối cảnh cạnh tranh leo thang.
Apple và Samsung liên tục bị lấn lướt tại thị trường này kể từ khi Xiaomi xuất hiện khoảng năm 2011. Bản thân Xiaomi cũng xếp hạng 5 trong năm 2016, đẩy Apple xuống hạng 4. IDC cho rằng dù bản màu đen của iPhone 7 gây chú ý, về tổng thể, nó không gây ra cơn sốt như trong quá khứ. Lượng iPhone xuất xưởng năm vừa rồi giảm 23,2%, thị phần chỉ còn 9,6%, mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây. Samsung còn “thảm” hơn khi không có mặt trong tốp 5.
Trong nhiều năm, Trung Quốc là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng của Apple bất chấp nhu cầu smartphone tại các thị trường khác chững lại. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế, chướng ngại pháp lý và đặc biệt là sự nổi lên từ các đối thủ nội địa rẻ nhưng tốt khiến nhà sản xuất iPhone mất đi phần lớn sức mạnh. Dù vậy, đây vẫn là thị trường then chốt với việc kinh doanh của công ty, đặc biệt vì thị trường phát triển đã bão hòa và Apple vẫn đang khai phá các quốc gia hứa hẹn như Ấn Độ, nơi giá cả là “vua” và họ vẫn chưa có dấu ấn rõ ràng.
" alt=""/>Apple đang bị “quây” tại Trung QuốcCon cáo và tổ ong
Tổ ong lủng lẳng trên cành
Trong đầy mật nhộng ngon lành lắm thay.
Cáo già nhè nhẹ lên cây
Định rằng lấy được, ăn ngay cho giòn.
Ong thấy Cáo muốn cướp con,
Kéo nhau xúm lại vây tròn Cáo ta.
Châm đầu, châm mắt Cáo già
Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
Ong kia yêu giống yêu nòi
Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi.
Yaiba
" alt=""/>'Cay mắt' khi nhìn lại những bài học đầu tiên dạy ta thành người