![]() |
Theóthêmtínhnăngchạyphụđềgiá đô úc hôm nayo đại diện Facebook tại Việt Nam, hiện tại, nếu phần cài đặt phụ đề (Captioning Settings) của người dùng đang bật, người dùng sẽ thấy phần phụ đề của các video trực tiếp tự động hiện lên khi chúng có sẵn.
![]() |
Theóthêmtínhnăngchạyphụđềgiá đô úc hôm nayo đại diện Facebook tại Việt Nam, hiện tại, nếu phần cài đặt phụ đề (Captioning Settings) của người dùng đang bật, người dùng sẽ thấy phần phụ đề của các video trực tiếp tự động hiện lên khi chúng có sẵn.
Hướng đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cũng trong dịp này, Vinamilk được biết tới hoàn cảnh đặc biệt của em Hoàng Thị Hồng Ngọc, sinh năm 2008, là đối tượng thụ hưởng sữa trong chương trình. Hiện tại em đang sống với ông bà ngoại và một người chị tại Vĩnh Long. Bố đã bỏ đi khi em còn nhỏ, ông ngoại năm nay đã 59 tuổi vẫn đi làm thợ hồ ở Vĩnh Long để lo sinh hoạt cho 2 chị em. Dù rất muốn gần con, nhưng vì mưu sinh, mẹ của Ngọc (38 tuổi) vẫn đi làm thợ hồ ở TP.HCM.
![]() |
![]() |
Ông Trần Hữu Phương – Giám đốc Chi nhánh Vinamilk tại Cần Thơ chia sẻ về sự hỗ trợ của Vinamilk dành cho gia đình bé Hoàng Thị Hồng Ngọc, là đối tượng thụ hưởng của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. |
Tuy gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng Ngọc vẫn luôn cố gắng chăm chỉ, là học sinh giỏi nhiều năm liền. Cảm thông với hoàn cảnh của gia đình, Vinamilk đã tạo điều kiện cho mẹ của Ngọc vào làm việc tại hệ thống kho hàng của Vinamilk ngay tại Cần Thơ. Làm việc tại đây, mẹ của Ngọc chỉ còn cách nhà 30km thay vì 100km tại TP.HCM như trước, cả Ngọc và chị của em sẽ được ở gần mẹ thường xuyên thay vì chỉ được gặp mẹ vào dịp Tết như trước kia.
Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam thành lập từ năm 2008, dưới sự chủ trì của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cùng phối hợp với Vinamilk, với mục đích hướng đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước, trao tận tay các em những ly sữa bổ dưỡng góp phần giúp các em có được cơ hội phát triển toàn diện hơn.
Với 1.540.800 ly sữa tương đương 10 tỷ đồng Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam dành cho hơn 17.000 trẻ em của 22 tỉnh thành trên cả nước vào năm 2018, tổng số ly sữa mà chương trình đã trao trong chặng đường 10 năm là hơn 33 triệu ly với tổng giá trị tương đương gần 140 tỷ đồng đến với gần 420 ngàn trẻ em khó khăn tại Việt Nam.
Chương trình đã mang hàng triệu ly sữa ấm áp tình thương đến khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc đến điểm cực Nam đất mũi Cà Mau. Gần đây nhất, Trong các năm gần đây, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam cũng đã tổ chức lễ trao sữa cho trẻ em nghèo tại Quảng Nam, Ninh Bình, Lâm Đồng, Bến Tre, Nghệ An, An Giang,…
Nâng cao nhận thức đối với sự phát triển của trẻ
Với hành trình bền bỉ 10 năm của mình, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam không chỉ mong muốn góp phần cải thiện điều kiện dinh dưỡng, để góp phần tối đa hóa các tiềm năng về thể chất và trí tuệ của những trẻ em Việt Nam mà còn muốn nâng cao nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự phát triển của các em, những chủ nhân tương lai của đất nước.
![]() |
![]() |
Trong suốt 10 năm qua, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã trao tặng hàng triệu ly sữa và đem nhiều niềm vui đến cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. |
Bên cạnh chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam với nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hiện nay Vinamilk còn đang triển khai chương trình sữa học đường trên toàn quốc. Vinamilk là đơn vị tiên phong thực hiện chương trình 'Sữa học đường' từ năm học 2007 cho đến nay, nhằm đem đến các sản phẩm sữa dinh dưỡng chất lượng quốc tế cho các em học sinh trên mọi miền đất nước, giúp các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và trí lực, vì một Việt Nam Vươn Cao.
Sau 11 năm, Vinamilk đã hỗ trợ hơn 140 tỷ đồng cho chương trình sữa học đường, tương đương với khoảng gần 60 triệu hộp sữa cho 700.000 em học sinh mầm non, tiểu học ở các tỉnh, thành như: Bắc Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hà Nam, Bắc Ninh…
Hiện nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand. Hệ thống trang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Nam tự hào là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.). Ngoài 13 nhà máy sản xuất sữa trải dài khắp Việt Nam, Vinamilk còn đầu tư xây dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 100%), Vinamilk nắm 22,8% cổ phần tại nhà máy sữa Miraka (New Zealand), sở hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood (Mỹ) và đầu tư công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc... Kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk từ mức xấp xỉ 30 triệu USD vào năm 1998 đã tăng lên gần 260 triệu USD năm 2016. |
Tuyết Nhung
" alt=""/>Vinamilk tặng 76.500 ly sữa cho trẻ em Vĩnh LongTrong căn biệt thự cổ nhuốm màu thời gian ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng, họa sĩ Nguyễn Thị Sơn Trúc (SN 1944) còn lưu giữ khá nhiều kỷ vật về cha mình, doanh nhân Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980).
Cụ là một trong những thương gia hàng đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc, được biết đến như ông tổ của nghề sản xuất sơn ở Việt Nam.
![]() |
Bà Sơn Trúc bên căn biệt thự của gia đình. Ảnh: Diệu Bình |
“Cụ Sơn Hà sinh ra trong một gia đình có 7 anh em ở huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Con đường khởi nghiệp kinh doanh của cha tôi không hề dễ dàng. Đó là cả một câu chuyện dài…”, bà Sơn Trúc mở đầu câu chuyện về cha mình.
Thời trẻ, doanh nhân Sơn Hà làm thuê cho một hãng sơn của người Pháp ở Hải Phòng. Sau đó, muốn đứng ra kinh doanh độc lập, cụ khởi đầu bằng việc tự chế tạo loại sơn riêng của bản thân.
Để có tiền vốn, Nguyễn Sơn Hà bán chiếc xe đạp, tài sản duy nhất mình có lúc bấy giờ, dùng tiền để mua một chiếc máy xay bột. Loại máy này giúp cụ nghiền nguyên liệu để chế tạo sơn. Tuy nhiên mẻ sơn đầu tiên không thành công, sơn bán ra bị ế. Sơn Hà không bỏ cuộc, tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những mẻ tiếp theo.
“Trong những câu chuyện sau này của gia tộc kể lại, tôi vẫn thường được nghe về những ngày đầu khởi nghiệp thiếu thốn của cha tôi. Để có tiền, cụ phải tự làm đồ chơi cho trẻ em.
Sau đó, những ngày gần đến trung thu, đêm nào cha tôi cũng mang ra ga tàu bán đến tận khuya. Tất cả chỉ để theo đuổi ước mơ tạo được hãng sơn riêng của người Việt. Tôi thường mường tượng về hình ảnh đó và nó ám ảnh tôi mãi”, bà Sơn Hà chia sẻ.
![]() |
Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Để tạo loại sơn riêng, cụ Sơn Hà chú trọng vào nguồn nhiên liệu có sẵn trong nước như nhựa thông, dầu của các loại cây. Theo cụ, nguồn nguyên liệu này sẽ làm giá thành sản xuất rẻ và an toàn. Sau khi có mẫu sơn ưng ý, cụ đẩy mạnh vào việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
“Cha tôi tìm khách hàng bằng cách bán sơn cho cai thầu người Hoa ở Hải Phòng với giá rẻ, biếu hàng mẫu, gửi sơn cho các hãng buôn lớn bán với lãi suất cao mà lại không phải trả tiền hàng ngay…
Thấy sơn rẻ lại chất lượng tốt, khách bắt đầu đặt hàng. Dần dần, số lượng sơn của cha tôi bán ra ngày càng tăng”, bà Sơn Trúc cho biết.
Năm 1920, Nguyễn Sơn Hà khi đó là một thanh niên 26 tuổi đã xây dựng một cơ xưởng ở Lạch Tray, Hải Phòng với diện tích 7.000 m2. Cụ mở rộng sản xuất, sắm máy xay và các phương tiện hiện đại.
Để chủ động nguồn nguyên liệu, cụ mua đất ở các huyện trồng các loại cây như trẩy, thông… Doanh nhân này cũng đăng tuyển những thợ giỏi nhất và mày mò nghiên cứu tìm nguyên liệu đa dạng để tạo màu cho sơn.
Chất lượng sơn của cụ đã chinh phục nhiều người tiêu dùng với giá thành sơn rẻ hơn rất nhiều so với các loại sơn khác. Sơn của Sơn Hà xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc sau đó có mặt tại Sài Gòn. Chưa dừng lại ở đó, nó còn được tiêu thụ tại Lào, Campuchia.
“Đặc biệt, trước năm 1945, cha tôi từng đưa sơn của công ty sang Pháp tham dự hội chợ. Ông muốn quảng bá sơn của người Việt ra thế giới”, họa sĩ Sơn Trúc cho biết.
![]() |
Nguyễn Sơn Hà hướng dẫn bí quyết làm sơn cho kỹ thuật viên Sở Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Uy tín trong giới làm ăn ngày được củng cố, Nguyễn Sơn Hà nhanh chóng vươn lên là một trong những nhà tư sản lớn ở Việt Nam thời bấy giờ. Doanh nhân này sở hữu rất nhiều đất đai, biệt thự tại Hải Phòng, Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận.
Năm 1939, vợ chồng Nguyễn Sơn Hà được vua Bảo Đại mời vào Huế để dự tiệc chiêu đãi. Cũng trong lần đi này, cụ Sơn Hà có cơ duyên gặp mặt cụ Phan Bội Châu, người đang bị Pháp quản thúc tại Huế.
Cuộc gặp gỡ này đã tác động sâu sắc đến vị doanh nhân đất Cảng.
‘Còn đất nước thì sẽ còn của cải’
Cùng với Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Trương Văn Bền… dư luận nhắc đến Sơn Hà không chỉ là một doanh nhân thành đạt, cụ còn có nhiều đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng.
Trước cách mạng, Nguyễn Sơn Hà tham gia thành lập các cơ sở từ thiện, mở trường nuôi dạy trẻ lang thang, cơ nhỡ.
Cụ còn cho người đến Hà Đông học nghề dệt vải để sau đó về mở cơ sở sản xuất tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân và mua tặng dân làng 4 máy dệt.
Trong nạn đói Ất Dậu (1945), cụ dùng số thóc thu được từ 200 mẫu ruộng ở Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) vào việc phát chẩn cứu đói. Vợ cụ Sơn Hà là Nguyễn Thị Ngọc Mùi (1918 - 1997) cùng các con trực tiếp nấu cháo và làm bánh tấm, bánh cám để phát cho dân.
Đặc biệt, trong Tuần lễ vàng, Nguyễn Sơn Hà rất tích cực đóng góp tiền vàng và vận động các nhà tư sản khác tham gia.
![]() |
Cụ Sơn Hà (ngoài cùng bên phải) và vợ Nguyễn Thị Ngọc Mùi (ngoài cùng bên trái). Ảnh: Gia đình cung cấp |
Cụ thể, cụ Ngọc Mùi và con gái trong lần ủng hộ đầu tiên đã hiến tặng 105 lạng vàng ròng và số nữ trang của gia đình (gồm vàng bạc, đá quý) lên đến 10,5 kg vàng.
“Có giai thoại kể lại rằng, trong sự kiện này, cha tôi không ngần ngại tháo ngay chiếc nhẫn quý bằng platin cẩn kim cương bỏ vào thùng hiến tặng”, bà Sơn Trúc kể.
Ngoài ra, gia đình cũng ủng hộ vào quỹ Ủy ban chuẩn bị tổng khởi nghĩa (Tháng 8/1945), 4 vạn 5.000 đông dương (năm 1945, trị giá khoảng 2.000 lạng vàng). Số tiền trên ông ông Vũ Quốc Uy, chủ tịch TP Hải Phòng đương thời, tiếp nhận.
Bà Sơn Trúc tiếp tục chia sẻ: “Sau Cách mạng tháng Tám, cha tôi cũng tổ chức một đoàn tàu vượt biển ra Côn Đảo đón tù chính trị bị giam giữ trở về đất liền trước thời điểm Pháp nổ súng gây hấn và chiếm lại Nam bộ ngày 23/9/1945.
“Lý giải cho hành động của mình, cha tôi từng nói: “Còn đất nước thì sẽ còn của cải nếu mất nước, tiền và của cải nhiều cũng chẳng để làm gì”, bà Sơn Trúc kể lại.
(Còn nữa)
"Món quà giản dị của cụ Hoàng Thị Minh Hồ thực sự khiến chúng tôi xúc động"...
" alt=""/>Chuyện rút nhẫn kim cương, hiến 10.5kg vàng của doanh nhân đất Cảng