Học toán bằng tiếng Anh - xu hướng dần phổ biếnCho con theo học các trường song ngữ hay các chương trình tích hợp đang là lựa chọn ngày càng phổ biến đối với nhiều gia đình tại Việt Nam. Với mức học phí không quá đắt đỏ như ở các trường quốc tế, những chương trình này còn giúp con giữ gìn ngôn ngữ Việt, mà vẫn đảm bảo con được tiếp cận được với các chương trình quốc tế.
Là một trong những môn học cốt lõi, chương trình Toán bằng tiếng Anh ngày càng phổ biến và thậm chí còn được khuyến khích giảng dạy ở nhiều trường công lập. Từ năm học 2015-2016, Bộ GD&ĐT khuyến khích thí điểm dạy song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên tại các trường có đủ điều kiện.
 |
|
Việc định hướng cho trẻ học toán bằng tiếng Anh ngay từ tiểu học mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ phát triển trí thông minh mà còn nâng cao khả năng ngôn ngữ. Đây cũng là nền tảng tốt để con có thể tự tin tham dự các kỳ thi toán học, chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT.... cũng như giúp con đến gần hơn với cơ hội du học trong tương lai.
Học toán bằng tiếng Anh: dễ hay khó?
Việc học song song cùng lúc hai ngôn ngữ không phải là điều dễ dàng. Khi học toán bằng tiếng Anh, học sinh không chỉ học về những khái niệm hay công thức toán học mới, mà còn phải cố gắng làm quen và ghi nhớ những thuật ngữ toán phức tạp, vốn không xuất hiện trong các cuộc giao tiếp thông thường hằng ngày.
Everest Education, một trung tâm tại TP.HCM chuyên giảng dạy các em học sinh đang theo học các chương trình quốc tế, song ngữ, tích hợp, cho hay, nhiều gia đình đã chia sẻ về những khó khăn con em đang gặp phải. Đặc biệt, nhiều em không có tự tin đối với môn Toán, và điểm số trên trường cứ tuột dốc dần dần.
Cha mẹ sẽ dễ nhận ra những bất cập của chương trình toán bằng tiếng Anh hơn cả, khi con bắt đầu học đến toán đố (word problems) - vốn là nỗi ác mộng của nhiều em học sinh theo học các trường quốc tế. Lí do là bởi chưa nói đến việc giải đề, để con có thể đọc, hiểu được đề bài đang nói gì, câu hỏi là gì, cũng đã là cả một dấu hỏi lớn.
Ngay cả đối với những em đã có thể nghe nói tiếng Anh giao tiếp căn bản vẫn “vật lộn” với toán đố, bởi các em chưa quen với các từ, cụm từ theo thuật ngữ toán học, chưa biết cách liên hệ để hiểu hết những dữ liệu có trong bài toán, gạch chân những từ quan trọng hay không biết vẽ hình minh họa bài toán sao cho dễ hiểu.
Do vậy, không có gì ngạc nhiên nếu một em học sinh học ở trường song ngữ gặp khó khăn với cả toán và tiếng Anh cùng lúc. Con có thể sẽ mau nản, không thích học và tự nghĩ bản thân mình “rất dở môn Toán".
Giúp con vượt qua nỗi sợ mang tên “môn Toán"
Để giúp học sinh vượt qua nỗi sợ học toán cũng như có thêm tự tin đối với môn Toán, phương pháp học là điều quan trọng.
Everest Education khuyến khích cha mẹ nên tìm hiểu phương pháp giảng dạy toán của Singapore, mà cụ thể hơn là phương pháp CPA (Concrete-Pictorial-Abstract) đặc biệt hiệu quả đối với học sinh tiểu học.
Theo phương pháp này, thay vì “nhồi nhét” những công thức khô khan, khó hiểu, mỗi bài học được chia thành 3 bước nhỏ: sử dụng những vật dụng quen thuộc trong thực tế như những viên bi hay hình khối để minh hoạ (Concrete), sau đó dạy cho trẻ nhận biết qua hình ảnh (Pictorial) và bước cuối cùng mới chuyển qua các con số hay công thức trừu tượng (Abstract). Nhờ đó, học sinh nhanh chóng hiểu rõ, và nhớ rất lâu những khái niệm toán học.
Đặc biệt hơn cả, CPA giúp học sinh dần dần biết yêu mến việc học, yêu mến cảm giác chinh phục những bài toán khó. Từ những đứa trẻ từng rất “ghét học toán”, các em trở nên thích đến lớp, và luôn hăng hái tham gia phát biểu.
Nhận ra sức mạnh của CPA, ông Tony Ngô, Thạc sỹ trường Kinh doanh Harvard và Cử nhân Đại học Stanford cùng ông Don Le, Cử nhân Đại học Stanford, đã áp dụng phương pháp này như một kim chỉ nam cho các lớp toán của Everest Education. Everest Education mong muốn phương pháp CPA có thể giúp học sinh hiểu rõ, yêu thích và tiến xa hơn với toán học, tự tin bước sang bất kỳ môi trường học thuật quốc tế nào.
Tìm hiểu thêm về Everest Education tại https://e2.com.vn/ - Hotline: 085 832 3232.
Lệ Thanh
" alt=""/>Vượt qua nỗi sợ môn Toán trong chương trình song ngữ
Những chiếc cầu mơ ước của trẻ em vùng lũDù sống ở hai miền khác nhau, những cô cậu học sinh tại bản Lịch Nưa, xã Nặm Lịch, thuộc địa phận Mường Ảng (Điện Biên) - một trong 62 huyện nghèo nhất nước và các em nhỏ tại xã nghèo Ea Le, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) có chung niềm khao khát chinh phục tri thức để thoát nghèo.
Tuy nhiên, hành trình đến trường của các em chẳng hề dễ dàng, không chỉ bởi cái nghèo ngăn trở mà còn bao hiểm nguy mùa lũ luôn chực chờ. Xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng mà cụ thể là bản Nịch Lưa là địa phương thường xuyên được đặt trong mức cảnh báo mưa lũ hàng năm. Cũng như huyện Ea Súp trong tháng 8/2019 đã vừa trải qua đợt lũ lịch sử với nhiều tổn thất nặng nề. Cứ mỗi đợt mưa gió, việc đi học của các em lại trở nên gian nan hơn khi mưa to đã cuốn trôi chiếc cầu dù ọp ẹp nhưng là con đường duy nhất đến trường.
 |
Rất nhiều em học sinh vùng khó phải đi học trên những cây cầu được dựng tạm bợ và thiếu an toàn, dễ bị lũ cuốn trôi |
Cũng bởi đường đến trường quá khó khăn mà không biết bao học sinh nghèo ở đây đã bỏ học. Nhưng cũng có những em kiên quyết thực hiện ước mơ của mình thì phải đối mặt với nhiều hiểm nguy khi mỗi ngày đều phải băng qua dòng nước xiết, đặc biệt mỗi khi mùa lũ về.
Đối với em Lường Thị Thùy Linh, học sinh lớp 2 tại bản Lịch Nưa, em bao nhiêu tuổi là từng ấy năm em sống chung với lũ. Theo lời chia sẻ của cô giáo của em - cô Thủy, giáo viên tại điểm trường Lịch Nưa, em Thùy Linh và các bạn cùng lớp rất thích đi học cho dù mỗi khi mùa lũ đến, việc đến trường luôn là một sự gian khổ mà các em phải vượt qua.
“Phép màu” hiện thực hóa giấc mơ
Đồng cảm sâu sắc với những khát khao tri thức và ước mơ được đến trường an toàn của các trẻ em vùng lũ, Bridgestone Việt Nam quyết định triển khai chiến dịch xây cầu tại các địa phương khó khăn trên cả nước. Chiến dịch xây cầu thuộc chương trình “Biệt đội Bridgestone - Cùng bé trọn an toàn” được bắt đầu tại 2 địa phương, lần lượt là xã Nặm Lịch và Thôn 7&8, xã Ea Lê, huyện Ea Sup.
Đây là chiếc cầu kiên cố được Bridgestone triển khai xây dựng tại xã nghèo nhất huyện Mường Ảng. Chiếc cầu bê tông vững chãi sẽ thay thế cho chiếc cầu gỗ vốn là phương tiện duy nhất để băng qua suối nhưng thường xuyên bị nước cuốn trôi trong hơn 15 năm.
 |
Chiếc cầu bê tông kiên cố của Bridgestone chính thức đi vào hoạt động thay cho chiếc cầu gỗ sơ sài tại xã Nặm Lịch trong hơn 15 năm |
Cây cầu mới của Bridgestone tại 2 Thôn 7&8, xã Ea Lê, nơi mà người dân và hơn 275 học sinh hàng ngày vẫn dùng chung một chiếc cầu gỗ tải trọng thấp, đã chính thức đi vào hoạt động từ 11/11/2019. Có cầu mới, trẻ em không phải đi vòng hơn 8km để đến trường, hoạt động kinh tế cũng được diễn ra thuận lợi hơn.
Hai chiếc cầu được xây dựng kiên cố với độ cao an toàn trong nước lũ thay đổi tích cực cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương. Vì thế, chiến dịch xây cầu của Bridgestone đã nhận được sự hỗ trợ của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, cũng như sự ủng hộ của các nhà phân phối. Hoạt động xây cầu trong năm 2019 cho trẻ em đi học còn có sự góp sức bởi 2 đơn vị là Công ty lốp Mạnh Dũng tại Điện Biên và Công ty dịch vụ & vận tải Tín Nghĩa tại Đắk Lắk. Đây là động lực để Bridgestone tiếp tục xây thêm những chiếc cầu mới tại khắp các vùng nghèo khó trên cả nước.
 |
Ông Sadaharu Kato tại Lễ khánh thành chiếc cầu mới nối liền ước mơ tri thức tại xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng, Điện Biên |
 |
Sau gần 40, người dân tại thôn 7&8 Ea Lê, huyện Ea Súp, Đắk Lắk đã có cầu mới với tỷ trọng lớn |
Với phương châm “Phục vụ xã hội với chất lượng tuyệt hảo", hãng lốp Nhật Bản vẫn luôn được biết đến là đơn vị có nhiều dự án phát triển cộng đồng thành công.
Nhà sáng lập Bridgestone có tên gọi là Shojiro Ishibashi. Trong đó, từ Bashi, dịch sang tiếng Anh có nghĩa là Bridge, là “Chiếc cầu” và từ Ishi là Stone, có nghĩa là “Đá". Có lẽ ngài Ishibashi, khi thành lập công ty lốp xe danh tiếng, không hình dung được “Chiếc cầu Bridgestone” vững chãi ngày nay đã vươn xa đến với các em vùng lũ, trở thành “những điều kì diệu" trong đời thực, tiếp sức và nâng đỡ các bạn nhỏ trong hành trình kiếm tìm tri thức.
Ngọc Minh
" alt=""/>Những cây cầu Bridgestone, ‘phép màu kì diệu’ tặng trẻ em vùng lũ
Như VietNamNet đưa tin, cô Đào Thị Hồng Phượng (giáo viên Trường THCS Yên Sở) và cũng là một phụ huynh của Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã có những phát biểu được cho là có tính kỳ thị cha mẹ đơn thân và những phụ huynh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn trong cuộc họp ban phụ huynh diễn ra mới đây.Trong cuộc họp, khi đó với tư cách đang là vị phụ huynh thuấn túy như bao phụ huynh khác, cô Phượng đã đứng lên phát biểu về việc lựa chọn người vào ban phụ huynh trường:
"Chúng ta nên chọn những người có kinh tế và thời gian nuôi dạy con tốt, chăm lo gia đình đầm ấm hạnh phúc để làm hình ảnh tốt cho con của mình trước đã.
Chúng ta không nên bầu những người có gia đình khiếm khuyết, vợ không có chồng hoặc chồng không có vợ. Hãy để người ta có thể đi lo hạnh phúc cho bản thân người ta đã, phải thật tốt thì mới lo được cho con mình và khi người ta chưa hạnh phúc thì không bao giờ con được hạnh phúc... những người như thế tôi nghĩ chưa đủ tư cách để tham gia ban phụ huynh.
Hãy chọn gia đình gương mẫu, có văn hóa, có tri thức và tôi kính mong Ban giám hiệu ở đây xem xét về trích lục của bố mẹ, gia đình như thế nào thì hãy để trong ban phụ huynh được. Chứ còn lệch bố lệch mẹ thì không ổn một chút nào".
Phần phát biểu này sau đó gây ra sự phẫn nộ trong cha mẹ học sinh. Nhiều người cho rằng đây là lời phát biểu với tư duy lệch lạc, thậm chí “không thể chấp nhận được” vì có tính kỳ thị các cha mẹ có hoàn cảnh khó khăn và cha mẹ đơn thân.
Trrước khi clip được phát tán làm dư luận ồn ào, sau phần phát biểu này, cô Phượng lại trúng cử trở thành tân hội trưởng hội phụ huynh của Trường Tiểu học Chu Văn An.
Để hiểu hơn về việc bầu chọn này, VietNamNet đã liên hệ làm việc tới Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội).
 |
Phụ huynh và cũng là một giáo viên gây phẫn nộ với phát biểu kỳ thị cha mẹ đơn thân và gia đình nghèo tại buổi họp phụ huynh trường. Ảnh cắt từ clip. |
Về đến vấn đề này, một nhân viên tên Oanh giới thiệu ở bộ phận văn phòng phụ trách truyền thông của nhà trường cho hay, cuộc họp ban phụ huynh hôm đó là một cuộc họp bình thường như thường lệ. “Đó là phát ngôn của một phụ huynh và là quyền của họ nên không thuộc thẩm quyền kiểm soát của nhà trường”, bà Oanh nói.
Theo bà Oanh, nhà trường chỉ là nơi tập hợp, tổ chức cuộc họp còn việc bầu ban phụ huynh thì nhà trường không can thiệp mà do phụ huynh quyết định thống nhất với nhau.
“Những ngày qua, chúng tôi rất mệt mỏi. Về phía chị Phượng cũng đã có lời xin lỗi tới nhà trường”, bà Oanh nói.
Khi được hỏi kỹ thêm, bà Oanh cho biết nhà trường đang xem xét, có thể sẽ tiến hành họp và thực hiện lại việc này. Đến nay, trường chưa đưa ra thông báo cụ thể nào.
VietNamNet tiếp tục đặt câu hỏi có ý kiến cho rằng việc bầu hội trưởng hội phụ huynh có tác động, giới thiệu và thậm chí ấn định từ trước của nhà trường. Bà Oanh khẳng định, nhà trường không hề can thiệp vào việc này. “Chúng tôi không bao giờ giới thiệu ai vào ban này ban kia. Không thuộc thẩm quyền nên chúng tôi không làm việc đó”, bà Oanh nói.
Hải Nguyên

Cô giáo phát biểu kỳ thị cha mẹ đơn thân: "Tôi không ác ý!"
- Cô giáo phân trần mình có những lời nói không hay do quá bức xúc về cách làm việc của ban phụ huynh nhiệm kỳ trước.
" alt=""/>Cô giáo phát biểu kỳ thị cha mẹ đơn thân vẫn được bầu làm Hội trưởng phụ huynh trường