NÓđược ca sĩ Phương Anh và Tuấn Anh biên tập, nhạc sĩ Sơn Trần làm Giám đốc âm nhạc. Những ca khúc trong album dù không mới nhưng với bản phối tinh tế các hợp âm tăng giảm để tạo thêm màu sắc, kết hợp với giai điệu lơi lả dìu dặt vừa đủ làm cho người nghe cảm nhận được một cuộc sống thăng trầm đang trôi qua trong không gian của thanh âm.
Phương Anh chia sẻ, việc lựa chọn những ca khúc mà nhiều ca sĩ trước đó đã hát thành công làm cô trăn trở. Tuy nhiên, bằng tâm huyết của một nghệ sĩ từng có nhiều trải nghiệm trong âm nhạc, Phương Anh đã biến tấu theo những cách khác nhau, giúp người nghe có cảm giác mới mẻ khi đắm chìm vào các bản hit quen thuộc.
Duy nhất trong albumNÓxuất hiện ca khúc Hồn gió rất mới của thi sĩ Ngọc Lê Ninh. Đây là bài hát được tác giả sáng tác đầu năm 2023, phổ từ bài thơ Hồn anh - Ngọn gió chính anh viết năm 1988.
Phương Anh sinh ra tại Hà Nội, sở hữu chất giọng mang đậm chất tự sự. Nữ ca sĩ từng ra mắt album Vol 1 và Vol 2 Một cõi tình phai. Ít ai biết rằng, trước khi theo học thanh nhạc, Phương Anh từng là sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp. Có lẽ vì vậy mà cô luôn chọn ngôn ngữ hội họa để thiết kế bìa cho album và cả cách hát cũng làm người nghe thấy được những bức tranh âm thanh với các mảng màu lập thể, lắng đọng.
'Hồn gió' - Phương Anh:
Chuyên gia cho rằng bảo hiểm VNI định giá thiếu căn cứ
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Khắc Xuân - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm InFair nhìn nhận, phía doanh nghiệp (DN) bảo hiểm VNI Thăng Long đã có nhiều dấu hiệu "không rõ ràng" khi thực hiện các điều khoản, dẫn đến thiệt thòi cho khách hàng.
Ông Xuân phân tích, khi sự việc cháy xe xảy ra, phía VNI đã không cử người đến hiện trường cùng với khách hàng thực hiện nghĩa vụ giải quyết, giám định của đơn vị bảo hiểm được quy định tại Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (áp dụng tại thời điểm năm 2022) cũng như theo các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm của VNI đưa ra, từ đó dẫn đến không thể có căn cứ để đưa ra con số chính xác giá trị thiệt hại thực tế.
"Chiếc xe này theo đánh giá của tôi cũng như của DN bảo hiểm là đã bị tổn thất toàn bộ. Tuy vậy đến thời điểm này phải xác định được giá trị thiệt hại là bao nhiêu và theo luật thì chi phí giám định tổn thất do DN bảo hiểm tự chi trả. Trong trường hợp này, việc VNI tự định giá chiếc xe 170 triệu đồng mà không hề có bước giám định tổn thất là tự 'bốc thuốc', không có căn cứ", ông Xuân nhấn mạnh.
Cũng theo ông Xuân, cho đến nay, chủ xe là anh Sơn chỉ nhận được phương án bồi thường mà không hề nhận được kết luận giám định từ phía VNI, do đó anh Sơn không thể xác định được giá trị mà DN bảo hiểm đưa ra là đúng hay sai và dựa trên căn cứ nào.
Vị chuyên gia này lấy thêm dẫn chứng: "Tháng 4/2022, phía VNI Thăng Long và anh Sơn cũng đã thẩm định trước khi ký hợp đồng và thoả thuận chốt giá trị xe là 270 triệu nhưng chỉ sau đó 8 tháng đến thời điểm tổn thất lại bị định giá là 170 triệu mà chẳng có căn cứ nào cả. Do vậy, khách hàng bức xúc cho rằng giá trị bồi thường VNI đưa ra thấp hơn rất nhiều giá trị thực tế của xe là hoàn toàn có cơ sở".
Giá trị xe trên hợp đồng bảo hiểm có phải để 'cho vui'?
Trước đó, chia sẻ với VietNamNet về con số giá trị xe trong hợp đồng bảo hiểm chiếc Hyundai Grand i10 (sản xuất năm 2014) của anh Đinh Minh Thái Sơn, đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Hàng không VNI cho biết, giá trị đầu tiên ghi trong hợp đồng là 270 triệu là do khai báo của chủ xe chứ không phải thoả thuận giữa 2 bên.
"Giá trị khai báo đó chỉ được áp dụng xem xét đối với trường hợp tổn thất bộ phận, còn đối với trường hợp tổn thất toàn bộ như chiếc xe Hyundai i10 bị cháy này thì được định giá lại giá trị xe ngay tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất",đại diện VNI nói.
Tuy vậy trong chi tiết này, chuyên gia bảo hiểm Nguyễn Khắc Xuân lại cho rằng, phía VNI đang nói không đúng về giá trị khai báo ban đầu, và con số 270 triệu như trong hợp đồng không phải là vô nghĩa.
"Hợp đồng giữa DN bảo hiểm và khách hàng phải dựa trên thống nhất của 2 bên một cách hài hoà, làm gì có chuyện khách hàng khai bao nhiêu thì ghi vào hợp đồng như thế. Về lý thuyết thì giá trị hợp đồng mà khách hàng phải đóng cho bên bảo hiểm ô tô sẽ dao động từ 1,5-2%/năm, như xe của anh Sơn là 4,4 triệu. Thực tế là nếu khách có muốn ghi thấp để đóng phí thấp đi thì chắc gì tư vấn bảo hiểm đã cho", ông Xuân phân tích.
Theo Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm InFair, trong trường hợp hai bên không thống nhất về giá trị đền bù có thể trưng cầu một đơn vị thẩm định và lấy đó làm căn cứ thực hiện. Còn nếu vẫn không thoả thuận được, một trong hai bên được yêu cầu tòa án chỉ định giám định viên độc lập. Khi đó, kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
"Trước mắt, để đảm bảo quyền lợi của mình, anh Sơn cần yêu cầu đơn vị bảo hiểm đưa ra kết luận giám định đánh giá 2 yếu tố là mức độ thiệt hại và giá trị thiệt hại.
Nếu anh Sơn không đồng ý với mức đền bù, hai bên có thể thống nhất chỉ định một đơn vị giám định độc lập để thẩm định giá trị tài sản tại thời điểm và địa điểm tổn thất. Trường hợp này chỉ đang tranh chấp với giá trị vài chục triệu nên không nhất thiết phải đưa ra toà án", ông Nguyễn Khắc Xuân đưa ra quan điểm.
Như VietNamNet phản ánh, ngày 29/12/2022, anh Đinh Minh Thái Sơn lái chiếc Hyundai Grand i10 đời 2014 đang lưu thông trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thì bị bốc khói và cháy rụi hoàn toàn.
Ngày 27/4/2023, sau nhiều tháng khắc phục hậu quả cũng như tự đi thu thập hồ sơ từ cơ quan công an, anh Sơn được đơn vị cung cấp bảo hiểm vật chất là Công ty Bảo hiểm Hàng không Thăng Long (VNI Thăng Long) thông báo duyệt phương án bồi thường với số tiền 143,9 triệu đồng (trong đó, giá trị xe tại thời điểm tổn thất là 170 triệu đồng, trừ các loại tổn thất theo quy tắc bảo hiểm hơn 25,5 triệu và khấu trừ theo vụ 500 nghìn đồng).
Con số này thấp hơn nhiều so với giá trị chiếc xe được viết trong hợp đồng bảo hiểm là 270 triệu đồng. Anh Sơn kiến nghị bảo hiểm VNI phải tăng mức bồi thường lên là 210 triệu đồng nhưng đơn vị này không đồng ý. Từ đó đến nay, hai bên vẫn chưa có được tiếng nói chung.
(VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc)
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
"Trong vòng 10 giây cuối cùng của phiên đấu, có đến 5-6 người trong phòng và mức giá cứ bị đẩy lên chóng mặt. Trong chừng đó thời gian, tôi trả giá được 3 lần. Dù vậy vẫn thua cuộc. Tôi chỉ đứng sau người thắng và chậm hơn anh ấy đúng chỉ 0,001 giây. Tôi rất tiếc. Vì thất bại từ lần đấu đầu tiên", anh Đàm kể.
Theo anh Đàm, trước khi vào phòng đấu giá, anh dự trù sẽ chi số tiền đấu tấm biển này sẽ không dưới 200 triệu. Nhưng cuối cùng vẫn trượt. "Nuối tiếc hơn nữa, khi tôi là người có nhu cầu đấu biển thực sự để lắp lên xe sử dụng. Trong khi đó, người chiến thắng lại đang có ý định bán lại biển số này. Tôi đang hỏi giá, và nếu được, tôi sẵn sàng mua lại", anh nói.
Tham gia phiên đấu giá biển số đẹp ngũ quý 2: 90A-222.22 ngày 22/9, anh Phạm Quân (Hà Nam) chia sẻ, gần cuối phiên đấu, thấy giá biển số khá dễ chịu, ở mức gần 600 triệu đồng. Mức giá này rẻ hơn so với nhiều biển ngũ quý khác có thể đội lên vài tỷ đồng. Dù đã tập trung nhấn trả giá nhưng anh vẫn đấu trượt.
"Tấm biển này chốt giá cuối cùng chỉ 600 triệu đồng. Con số này là một món hời cho những ai đam mê. Kể cả muốn bán lại, nhiều khả năng giá biển sẽ đội lên gấp bội", anh Quân đánh giá khá cao về giá trị thực của tấm biển ngũ quý 2.
"Tôi đấu trượt một phần vì chậm hơn những người còn lại, nhưng cũng do lỗi kỹ thuật. Tự nhiên, tôi đang ấn trả thêm bước giá thì màn hình hiện lên box nhập mã xác minh. Rõ ràng ngay từ đầu lúc mới vào phòng đầu, tôi đã hoàn thành bước này rồi", anh nói.
Đánh giá lại cả quá trình tham gia đấu giá, anh Quân cho rằng, những lúc diễn biến cuộc đấu đang vào thời điểm cao trào mang tính quyết định, những lỗi vặt về kỹ thuật rất dễ khiến người chơi bực mình, tụt hứng.
Không giống như anh Đàm hay anh Quân, trượt đấu giá vì chậm, gặp lỗi trong quá trình đấu... Anh Thanh Tùng (Hà Nội) bày tỏ sự tiếc nuối khi phải bỏ cuộc giữa chừng ở lần tham gia đấu biển 30K-555.55 hôm 15/9.
"Đợt ý, mới đầu nên các phiên đấu giá đang hot. Dù biết trước, nếu đấu giá thành công biển số này thì mức giá cũng sẽ rất cao. Nhưng 14 tỷ đồng cho tấm biển này là con số nằm ngoài dự đoán của tôi. Ngay khi thấy, diễn biến phiên đấu đang khá ảo tôi đã dừng trả giá và thoát phòng ngay lập tức", anh kể.
Theo anh Tùng, đến hiện tại vẫn chưa có thông tin người trúng đấu giá biển số này nộp 14 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Nếu họ không nộp tiền lấy biển, chấp nhận bỏ cọc thì thực sự gây tiếc nuối cho những người chơi có nhu cầu đấu biển.
"Nói thật, biển số được đưa ra đấu lại thì cũng sẽ mất giá rất nhiều. Kể cả những người trước đó đã có suy nghĩ chấp nhận trả giá cao để sở hữu tấm biển này, khi đấu lại chắc chắn sẽ có suy nghĩ khác. Cái này là thú chơi của giới nhiều tiền, nên tâm lý quan trọng lắm", anh Tùng chia sẻ thêm.
Từ ngày 15/9 đến nay, 7 phiên đấu giá biển số ô tô đã diễn ra với tổng cộng 493 biển số đẹp được "lên sàn". Số tiền trúng đấu giá là hơn 214 tỷ đồng. Đến nay, có 76 người hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nộp 16 tỷ đồng. Trong số này, 3 khách hàng đã đến đăng ký biển số gắn lên xe.
Đáng chú ý, tại phiên đấu giá 11 tài sản ngày 15/9 - phiên đấu giá đầu tiên, mới có 5 người hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Còn lại, 6 người đều liên hệ với Cục Cảnh sát giao thông làm các thủ tục tiếp theo.
Người trúng đấu giá 2 biển số siêu đẹp 51K - 888.88 với hơn 32 tỷ đồng và 30K - 567.89 với giá trúng 13 tỷ đồng đã liên hệ với Cục Cảnh sát giao thông.
Có thể thấy, ngay sau kết quả ấn tượng về giá trúng ở phiên đấu giá biển số ô tô lần thứ nhất gây xôn xao dư luận thì các phiên đấu tiếp theo diễn ra có phần hạ nhiệt và dường như đang quay về đúng giá trị thực.
Điển hình như phiên đấu giá gần đây nhất, ngày 30/9, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam đưa ra đấu giá 100 biển số xe ô tô. Trong phiên đấu giá này, có đến 25 biển số có mức giá chốt bằng mức tiền cọc là 40 triệu đồng.
Theo quy định, người trúng đấu giá biển số ôtô phải nộp toàn bộ tiền trúng đấu giá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả. Số tiền này được trừ số tiền đặt trước và không bao gồm lệ phí đăng ký xe.
Người trúng phải thanh toán toàn bộ tiền vào tài khoản chuyên thu số 1410123456789 của Bộ Công an mở tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Mỹ Đình.
Ngay sau khi nhận đủ số tiền trúng đấu giá, Bộ Công an cấp hóa đơn điện tử bán tài sản công và văn bản điện tử xác nhận biển số ôtô trúng đấu giá gửi vào hòm thư điện tử cho người trúng đấu giá để làm thủ tục đăng ký xe.
Tại Nghị định 39/2023, Chính phủ quy định nếu người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trong thời gian quy định, kết quả đấu giá sẽ bị hủy. Biển số xe sẽ được đưa ra đấu giá lại, đồng thời số tiền đặt trước (40 triệu đồng) sẽ không được hoàn lại và được nộp vào ngân sách nhà nước.
" alt=""/>Trả giá chậm trong tích tắc, dân chơi tiếc nuối hụt trúng biển số đẹp