Bác sĩ Hằng cho hay đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, biểu hiện là tăng đường máu mạn tính cùng rối loạn chuyển hóa carbonhydrate (chất đường), lipid (chất béo), protid (chất đạm). Nguyên nhân là sự giảm bài tiết insulin của tụy hoặc hoạt động kém hiệu quả của insulin, hoặc do cả hai.
Tuy nhiên, nhiều người không biết mình mắc bệnh cho đến khi vô tình xét nghiệm máu, nước tiểu. Bên cạnh việc đo chỉ số đường huyết, các triệu chứng nhận biết một người bị đái tháo đường gồm tiểu nhiều, khát nhiều, thèm ăn, ăn nhiều nhưng nhanh đói, vết thương khó lành, sụt cân, tê đầu ngón chân và tay, hoa mắt, cảm giác mệt mỏi, nhìn mờ.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh, Khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cơ chế gây biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường khá phức tạp.
Đây là hậu quả của các tổn thương mạch máu do đái tháo đường gây ra. Lượng đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, rối loạn nội mô khiến mạch máu bị tổn thương. Điều này tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng tim, tạo ra các cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tùy theo vị trí của mạch máu bị tổn thương mà các biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau. Nếu tổn thương động mạch vành sẽ dẫn đến cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử; tổn thương mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não… Đây đều là những biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Khi người bệnh đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim cấp, thiếu máu cơ tim kéo dài khiến tế bào cơ tim suy yếu. Từ đó, tim không còn đảm bảo chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể. Người bệnh bị suy tim sẽ giảm khả năng hoạt động, giảm chất lượng cuộc sống.
Hiện, khoảng 2/3 trường hợp tử vong ở người bệnh đái tháo đường là do bệnh tim mạch, trong đó 40% là do bệnh động mạch vành, 15% do các bệnh tim mạch khác (chủ yếu là suy tim) và khoảng 10% do đột quỵ. Nguy hiểm hơn, triệu chứng bệnh tim mạch thường không rõ rệt và dễ bị bỏ qua. Nhiều bệnh nhân đái tháo đường biến chứng tim mạch khi đã ở giai đoạn nặng.
“Đặc biệt, người bị suy tim nặng nếu không điều trị kịp thời sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do rối loạn nhịp tim, dẫn đến đột tử”, bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh nhấn mạnh.
Một trường hợp đột quỵ khác được cứu kịp thời do đưa đến viện sớm (dưới 4,5 giờ từ khi có dấu hiệu khởi phát) là ông N.V.D (61 tuổi, Bắc Ninh). Ông D. nhập viện trong tình trạng tê bì sau gáy, lan xuống tay, yếu liệt người trái, nói khó. Ngay lập tức, bệnh nhân được người nhà đưa tới Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Ông D. được chẩn đoán đột quỵ não thể nhẹ, dùng thuốc kháng tiều cầu kép, kiểm soát huyết áp, kiểm soát mỡ máu. Sau dùng thuốc khoảng 30 phút, ông đã có thể tự nói được, cơ lực cải thiện rõ rệt, tay và chân bên phải vận động nâng lên khỏi giường, ý thức tỉnh táo.
Năm 2022, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiếp nhận, điều trị khoảng 1.000 ca đột quỵ, tuy nhiên chỉ có 45 bệnh nhân nhập viện trong thời gian "vàng", không bị ảnh hưởng di chứng nặng nề do bệnh này.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng cho hay người Việt Nam thường tự ý dùng thuốc hay các biện pháp dân gian như: cạo gió, chích máu ngón tay,… chữa đột quỵ. Trong khi đó, nếu không đưa người bệnh đến các cơ sở y tế sẽ bỏ lỡ cơ hội quý để điều trị bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phục hồi.
Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của những người vốn mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, mỡ máu... Tại nhiều cơ sở y tế, số bệnh nhân đột quỵ, tim mạch, huyết áp tăng cao sau những ngày trời nóng bức.
Các bác sĩ khuyến cáo, đặc biệt là người cao tuổi mắc các bệnh lý tim mạch, nên ở trong nhà, tránh ra ngoài trời khi nhiệt độ cao, thậm chí cuối buổi chiều nhiệt độ ngoài trời vẫn nóng dễ khiến người bệnh gặp nguy hiểm. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh… tránh cơ thể sẽ bị mất nước và chất điện giải, ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch.
Cùng điều trị với D. là ông N.V.V (67 tuổi, Lạng Sơn) cũng được chẩn đoán sán lá gan lớn. Ông cho biết mình thường xuyên đau thượng vị, mệt mỏi, ăn uống không ngong nên đi bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ phát hiện có tổn thương bất thường ở lá lách nghi ngờ ký sinh trùng làm tổ.
Tại đây, ông V. được làm nhiều xét nghiệm cùng với phim chụp. Bác sĩ chẩn đoán ông V. bị nhiễm ký sinh trùng sán lá gan lớn. Tuy nhiên, ký sinh trùng này lạc chỗ lên lá lách thay vì làm tổ ở gan như nhiều người khác. Người đàn ông này cho biết mình thường xuyên ăn rau sống do gia đình tự trồng bên suối, được tưới bằng nước suối chảy qua nhà.
Từ khi biết mình mắc bệnh do thói quen ăn rau sống, gia đình ông V. đã bỏ không ăn rau sống. Ông cũng chia sẻ với bạn bè, hàng xóm của mình mức độ nguy hiểm khi ăn rau có thể nhiễm ký sinh trùng.
Theo bác sĩ Phan Thị Thu Phương, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, ấu trùng sán lá gan lớn thường ký sinh ở các vật chủ như một số loài ốc, các loài rau thủy sinh như rau cần, rau muống nước, rau cải xoong, rau ngổ… Các bệnh nhân đến khám và điều trị đa phần có thói quen ăn loài rau này chưa chín hoặc ăn sống. Tuy nhiên, một số người cũng nhiễm ký sinh trùng do ăn các loài rau sống trên cạn như xà lách, rau thơm…
Bác sĩ Phương giải thích 3 nguyên nhân rau trên cạn cũng nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn:
- Rau trồng gần nguồn nước nhiễm ký sinh trùng, ấu trùng sán lá gan cư trú lên các loài rau này.
- Người dân lấy nguồn nước không an toàn tưới lên rau vô tình nhiễm phải ký sinh trùng này.
- Người bán rau bày bán các loại rau sống cùng nhau. Quá trình tiếp xúc cũng khiến các loại rau cạn nhiễm ký sinh trùng từ rau thủy sinh.
Sán lá gan gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, chán ăn, một số trường hợp bị nhầm với u gan. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây áp-xe gan. Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở mô gan, nhưng trong giai đoạn xâm nhập sán có thể đi chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, đôi khi có trong bao khớp.
Để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo các địa phương cần tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe tới cộng đồng để người dân không ăn sống các loại rau mọc dưới nước, không uống nước lã. Người nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.