TIN BÀI KHÁC:
Rợn tóc gáy những tội ác của phiến quân IS
Bà Nguyễn Thị Xuân Dung - Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho rằng xây dựng văn hóa ứng xử trong môi trường đại học là hoạt động giáo dục cần thiết, giúp sinh viên có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp; thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, văn minh từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đồng thời tăng cường khả năng thích nghi với môi trường, công việc sau này.
Điều này cho thấy, văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, vì vậy mà hiện nay, nhiều trường đại học nói chung. Theo bà Dung tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM nói riêng và nhiều trường đại học nói chung hiện nay ngày càng chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong mỗi sinh viên.
Người lớn phải làm gương
Để xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong sinh viên, ngoài những quy định, nội quy chung Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đặc biệt hướng đến việc nâng cao nhận thức cho sinh viên để rèn ý thức tự giác cho các bạn thông qua những phương cách cụ thể.
Theo bà Dung, đầu tiên phải kể đến là mỗi cán bộ - giảng viên - nhân viên là một tấm gương về văn hóa ứng xử để sinh viên noi theo, nên thầy cô phải luôn có thái độ và hành vi chuẩn mực. Cùng với đó, trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, chương trình ngoại khóa, tọa đàm về ý thức và văn hóa học đường cho sinh viên.
Tiêu biểu nhất là Chương trình Tư vấn học đường HUTECH Beside You - chuỗi chương trình tư vấn học đường được tổ chức nhằm mang đến không gian chia sẻ, trao đổi, tư vấn tâm lý dành cho sinh viên, mỗi số, các bạn sẽ gặp gỡ khách mời là những chuyên gia tâm lý, bác sĩ,… để được trang bị kiến thức, tham vấn trực tiếp, tích luỹ kinh nghiệm, làm sáng tỏ và định hướng cho hành trình trưởng thành của mình”- bà Dung cho hay.
Cũng theo bà Dung song song đó là các hoạt động, phong trào, cuộc thi về văn hóa ứng xử để thu hút sinh viên tham gia và trải nghiệm, phát triển kỹ năng sống một cách tự nhiên.
Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Thái Sơn cũng cho rằng, để thay đổi nhận thức trong sinh viên người lớn, Gen X, Y, nên làm gương trước cho các bạn Gen Z noi theo. “Cái gì muốn thì phải làm gương, chứ không phải bắt buộc”- ông Sơn nói.
Đơn cử như trong đợt động đất gần đây ở Nhật Bản, người Nhật Bản bình tĩnh và ứng xử rất tốt khi xảy ra động đất. Đây là kết quả của một quá trình giáo dục từ người lớn cho đến người trẻ, ông Sơn nhìn nhận. Theo ông Sơn hiện nay Gen Z đã được tự do hơn các Gen X, Y, do công nghệ phát triển chóng mặt. Vì vậy phải giáo dục Gen Z để biết được mình được làm những gì, không làm những gì đó em.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Dung, bên cạnh tuân thủ các quy định, quy tắc hướng dẫn của các trường đại học, mỗi sinh viên phải tự thân xây dựng cho mình một quy tắc ứng xử riêng để có lối sống đẹp. Bà Dung khuyên rằng, mỗi sinh viên, các bạn cần không ngừng trau dồi, học hỏi kiến thức không chỉ chuyên môn mà còn là những bài học trong cuộc sống về cách cư xử đẹp, văn minh với những người xung quanh.
Muốn làm được điều này, sinh viên cần ý thức được tầm quan trọng của việc học hỏi, hoàn thiện bản thân; thường xuyên học theo những tấm gương tốt; tích cực tham gia các hoạt động, cuộc thi học thuật, ngoại khóa ngay tại trường.
“Như với sinh viên HUTECH, chúng tôi ngoài những giờ học trên giảng đường, các bạn luôn được khuyến khích tham gia hoạt động từ hơn 60 câu lạc bộ, đội nhóm ở đa dạng lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tình nguyện cùng các sân chơi lớn như cuộc thi khởi nghiệp HUTECH Startup Wing, đấu trường nhan sắc Miss HUTECH, cuộc thi tài năng HUTECH’s Got Talent…
Ở mỗi sân chơi, sinh viên sẽ học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, cách ứng xử cần thiết, từ đó ngày càng hoàn thiện bản thân”- bà Dung nói.
Thanh Bình và nhóm PV, BTV" alt=""/>Xây dựng văn hoá ứng xử cho sinh viên bắt đầu từ thay đổi nhận thứcDù vẫn cháy một tình yêu cho đội nhà, nhưng phải thừa nhận, tuyển Thái Lan mạnh hơn các chàng trai áo đỏ. Chính xác thì 2 trận chung kết AFF Cup 2022trên sân Mỹ Đình (13/1) và Thammasat hôm nay cho thấy, Voi chiến‘trên cơ’ tuyển Việt Nam.
Chính sự khác biệt này khiến tuyển Việt Nam đang thắng tưng bừng ở vòng bảng và cả bán kết rồi không để thủng lưới, bỗng nhiên… dở khi gặp Thái Lan.
Những điểm yếu của tuyển Việt Nam lộ ra, chúng ta cũng cho thấy sự non nớt trước ‘chiêu trò’ của đối thủ. Và sự khác biệt rõ nhất của người Thái chính là Theerathon Bunmanthan, ở cả 2 trận chung kết đi – về.
Trên sân Mỹ Đình, chính đội trưởng số 3 kiến tạo cả 2 bàn cho đồng đội lập công khiến Việt Nam suýt thua.
Tuy nhiên, HLV Park Hang Seo đã không thể giải quyết việc ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Bunmathan và không ai khác anh là tác giả bàn duy nhất ở chung kết lượt về AFF Cup 2022, vô cùng đẳng cấp và đẹp mắt.
Tuyển Việt Nam không có một cầu thủ tầm cỡ như thế, trong cuộc chơi mà các vị trí ở tuyến giữa chơi giảm sút, trong đó Quang Hải là nỗi thất vọng lớn.
Với lực lượng trong tay, HLV Park Hang Seo cũng đã làm hết sức, tung hết các bài vở chiến thuật của mình. Nhưng ở vũ điệu cuối cùng trên đất Thái Lan, lần này ông lỡ chiến thắng cùng tuyển Việt Nam lỡ danh hiệu AFF Cup 2022.
Dĩ nhiên, thật tuyệt vời nếu cuộc chia tay với ông Park khép lại bằng chức vô địch AFF Cup 2022. Nhưng thua theo cách này chúng ta cũng không có gì phải nuối tiếc và phải chấp nhận sự thật, chúng ta về nhì vì chúng ta yếu hơn!
Cuộc chơi nào cũng có thắng thua, không thể chia tay ông Park bằng nụ cười nhưng vẫn xin cảm ơn ông cùng các chàng trai áo đỏ đã nỗ lực, chiến đấu hết mình, chơi không từ bỏ.
Giờ thì Những chiến binh sao vàng về nhà và chuẩn bị đón Tết cùng gia đình thôi!
Video highlights Thái Lan 1-0 Việt Nam (nguồn: FPT Play)