Tuy nhiên, Trung Quốc đang thu hút sự chú ý với tàu sân bay thứ 3 mang tên Phúc Kiến, tàu lớn nhất mà Hải quân nước này sở hữu. Con tàu đã thực hiện chuyến đi biển đầu tiên vào tháng 5 vừa qua. Với lượng giãn nước 80.000 tấn và không gian trên boong tàu có thể chứa tới 60 máy bay, Phúc Kiến được đánh giá có thể nằm trong lớp tàu sân bay lớn nhất thế giới ngoài Nimitz và Ford của Mỹ.
Đáng nói, Phúc Kiến được lắp hệ thống hỗ trợ cất và hạ cánh (CATOBAR) như các tàu sân bay Mỹ, giúp nó có sức mạnh phóng máy bay lớn hơn so với các tàu sân bay dùng bệ phóng máy bay kiểu “nhảy cầu” mà Anh và các nước khác sử dụng. Máy phóng còn sử dụng năng lượng điện từ thay cho hơi nước, và đây là một công nghệ tiên tiến trang bị trên lớp siêu tàu sân bay Ford.
Tuy nhiên, Phúc Kiến chạy bằng năng lượng thông thường thay vì năng lượng hạt nhân. Điều này khiến nó trở nên khác biệt so với các tàu sân bay của Mỹ, và có thể tạo ra gánh nặng năng lượng tiềm tàng.
Song theo giới quan sát hàng hải, những thay đổi dù nhỏ trên tàu Phúc Kiến cũng sẽ mang lại tác dụng đáng kể đối với Hải quân Trung Quốc.
"Trong khi các tàu sân bay kiểu ‘nhảy cầu’ cũ của Trung Quốc phải dựa vào trực thăng trang bị radar, hoặc máy bay trên đất liền để cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C), Phúc Kiến lại có thể phóng các máy bay AEW&C lớn hơn như KJ-600, loại máy bay tương tự như E-2D Hawkeye của Hải quân Mỹ”, hai tác giả J. Michael Dahm và Peter W. Singer nhận định trong bài viết đăng trên DefenseOne hồi tháng 6.
"Khả năng phóng KJ-600 sẽ mang tính cách mạng hóa đối với hoạt động của tàu sân bay Trung Quốc, cho phép nhóm tác chiến hoạt động độc lập, cách xa lãnh thổ Trung Quốc với một radar trên không cung cấp thông tin toàn diện về không gian chiến đấu trong nhiều giờ liền", hai chuyên gia nói thêm.
Chia sẻ với Sandboxx News, ông Bryan McGrath, một sĩ quan Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu và là giám đốc điều hành công ty tư vấn The FerryBridge Group, cho rằng lượng choán nước nhỏ hơn của Phúc Kiến so với các lớp tàu sân bay của Mỹ không quan trọng bằng những gì mà chiến hạm Trung Quốc mang theo.
Ông McGrath cho biết, bản thân ấn tượng trước việc Trung Quốc áp dụng công nghệ phóng điện từ, cho phép hiệu chỉnh năng lượng để phóng nhiều loại máy bay có kích thước và trọng lượng khác nhau.
"Tôi nghĩ họ đang bắt kịp xu hướng. Họ là những người áp dụng sớm", ông McGrath nói.
Ông nhấn mạnh thêm, năng lực phóng và thu hồi máy bay cảnh báo sớm trên không như E-2D của Mỹ đã mang lại “quyền chỉ huy và kiểm soát hàng trăm dặm xung quanh tàu sân bay". Do đó, với sự có mặt của tàu sân bay Phúc Kiến trong hạm đội, Hải quân Trung Quốc cũng sẽ được hưởng lợi thế này.
Trước Phúc Kiến, Trung Quốc có 2 tàu sân bay là Liêu Ninh và Sơn Đông. Trong đó, Liêu Ninh đã trải qua một đợt tân trang gần đây. Bắc Kinh được cho là đang đóng tàu sân bay thứ 4. Một số nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc có thể sở hữu 6 tàu sân bay sau năm 2030.
Đối với Mỹ, tàu sân bay từ lâu là công cụ thể hiện sức mạnh, sự hiện diện quân sự, và lời cảnh báo. Trong mùa hè năm nay, 4 tàu sân bay Mỹ đã được triển khai trên toàn cầu.
Theo ông McGrath, Trung Quốc có thể sớm thể hiện sức mạnh theo cách tương tự. Ông dự đoán, Mỹ sẽ thấy các tàu sân bay Trung Quốc hoạt động ngoài khơi bờ biển California và Mexico trong vòng một thập kỷ.
Điều đáng chú ý là hiện tại chỉ có Trung Quốc và Mỹ dường như đang thực sự chú trọng đầu tư vào lực lượng tàu sân bay. Tàu sân bay duy nhất của Nga - Đô đốc Kuznetsov đã được đại tu kéo dài tuổi thọ từ năm 2017. Nga được cho là đang cân nhắc đóng siêu tàu sân bay mới Shtorm, nhưng dự án dường như không khả thi.
Một số người tin rằng, tàu sân bay về cơ bản đã lỗi thời, và tàu ngầm hạt nhân mới có năng lực đáng gờm trong khi rủi ro và chi phí thấp hơn đáng kể. Song ông McGrath lại không đồng tình với nhận định này.
"Tàu sân bay tồn tại vì máy bay mang lại lợi ích. Vì sự hữu ích của máy bay, thật tuyệt khi có chúng ở nơi bạn muốn. Nếu để máy bay trên mặt đất, chúng sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng bị tấn công. Do đó, một sân bay di động vẫn là khoản đầu tư rất thông minh, và khôn ngoan”, ông McGrath kết luận.
Ngày | Giờ | Đội | Tỷ số | Đội | Chung kết | Trực tiếp |
13/1 | 19:30 | Việt Nam | 2-2 | Thái Lan | Lượt đi | VTV5, FPT Play |
16/1 | 19:30 | Thái Lan | 1-0 | Việt Nam | Lượt về | VTV5, FPT Play |
Ngày | Giờ | Đội | Tỷ số | Đội | Bán kết | Trực tiếp |
6/1/2023 | 16:30 | Indonesia | 0-0 | Việt Nam | Lượt đi | XEM VIDEO |
7/1 | 19:30 | Malaysia | 1-0 | Thái Lan | Lượt đi | VTV5, FPT Play |
9/1 | 19:30 | Việt Nam | 2-0 | Indonesia | Lượt về | VTV5, FPT Play |
10/1 | 19:30 | Thái Lan | 3-0 | Malaysia | Lượt về | VTV5, FPT Play |
Ngày | Giờ | Đội | Tỷ số | Đội | Bảng | Trực tiếp |
20/12/2022 | 17h00 | Campuchia | 3-2 | Philippines | A | Xem video |
19h30 | Brunei | 0-5 | Thái Lan | A | Xem video | |
21/12 | 17h00 | Myanmar | 0-1 | Malaysia | B | Xem video |
19h30 | Lào | 0-6 | Việt Nam | B | Xem video | |
23/12 | 17h00 | Philippines | 5-1 | Brunei | A | Xem video |
16h30 | Indonesia | 2-1 | Campuchia | A | Xem video | |
24/12 | 19h30 | Malaysia | 5-0 | Lào | B | Xem video |
17h00 | Singapore | 3-2 | Myanmar | B | Xem video | |
26/12 | 17h00 | Brunei | 0-7 | Indonesia | A | Xem video |
19h30 | Thái Lan | 4-0 | Philippines | A | Xem video | |
27/12 | 17h00 | Lào | 0-2 | Singapore | B | VTV5, FPT Play |
19h30 | Việt Nam | 3-0 | Malaysia | B | XEM VIDEO | |
29/12 | 19h30 | Indonesia | 1-1 | Thái Lan | A | VTV Cần Thơ, FPT Play |
17h00 | Campuchia | 5-1 | Brunei | A | VTV5, FPT Play | |
30/12 | 19h30 | Singapore | 0-0 | Việt Nam | B | XEM VIDEO |
17h00 | Myanmar | 2-2 | Lào | B | XEM VIDEO | |
2/1/2023 | 19h30 | Thái Lan | 3-1 | Campuchia | A | XEM VIDEO |
19h30 | Philippines | 1-2 | Indonesia | A | XEM VIDEO | |
3/1/2023 | 19h30 | Việt Nam | 3-0 | Myanmar | B | VTV Cần Thơ, FPT Play |
19h30 | Malaysia | 4-1 | Singapore | B | VTV5, FPT Play |
Xem ngay lịch thi đấu AFF CUP 2022 mới nhất tại đây!
Tình hình lực lượng Georgia vs Bồ Đào Nha:
Georgia: Toàn đội khoẻ mạnh, ĐT Georgia nhiều khả năng sẽ không thay đổi so với trận hòa CH Séc gần nhất.
Bồ Đào Nha: Chỉ vắng mặt Rafael Leao do đã nhận đủ thẻ phạt.
Đội hình dự kiến Georgia vs Bồ Đào Nha:
Georgia: Mamardashvili (GK), Kashia, Kverkvelia, Kakabadze, Dvali, Kochorashvili, Tsitaishvili, Mekvabishvili, Davitashvili, Kvaratskhelia & Mikautadze.
Bồ Đào Nha: Sa (GK), A. Silva, Semedo, Inácio, Dalot, Nunes, R. Neves, Félix, J. Neves, Ramos & Jota
Thông tin đáng chú ý Georgia vs Bồ Đào Nha:
Bồ Đào Nha là đội ghi nhiều bàn thắng nhất ở vòng loại Euro 2024.
Georgia là đội có thứ hạng FIFA thấp nhất tại Euro 2024.
Georgia chưa bao giờ đánh bại Bồ Đào Nha.
Bồ Đào Nha đã ghi bàn ở 15 trên 16 trận gần nhất.
Georgia chỉ giành được 2 chiến thắng trong 6 trận gần đây nhất trên mọi đấu trường.
Cả hai đội đều ghi bàn trong hai trận ra quân tại Euro 2024.
3 trong 5 trận gần đây nhất của Bồ Đào Nha đều kết thúc với việc cả hai đội đều ghi bàn.
Hơn 2,5 bàn thắng được ghi trong 5 trận gần nhất của Bồ Đào Nha.
Hai trong ba trận gần nhất của Georgia có trên 2,5 bàn thắng.
Về mặt tấn công, Bồ Đào Nha đứng thứ hai tại Euro 2024 (5 bàn thắng, 2,5 bàn mỗi trận). Còn về khả năng phòng ngự, Georgia đứng thứ 17 (để thủng lưới 4 bàn, 2,0 mỗi trận).
Trong các trận đấu quốc tế trong hai năm qua, Bồ Đào Nha ghi 54 bàn (3,2 bàn mỗi trận) và Georgia để thủng lưới 24 bàn (1,6 bàn mỗi trận).
Georgia đã ghi hai bàn trong hai trận ở giải đấu này, còn Bồ Đào Nha để lọt lưới một bàn sau hai trận.Trong các trận đấu quốc tế trong hai năm qua, Georgia ghi 33 bàn (2,2 mỗi trận) và Bồ Đào Nha để thủng lưới 11 bàn (0,6 mỗi trận).
Xét về hiệu số bàn thắng bại, Bồ Đào Nha đứng thứ hai tại Euro 2024 với hiệu số +4.
Xét về hiệu số bàn thắng bại, Georgia đứng thứ 19 tại Euro 2024 với hiệu số -2.