Bữa ăn được thực hiện tại phòng ăn ở tầng trệt của trường. Chỉ vỏn vẹn chừng hơn 30 học sinh, các em được cung cấp bữa ăn no nhiều dinh dưỡng và đặc biệt, hoàn toàn miễn phí.
Giờ trưa, các em học sinh xếp hàng nhận cơm ăn. |
Học sinh của trường vốn là con cháu của cư dân ở vùng ven thành phố. Họ có cuộc sống khá khó khăn, trong đó có đến 30% thuộc diện nghèo và cận nghèo. Nhiều em, nhà ở xa, phải dậy từ rất sớm để đi xe đạp đến trường. Đã vậy, trong túi không có tiền nên bữa ăn trưa với các em là điều xa xỉ.
Bữa cơm của các em có món mặn và món canh nhưng em nào cũng ăn ngon miệng. |
Chúng tôi đến thăm trường, chứng kiến bữa ăn được sắp xếp một cách chu đáo. Mỗi suất ăn có một chén canh, một đĩa cá hay thịt kho, một chút nước chấm. Đũa muỗng chứa đầy trong ống.
Ngoài cửa, các em xếp hàng đi vào. Trên tay mỗi em cầm một chiếc thẻ nhỏ trao cho chị nhân viên. Sau đó, từng em được nhận một đĩa cơm nóng hổi kèm theo chút rau xanh. Nếu em nào không thích ăn đồ kho thì sẽ có một chiếc đùi gà thay thế.
Ngồi vào bàn - nơi đã có sẵn cá và canh, các em ăn một cách ngấu nghiến cho đến muỗng cuối cùng. 'Ngon và no lắm chú ơi', một em nói với chúng tôi.
Em tâm sự: 'Nhà con nghèo lắm. Ba mẹ con quanh năm lao động vất vả không đủ nuôi bầy con dại. Có ăn là tốt rồi chứ làm gì được ăn ngon như thế này ...'
Cô giáo Mỹ Phượng, người có sáng kiến lập ra chương trình bữa cơm tình thương. |
Kim Ngân và Ngọc Anh là 2 nữ sinh lớp 11 có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Nhà 2 em ở tận Qui Đức, khá xa trường nên hàng ngày 2 em phải đạp xe đi học. Lo được học phí và các khoản có liên quan đã là một gánh nặng của gia đình nên có những lúc 2 em không đủ tiền để ăn bữa cơm trưa.
Một bạn trai - Thái Hoàng Phúc Hậu đang học lớp 11. Cha Hậu mất năm em 3 tuổi. Năm Hậu lên 9 tuổi, mẹ lại ra đi bỏ Hậu bơ vơ một mình. Bà nội mang Hậu về chăm. Các chú, cô góp tiền để nội nuôi Hậu ...
Hậu được nhà trường cấp cho suất ăn trưa đã 2 năm nay. Hậu nói với chúng tôi, suất ăn này đã giúp Hậu vượt qua cơn đói vào những buổi trưa tới lớp. 'Mai sau, khi con ra trường, có công việc làm ổn định, con sẽ ghé về thăm trường, góp sức cùng các thầy cô chăm thế hệ đàn em' Hậu nói.
Có 30 em học sinh của trường được ăn cơm miễn phí, vì gia đình các em khó khăn. |
Một cách tiếp sức cho các em học sinh
Ông Lê Phú Hải, hiệu phó nhà trường cho biết, bữa cơm tình thương đã có từ 10 năm nay. Cô giáo dạy văn Võ Thị Mỹ Phượng là người đưa ra sáng kiến này sau khi tiếp xúc với một học sinh trong lớp do cô làm chủ nhiệm.
Học sinh này nhà xa, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Ba mẹ em ly hôn, một mình mẹ nuôi 3 đứa con. Mỗi ngày mẹ chỉ cho em 2000đ để gửi xe. Buổi trưa, em phải đạp xe dưới cái nắng gay gắt về nhà, ăn qua loa vài miếng cơm rồi trở lại trường học tiếp.
Trước hoàn cảnh như thế, cô Phượng nói với em: 'Thôi trưa con đừng về nữa. Cô sẽ nói căng tin nấu cơm cho con ăn và cô sẽ trả tiền'. Ban đầu em ngại nhưng rồi sau đó, em chấp nhận.
![]() |
Em học sinh nào cũng ăn hết phần cơm mình nhận được từ các thầy cô. |
Cô Phượng đưa vấn đề này ra trước chi bộ nhà trường và được sự đồng tình rất cao. Ban giám hiệu kêu gọi giáo viên đóng góp. Từ đó, những học sinh nghèo được cấp bữa ăn trưa.
Ông Hải cho biết thêm: 'Bữa ăn lớn dần. Khởi đầu là dành cho các học sinh khối 12 rồi sang khối 11. Hiện nay cả 3 khối, học sinh nào có hoàn cảnh đặc biệt đều được cấp bữa ăn tình thương.
Được như vậy là nhờ vào sự đóng góp thêm của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và đặc biệt là các học sinh của trường. Các em này trước đây học tại trường, được cấp suất ăn tình thương nay thành đạt quay lại giúp trường như trường hợp của em Thủy Tiên đang ở Singapore gửi về 5 triệu đồng'.
Tiễn chúng tôi ra về, cô Phượng bày tỏ, bữa ăn tình thương này giúp các em vượt qua cơn đói, từ đó duy trì tốt việc học.
Một trong số các học sinh nhận bữa cơm tình thương năm nay có em Đạt là học sinh lớp 10. Đạt nhà xa, hàng ngày, em đi học bằng xe đạp đến cầu Ông Thìn rồi gửi xe lên xe buýt đến trường. Hồi cấp 2, Đạt đã có nhiều ngày nhịn đói buổi trưa. Năm nay, Đạt trong đội tuyển Olympic học sinh giỏi toán. Hy vọng với bữa ăn trưa mà nhà trường cấp cho, em sẽ có thêm sức để đạt được những kết quả tốt trong các kỳ thi sắp tới.
Chị MC nở nụ cười giới thiệu chương trình hội diễn trước khi lễ tổng kết trao giải Hội thi Bệnh nhân mừng xuân Canh Tý 2020 bắt đầu.
" alt=""/>Bữa cơm tình thương ở một trường cấp 3Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông (Ảnh: Chí Anh).
Thời điểm đó, công tác vận động học sinh gặp nhiều khó khăn, với lợi thế người đồng bào, ông hăng hái đi vận động học sinh và nhiệt tình tham gia dạy các lớp xóa mù cho bà con.
Do sự thay đổi chương trình mới khiến ông Thom gặp khó khăn trong việc cập nhật kiến thức. Ông cũng tự nhận mình là người thế hệ trước, công nghệ thông tin, sử dụng máy tính không rành dù bản thân luôn nỗ lực học hỏi từ các đồng nghiệp.
Để việc truyền đạt kiến thức hiệu quả cho học sinh, ông đã nhờ bà B.T.H., là giáo viên cùng trường và một giáo viên khác ngoài trường đứng lớp thay. Hàng tháng, ông đã lấy tiền lương của mình để trả công cho những người đứng lớp.
Thông cảm với hoàn cảnh của ông Thom, nhà trường đã tạo điều kiện nhằm giúp ông duy trì việc dạy học để đủ thời gian nghỉ theo chế độ.
Đại diện Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông thông tin, ông Thom vẫn tiếp tục công việc dạy học theo nhiệm vụ phân công. Đồng thời, ông cũng trong diện tinh giản biên chế.
Như Dân tríthông tin, đoàn kiểm tra UBND huyện Chư Păh vừa phát hiện ông Rơ Châm Thom, giáo viên Tiểu học, đã nghỉ dạy từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2023 nhưng vẫn nhận lương và các khoản phụ cấp.
Ông Thom đã thuê 2 người khác dạy thay và chi trả gần 7 triệu đồng/tháng cho mỗi người.
Ông Thom giải thích với đoàn kiểm tra rằng, bản thân mình chưa có bằng THPT và chương trình giáo dục quá nặng so với năng lực của ông. Do đó, ông đã đề xuất và được nhà trường đồng ý cho thuê người hỗ trợ giảng dạy.
" alt=""/>Trần tình của thầy giáo thuê 2 người dạy thay hơn một nămTrong khi đó, gia đình tôi khá ổn định. Vợ tôi là người phụ nữ xinh xắn, khéo léo và rất yêu thương chồng. Điều khiến tôi lo lắng là chúng tôi kết hôn 3 năm nhưng chưa có tin vui.
Khi gặp em, tôi không có ấn tượng gì đặc biệt ngoài việc em là một nữ đồng nghiệp có năng lực và hòa đồng. Ngược lại, em bị tôi thu hút. Ngay từ đầu, em chủ động khiến tôi phải để ý.
Ban đầu, tôi thấy vui vì có một người khác giới để ý nhưng lâu dần tôi thực sự bị em cuốn hút. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, chúng tôi ngã vào tay nhau. Thời gian ở cạnh em tôi vô cùng hạnh phúc.
Chúng tôi hòa hợp nhau về mọi thứ. Tôi như được sống lại cảm xúc yêu thương của ngày trẻ tuy nhiên nhiều lần nghĩ về vợ, cảm giác ân hận, áy náy lại trỗi dậy.
Biết mối quan hệ này là sai trái, chúng tôi nhiều lần quyết định chia tay nhưng lần nào cũng vậy chúng tôi lại quay lại với nhau trong dằn vặt, đau khổ.
Gần đây, cuộc hôn nhân của em ngày càng tệ hại. Em quyết định ly thân với chồng và ra ở riêng. Em nói, một phần em hết tình cảm với chồng nhưng em quyết định như vậy cũng là vì muốn tiến đến cùng tôi.
Tôi lại chưa sẵn sàng cho chuyện này. Tôi có thể không còn tình cảm nhiều với vợ nhưng để từ bỏ cô ấy là một điều không dễ dàng. Trong khi đó, tôi chưa bao giờ xác định mối quan hệ nghiêm túc với em.
Thấy tôi lưỡng lự, em rất buồn nhưng cũng nói sẽ cho tôi thời gian để suy nghĩ. Vậy nhưng, tuần trước, vợ tôi vô tình phát hiện ra mối quan hệ của chồng. Cô ấy rất sốc, bỏ ăn bỏ uống đến mức nhập viện.
Lúc này, tôi mới nhận ra vợ vô cùng quan trọng với cuộc sống mình và người tôi muốn gắn bó trọn đời vẫn là cô ấy.
Vợ cho tôi lựa chọn, một là cắt đứt quan hệ với đồng nghiệp, chuyển công việc. Hai là chúng tôi ly hôn. Tôi hoảng sợ, vội đồng ý với vợ sẽ chấm dứt mối quan hệ trên.
Biết quyết định của tôi, em sốc lắm. Em không nghĩ rằng tôi sẽ bỏ em để quay về với gia đình. Ban đầu em trách móc, rủa xả tôi là thằng hèn, đồ tồi, bao lâu nay lừa dối tình cảm của em.
Sau đó, em chuyển sang tâm trạng buồn bã, chán nản. Em đăng hàng loạt những câu nói uất hận, bi quan về tình cảm trên facebook và tất cả các mạng xã hội khác.
Không chỉ vậy, em còn úp mở chuyện mình sẽ chấm dứt tất cả vì gặp phải kẻ bội bạc. Tôi lo lắng, liên lạc để khuyên giải em thì em nói, mình sẽ làm thật nếu tôi không nghĩ lại.
Em lấy mạng sống ra uy hiếp tình cảm của tôi dù tôi có hứa bù đắp cho em như thế nào.
Giờ tôi sống trong hoang mang, lo lắng. Tôi muốn về bên vợ nhưng nếu tôi dứt khoát với người tình, em có mệnh hệ gì tôi cũng vạ lây. Xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Nhìn Yến tàn tạ, vật vã, tôi thấy trái tim mình đau đớn, xót xa. Tôi có nên dang rộng vòng tay tha thứ cho em để gia đình đoàn viên, con cái có đủ bố mẹ.
" alt=""/>Tâm sự người chồng có vợ đẹp, khéo léo nhưng vẫn 'say nắng' nữ đồng nghiệp