Luật sư tư vấn:Theo quy định của pháp luật, nếu đánh bạc với số tiền dưới 5 triệu đồng, người đánh bạc sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 26, Nghị định số 167/2013.
Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
 |
Ảnh minh họa |
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
Đối với hành vi đánh bạc với số tiền từ 5 triệu đồng trở lên, người đánh bạc có thể bị xử lý hình sự về tội Đánh bạc.
Ngoài ra, người nào đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết án về hành vi, tội liên quan đến đánh bạc mà còn vi phạm thì đánh dưới 5 triệu đồng cũng vẫn có nguy cơ bị xử lý hình sự.
Theo quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự về tội Đánh bạc:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Như vậy, bất kỳ người nào đánh bạc ăn tiền trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc quy định tại Điều 249 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy cần xác định rõ tổng số tiền tham gia đánh bạc để xem xét chịu trách nhiệm hình sự hay xử phạt hành chính. Căn cứ theo Nghị quyết Số: 01/2010/NQ-HĐTP Điều 1. Về một số quy định tại Điều 248 của Bộ luật hình sự
3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc
Tùy vào số tiền khi bị bắt quả tang mà có thể bị xử lý về mặt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Cán bộ đánh bạc, tổ chức đánh bạc: phạt nặng nhiều tội
Qua báo chí tôi được biết một số cán bộ thoái hoá biến chất tham gia bảo kê cho các đường dây đánh bạc online. Vậy những người này phạm tội gì và có thể bị xử phạt như thế nào?
" alt=""/>Cờ bạc trong nhà: chơi ít tiền vẫn có nguy cơ phạm pháp
Ngoài những người trong gia đình, tôi muốn để thừa kế lại cho người ngoài gia đình đang ở tuổi chưa thành niên có được không?Vợ tôi chỉ biết bản thừa kế này, khi bản thừa kế được công khai có được không?
Thứ nhất : Quyền của người lập di chúc
Căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại
 |
Ảnh chỉ có tính chất minh họa |
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Theo quy định của pháp luật thì Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Pháp luật hiện nay ưu tiên việc chia thừa kế theo di chúc, trong trường hợp người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật thì di sản mới được chia theo pháp luật. Nếu di chúc của bạn đáp ứng nội dung và hình thức theo quy định pháp luật thì việc muốn để thừa kế lại cho người ngoài gia đình là hợp pháp.
Thứ hai: Việc để lại di chúc cho người chưa thành niên
Tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”.
Do thông tin bạn nêu không rõ để lại di sản là bất động sản hay tài sản khác, nên nếu bạn muốn để lại di chúc phần di sản là bất động sản cho người chưa thành niên thì người này được nhận di sản và có người đai diện theo pháp luật của người đó thực hiện và xác lập.
Thứ ba: Việc công khai di chúc
Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 647. Công bố di chúc
1. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.
2. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.
3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
Căn cứ theo quy định trên, chỉ sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc
Tư vấn bởi luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP HN.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Giấu vợ làm di chúc cho người ngoài được không?