Lý do bà H. và bà T. xin nghỉ là theo nguyện vọng cá nhân. Thời gian cho thôi giữ chức vụ quản lý kể từ ngày 10/11.
Trước đó vào ngày 21/9, UBND huyện Đăk Hà ký quyết định cho nghỉ thôi việc đối với viên chức N.T.H.T (48 tuổi), Phó Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Đăk Hà. Tiếp đó, ngày 25/10 UBND huyện Đăk Hà lại ký quyết định cho viên chức nghỉ thôi việc theo nguyện vọng cá nhân đối với bà L.T.N (55 tuổi), giáo viên tại Trường THCS xã Đăk Mar.
Gần đây, ngày 31/10, UBND huyện Đăk Hà có văn bản thống nhất cho 3 cán bộ quản lý nghỉ thôi việc theo nguyện vọng vì lý do sức khoẻ. Cụ thể, bà N.T.T.S (51 tuổi) xin thôi giữ chức Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Đăk Hring; bà N.T.Q (48 tuổi) xin thôi giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đăk Pxi và bà Đ.T.L (48 tuổi) xin thôi giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường TH-THCS xã Đăk Long.
Trước tình trạng nhiều cán bộ quản lý, giáo viên xin thôi chức, nghỉ việc gây nguy cơ thiếu hụt giáo viên, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum đã ra văn bản gửi UBND huyện Đăk Hà yêu cầu báo cáo kết quả xử lý thông tin vụ việc liên quan đến quản lý hồ sơ của công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Đồng thời báo cáo kết quả giải quyết kèm theo tất cả hồ sơ, thông tin liên quan về Sở Nội vụ theo quy định.
Được biết, từ năm 2020 đến tháng 3/2023, toàn tỉnh có 161 giáo viên nghỉ việc, trong đó, 94 giáo viên thuộc biên chế các đơn vị sự nghiệp và công lập, 67 giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập với nhiều lý do.
Để đáp ứng yêu cầu dạy học, trong đợt tháng 10 vừa qua tỉnh Kon Tum đang triển khai tổ chức tuyển dụng hơn 700 chỉ tiêu. Cụ thể: huyện Kon Plông 124; huyện Tu Mơ Rông 101; huyện Ngọc Hồi 101; huyện Sa Thầy 89; huyện Đắk Hà 81; TP. Kon Tum 78; huyện Đắk Tô 75; huyện Kon Rẫy 52; huyện Ia H’Drai 50 và Sở GD-ĐT Kon Tum 38 trường hợp.
" alt=""/>Hàng loạt cán bộ quản lý, giáo viên một tỉnh xin thôi chức, nghỉ việcCó niềm đam mê với Khoa học máy tính cùng thành tích học tập xuất sắc, Stanley Zhong quyết định nộp 18 nguyện vọng vào ngành này. Điều không ai ngờ, nam sinh bị 16/18 trường đại học hàng đầu Mỹ từ chối.
Chia sẻ về việc các trường đại học hàng đầu Mỹ lần lượt từ chối, nam sinh cho biết: "Tôi không bất ngờ khi Đại học Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học California Berkeley (UCB) không lựa chọn".
Tuy nhiên, để có sự lựa chọn an toàn hơn Stanley Zhong đăng ký cả vào các trường công lập. "Tôi nghĩ sẽ có cơ hội đặt chân đến những ngôi trường này". Thế nhưng, ngay cả trường công lập cũng từ chối nam sinh.
Thừa nhận việc tuyển sinh của các trường đại học hàng đầu Mỹ phức tạp và nhất là nhóm ngành Khoa học máy tính ở thung Lũng Silicon có tính cạnh tranh cao nhưng Stanley Zhong vẫn ngạc nhiên vì kết quả này. Trong 18 nguyện vọng, nam sinh chỉ nhận được lời mời của 2 trường là Đại học Texas ở Austin (UT) và Đại học Maryland ở College Park (UMD).
Nam sinh cho biết, 16 trường đại học từ chối đều không có lý do: "Tôi không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ văn phòng tuyển sinh của các trường này. Tôi muốn biết lý do vì sao bản thân không được chọn. Trong số đó, có những đại học tôi không đặt kỳ vọng cao, nhưng nhiều trường tôi nghĩ sẽ được nhận”.
Không chấp nhận sự thật, bố Stanley Zhong liên hệ với Liên minh Giáo dục Người Mỹ gốc Á (AACE) - tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ quyền giáo dục của trẻ em người Mỹ gốc Á để tìm ra sự minh bạch trong vấn đề tuyển sinh của các trường đại học Mỹ.
Trong phiên điều trần của Ủy ban Giáo dục và Lực lượng lao động Hạ viện hồi cuối tháng 9, Chủ tịch sáng lập AACE ông Yukong Mike Zhao, cho biết các quyết định tuyển sinh đại học dựa trên vấn đề chủng tộc. Ông Yukong Mike Zhao nói thêm: "Stanley Zhong giỏi về lập trình. Tôi không thể tin khi các trường đại học lại bỏ lỡ một tài năng”.
Lý giải về việc Stanley Zhong không được các trường đại học hàng đầu Mỹ nhận chuyên gia cho biết: "Văn phòng tuyển sinh của Đại học Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tiết lộ tỷ lệ sinh viên trúng tuyển mỗi năm vào 2 trường này dưới 5%".
Việc các trường Đại học California San Diego (UC San Diego), Đại học California Santa Barbara (UC Santa Barbara), Đại học California Davis (UC Davis), Viện Công nghệ Georgia, Học viện Công nghệ California (Caltech) từ chối Stanley Zhong do điểm trung bình GPA của sinh viên xét tuyển vào khối ngành Kỹ thuật và Khoa học máy tính dao động từ 4.13-4.25/4.42. Trong khi đó, GPA của nam sinh chỉ đạt được 3.97/4.42.
Không để bản thân rơi vào trạng thái thất vọng, nam sinh quyết định nhập học vào Đại học Texas ở Austin (UT). Tuy nhiên, Stanley Zhong sẽ hoãn lại việc học vì đã nhận được lời mời làm việc tại Google.
Cơ duyên đến với Google ở tuổi 18 do đầu năm 2023 có một nhà tuyển dụng Amazon quan tâm tới công việc trên Rabbit Sign của Stanley Zhong. Điều này khiến nam sinh nhớ đến việc được một nhà tuyển dụng nhân sự ở Google liên lạc vào năm 2018. Nhưng vì chưa đủ tuổi lao động nên Stanley Zhong bỏ lỡ cơ hội ở tuổi 13.
Trong lúc tuyệt vọng, nam sinh tìm cách liên lạc lại với nhà tuyển dụng Google. Sau nhiều lượt phỏng vấn, Stanley Zhong nhận được lời mời về làm việc ở vị trí Kỹ sư phát triển phần mềm.
Chia sẻ về niềm vui, nam sinh bày tỏ: "Tôi may mắn khi có được cơ hội này. Do đó, tôi sẽ gắn bó với công việc ít nhất 1 năm. Tôi sẽ xem xét bản thân có đóng góp được gì không. Nếu cảm thấy phù hợp, tôi sẽ ở lại cho đến khi không thể cống hiến được". Stanley Zhong bắt đầu làm việc ở Google hồi đầu tháng 10.
Kỹ sư phát triển phần mềm là công việc có thể không yêu cầu bằng đại học, nhưng đòi hỏi kinh nghiệm thực tế tương đương, thậm chí còn cao hơn. Với vị trí này, Stanley Zhong sẽ nhận được mức lương 273.000 USD/năm (6,7 tỷ đồng). Nói về kế hoạch học đại học, Stanley Zhong cho biết sớm nhất là năm 2024 sẽ bắt đầu.
Theo CBS News
Điều 4 Nghị định 116 quy định như sau: Đối với học sinh tiểu học và THCS phải bảo đảm một trong các điều kiện sau: Là học sinh bán trúđang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú; Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Đối với học sinh THPT là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các điều kiện sau: Đang học tại trường THCS hoặc cấp THPT tại trường phổ thông có nhiều cấp học; Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
Đối với học sinh THPT là người dân tộc Kinh, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
Theo đó, các đối tượng học sinh trong diện thụ hưởng chính sách sẽ được áp dụng mức hỗ trợ quy định tại Điều 5, Nghị định 116 với mức hỗ trợ như sau: Hỗ trợ tiền ăn - Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; Hỗ trợ tiền nhà ở - Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; Hỗ trợ gạo - Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Ngoài ra, tùy từng địa phương có thể có các chính sách hỗ trợ thêm cho học sinh miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Chính sách học bổng
Học bổng chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học được quy định tại Điều 9 Nghị định số 84/2020/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Cụ thể, đối tượng nhận học bổng chính sách là: Sinh viên theo chế độ cử tuyển; học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
Mức hưởng: Đối với Sinh viên theo chế độ cử tuyển; học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng. Đối với học viên là thương binh thuộc hộ nghèo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng.
Những chính sách đang được dự kiến
Bộ GD-ĐT đã có Dự thảo lần 2 Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách. Dự thảo này được đưa ra lấy ý kiến góp ý từ ngày 27/6 đến ngày 27/8 vừa qua.
Trong dự thảo này, Bộ GD-ĐT đề xuất đối tượng áp dụngbao gồm: Trẻ em nhà trẻ bán trú học tại cơ sở giáo dục mầm non; Học sinh bán trú học tại cơ sở giáo dục phổ thông; Học viên bán trú học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT; Học sinh dân tộc nội trú học tại trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh dự bị đại học học tại trường dự bị đại học.
Đối tượng cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh được hưởng chính sách bao gồm: Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường hoặc điểm trường mầm non, lớp mầm non độc lập (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) có tổ chức ăn cho trẻ em nhà trẻ bán trú; trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học.
Trẻ em nhà trẻ được hưởng chính sách trẻ em bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiệnsau: Trẻ em nhà trẻ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
Trẻ em nhà trẻ người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Học sinh được hưởng chính sách học sinh bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiện sau: Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại trường phổ thông thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, nhà ở xa trường từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở, hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
Học sinh THPT là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường trung học, nhà ở xa trường từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
Học sinh dân tộc nội trú đang học tại trường phổ thông dân tộc nội trú, hoặc đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú.
Học sinh dự bị đại học đang học tại trường dự bị đại học, hoặc đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học được Bộ GD-ĐT giao thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng dự bị đại học.
Mức hưởngchính sách đối với trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên được đề xuất tại Điều 6 như sau:
1. Chính sách đối với trẻ em nhà trẻ bán trú: Hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ: Mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.
2. Chính sách đối với học sinh bán trú và học viên bán trú: Hỗ trợ tiền ăn - Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng là 900.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học; Hỗ trợ tiền nhà ở - Mỗi học sinh, học viên phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường, hoặc do cần có sự hỗ trợ, chăm sóc đặc biệt của người thân (sức khỏe yếu, khuyết tật, nhỏ tuổi) thì mỗi tháng được hỗ trợ là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
Hỗ trợ gạo - Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học; Học sinh, học viên năm cuối cấp THPT được hưởng chính sách quy định cho đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học; học sinh bán trú có học tăng cường tiếng Việt trước khi vào học lớp 1 được hưởng thêm 1 tháng.
Chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học: Học bổng chính sách quy định tại Điều 9 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;
Khen thưởng: Trong năm học, học sinh đạt danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" được thưởng 800.000 đồng/học sinh; học sinh đạt danh hiệu "Học sinh Giỏi" được thưởng 600.000 đồng/học sinh;
Trang cấp đồ dùng cá nhân và học phẩm: Mỗi cấp học, học sinh được cấp một lần bằng hiện vật: Chăn, màn và các đồ dùng cá nhân khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh; Mỗi năm học, học sinh được cấp 2 bộ quần áo đồng phục và học phẩm gồm: Vở, giấy, bút và các dụng cụ học tập khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh;
Học sinh được cấp tiền tàu xe 2 lần mỗi năm học vào dịp Tết Nguyên đán và dịp nghỉ hè (cả lượt đi và lượt về) theo giá vé thông thường của phương tiện giao thông công cộng (trường hợp không có phương tiện giao thông công cộng thì được tính theo quãng đường và giá vé thông thường của phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn tỉnh)
Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học. Học sinh năm cuối cấp trung học phổ thông được hưởng đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học.