Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long (Ảnh: QH).
Về nguyên tắc, thứ tự phân phối lợi nhuận sau thuế, Chính phủ đề xuất trích không quá 50% vào Quỹ Đầu tư phát triển để ở doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng Quỹ Đầu tư phát triển này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Phần còn lại sau khi sử dụng, trích lập các quỹ theo quy định, doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước.
Theo Phó Thủ tướng, với phương án trên, ước tính số nộp ngân sách nhà nước từ nguồn lợi nhuận, cổ tức được chia sẽ giảm khoảng 19.847 tỷ đồng/năm. Doanh nghiệp được sử dụng lợi nhuận này theo quy định của Chính phủ.
Cơ chế chi tiền lương, tiền thưởng của người lao động ở doanh nghiệp, người do cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn cử, giới thiệu, thuê làm việc trực tiếp khi đề xuất xây dựng luật xác định bổ sung theo đúng tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách tiền lương.
Song tiếp thu ý kiến tham gia, Chính phủ đề xuất không quy định các nội dung về cơ chế chi trả tiền lương ở dự thảo luật.
Bên cạnh đó, dự luật quy định "doanh nghiệp được chi trả tiền lương, tiền công, thù lao cho người lao động theo hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp".
Thẩm tra về dự thảo luật, về vấn đề phân phối lợi nhuận và sử dụng quỹ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh nhận định, việc trích lập tối đa 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước đầu tư là phù hợp.
Theo ông Mạnh, dự thảo luật đã chỉnh lý quy định về mục đích sử dụng Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp theo hướng sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với quan điểm đưa ra song đề nghị bổ sung vào hồ sơ luật dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện nội dung này bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, Chủ nhiệm cơ quan thẩm tra lưu ý, dự thảo nghị định cần quy định cụ thể về thẩm quyền, quyết định, phạm vi, nội dung sử dụng Quỹ, đảm bảo nguyên tắc vốn nhà nước sau khi đã đầu tư tại doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của doanh nghiệp.
" alt=""/>Lương, thưởng trong DN có vốn nhà nước thay đổi theo cải cách tiền lươngDự án thành phần 1A (từ nút giao tỉnh lộ 25B đến nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành) thuộc trục đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (Đồ họa: Ngọc Tân).
Theo PMU Mỹ Thuận, hiệp định vay ODA đang có nguy cơ hết hạn trước thời điểm hoàn thành dự án. Cụ thể, thỏa thuận vay vốn ODA giữa Chính phủ Việt Nam và ngân hàng KEXIM Hàn Quốc xác định thời gian thực hiện dự án là từ 8/9/2020 đến 8/1/2025 (52 tháng).
Tuy nhiên, dự án phải lùi tiến độ do một số yếu tố khách quan. Với nỗ lực rút ngắn tiến độ của PMU Mỹ Thuận, sớm nhất cũng phải đến quý II/2025 mới có thể đưa dự án về đích.
Do đó, Bộ GTVT đã kiến nghị Bộ Tài chính triển khai thủ tục tăng thời hạn triển khai dự án theo hiệp định vay lên 60 tháng thay vì 52 tháng như thỏa thuận ban đầu.
Bên cạnh việc lùi thời hạn về đích, dự án 1A cũng đang cần thêm kinh phí cho các hạng mục khớp nối với dự án thành phần 1 và 3 của Vành đai 3 TPHCM.
Theo PMU Mỹ Thuận, dự án thành phần 1A được triển khai trước khi Chính phủ triển khai các dự án khép mạch Vành đai 3 TPHCM (gồm DATP 1 tại TPHCM, DATP 3 tại Đồng Nai, DATP 5 tại Bình Dương và DATP 7 tại Long An).
Do nằm giữa dự án thành phần 1 và 3, dự án 1A phải điều chỉnh một số yếu tố kỹ thuật để khớp nối đồng bộ với 2 dự án. Chi phí phát sinh khi điều chỉnh thiết kế kỹ thuật là 114,7 tỷ đồng (hạng mục cầu Nhơn Trạch tăng 4,7 tỷ đồng, hạng mục đường dẫn 2 đầu cầu tăng 110 tỷ đồng).
Số tiền phát sinh này sẽ được PMU Mỹ Thuận chi cho các hạng mục điều chỉnh bề rộng nền đường; điều chỉnh cao độ/cường độ mặt đường; thay đổi giải pháp xử lý nền đất yếu...
Cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai thuộc tuyến vành đai 3 TPHCM (Ảnh: Hải Long).
Dự án Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch ban đầu được chia thành 2 dự án thành phần 1A (từ Nhơn Trạch đến cao tốc TPHCM - Long Thành) và 1B (từ cao tốc TPHCM - Long Thành đến Tân Vạn).
Trong đó, dự án 1A được Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT) triển khai bằng vốn vay ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, khởi công từ năm 2022, phấn đấu hoàn thành vào quý II/2025.
Dự án 1B ban đầu được xác định đầu tư PPP, sau đó chuyển thành dự án thành phần 1 do UBND TPHCM đầu tư theo phương thức đầu tư công.
" alt=""/>Lùi tiến độ, tăng chi phí tại cầu lớn nhất Vành đai 3 TPHCMTín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5 lần/ngày ở bất kỳ nơi nào (Ảnh: Nguyễn Vy).
Amin quay mặt về phía bức tường, bắt đầu nhắm mắt, chắp tay cầu nguyện. Hành lễ khoảng 10 phút, xong chàng trai mới dọn dẹp để nghỉ trưa cùng các đồng nghiệp.
Amin là nhân viên của một công ty văn phòng phẩm gần 10 năm. Là một tín đồ Hồi giáo, có nhiều quy định, nghi thức tôn giáo cậu thực hiện hàng ngày tạo tò mò, khác biệt thú vị nơi công sở. Thời gian đầu, cậu nhiều lần phải giải đáp những thắc mắc mà những người xung quanh đặt ra cho mình.
"Đôi lúc đang trò chuyện với đồng nghiệp, tôi phải xin dừng một lát vì tới giờ cầu nguyện. Lúc đầu mọi người thấy lạ, nhưng sau đó cũng quen, rất tạo điều kiện để tôi thực hiện những nghi lễ tôn giáo của mình", Amin kể.
Tại công sở, người theo đạo Hồi vẫn luôn tuân thủ những quy định nghiêm ngặt, kể cả trong giờ làm việc hay khi tham gia bất cứ hoạt động tập thể nào (Ảnh minh họa: IDN Times).
Chàng trai cho hay, người theo đạo Hồi phải hành lễ, cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, sử dụng lịch riêng. Trước khi hành lễ, mỗi tín đồ đều cẩn trọng tìm một không gian thật sạch sẽ, rửa tay, chân, mặt để thanh tẩy cơ thể, tâm trí.
Đôi lúc công ty có những cuộc họp khẩn cấp, buộc phải bỏ lỡ giờ hành lễ thì Amin sẽ cầu nguyện "bù" ở nhà.
"Có một quy định là trong giờ cầu nguyện, nếu đang đi ngoài đường mà nghe tiếng chuông từ thánh đường, tín đồ Hồi giáo phải chạy ngang đến đó để hành lễ. Chuyện này tôi đã gặp nhiều lần, dù có đang bận rộn công việc cỡ nào tôi cũng nghiêm túc thực hiện", Amin nói.
Hah Sanat (26 tuổi, ngụ tại quận 8), nhân viên của một khách sạn ở TPHCM, cho hay cô cũng thông báo trước cho người quản lý về những hoạt động tín ngưỡng của mình.
"May mắn, người quản lý rất thấu hiểu, tôn trọng. Các đồng nghiệp còn dọn sạch một chỗ trống ở khách sạn để tôi có thể cầu nguyện khi đến giờ hành lễ", Sanat cho hay.
Kỷ niệm đáng nhớ nơi công sở
Theo Sanat, giáo luật quy định việc uống rượu, bia, ăn thịt heo là điều tối kỵ đối với tín đồ Hồi giáo. Ngoài ra, người theo đạo Hồi cũng chỉ ăn hải sản và thịt động vật được chính tay các tín đồ Hồi giáo giết mổ.
Vì thế, Sanat luôn tự nấu đồ ăn ở nhà mang đến công ty. Điều này tạo cho cô thói quen ít có những bữa ăn, cuộc vui bên ngoài với đồng nghiệp.
Đặc biệt, cô gái càng hạn chế ra ngoài cùng đồng nghiệp, bạn bè khi bước vào tháng Ramadan - tháng nhịn chay (diễn ra trong vòng 1 tháng, năm nay bắt đầu từ ngày 11/3). Vào tháng này, cô sẽ không ăn, uống từ 5h đến 18h10.
Thời gian đầu, Sanat không ít lần cảm thấy mệt mỏi, choáng váng giữa buổi làm việc. Thế nhưng, chỉ ít ngày là cô có thể làm quen với lịch sinh hoạt, cảm giác mệt mỏi cũng không còn.
Bước vào tháng Ramanda, tín đồ Hồi giáo chỉ được ăn sau khi mặt trời lặn (Ảnh: Nguyễn Vy).
Với Amin, anh chia sẻ bản thân chưa từng uống một giọt rượu, bia nào. Ngay cả khi tham gia những bữa tiệc liên hoan với toàn công ty, anh cũng chỉ uống nước lọc, ăn hải sản. Nếu không, chàng trai chấp nhận để bụng đói, về nhà mới ăn.
"Tôi tôn trọng những người xung quanh nên vẫn sẽ đến. Tuy nhiên, tôi cũng không thể yêu cầu mọi người phải ăn theo ý mình hay bỏ thời gian chuẩn bị cho mình một phần ăn riêng. Mọi người cũng thấu hiểu và thường để tôi về nhà sớm, dùng bữa với gia đình", Amin bộc bạch.
Amin kể, một người đồng nghiệp từng muốn đãi anh ăn gà trong một dịp anh đến thăm nhà. Vì không thể ăn thịt do người ngoại đạo giết mổ, chàng trai liền nảy ra ý tưởng tự tay làm thịt gà, rồi để người đồng nghiệp chế biến.
"Khoảnh khắc đó vô tình cho tôi một kỷ niệm vui, đáng nhớ trong quá trình đi làm. Nhiều người lo rằng những quy định nghiêm ngặt sẽ khiến tôi cảm thấy bất tiện, nhưng thực tế, tôi rất thoải mái và tự hào về tín ngưỡng của mình. Vui hay buồn thì tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người thôi", Amin tâm niệm.
" alt=""/>Công sở với những cữ cầu nguyện, tiệc... nước lọc trong mùa "nhịn chay"