Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết chia sẻ tại buổi khai mạc triển lãm: “Với những người đã tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã hy sinh xương máu cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc thì sức mạnh để vượt qua những năm tháng đau thương, mất mát đó chính là lý tưởng sống cao đẹp, tình yêu Tổ quốc và tình yêu lứa đôi trong sáng, thiêng liêng. Họ đã viết nên những mối tình đi cùng năm tháng để mỗi khi nhắc lại, chúng ta lại càng trân trọng, thêm tin vào tình yêu và những điều đẹp đẽ trong cuộc sống”.
Chia sẻ tại triển lãm, bà Vũ Thị Lui xúc động khi nhắc lại chuyện tình của mình. Bà Lui và liệt sĩ Trần Minh Tiến có một tình yêu phát triển từ tình bạn học cùng trường phổ thông. Năm 1963, ông Tiến lên đường nhập ngũ. Mối tình của họ có nhiều cung bậc cảm xúc, có lý tưởng của thế hệ thanh niên sẵn sàng gạt tình riêng vì sự nghiệp lớn của dân tộc, có những ước mơ về hạnh phúc bình dị, có cả những vật đính ước họ tặng cho nhau… Ông tặng bà chiếc nhẫn do chính tay mình làm bằng mảnh xác máy bay Mỹ, còn bà tặng ông chiếc khăn tay trắng có thêu bông hoa hồng màu tím. Rồi ông Tiến hy sinh ngày 1/6/1968. Sau này, bà Lui cũng đã có một gia đình yên ấm hạnh phúc với người chồng là một cựu chiến binh.
Những kỷ vật, những lá thư thời chiến giữa bà Lui và ông Tiến vẫn luôn hiện diện trong nhà. Bà nói với chồng rằng nhờ tình yêu đó mà bà có nghị lực, đức hy sinh và những phần tính cách tốt đẹp của bà ngày hôm nay. Do đó, chồng bà thấu hiểu và trân trọng mối tình đầu của bà với người liệt sĩ.
Tại sự kiện, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cũng đã tiếp nhận 4 bộ sưu tập thư thời chiến, sổ thơ, kỷ vật từ thân nhân những người lính bộ đội cụ Hồ năm xưa. Đây là tình cảm, sự trân trọng của công chúng dành cho những tâm huyết và nỗ lực thực hiện sứ mệnh bảo tồn, phát huy các giá trị tư liệu lịch sử tới thế hệ mai sau của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trong thời quan qua.
Câu lạc bộ Trái tim người lính cũng tặng một số cuốn sách mới xuất bản cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, gồm Trái tim người lính miền Trung-Tây Nguyênvà Những lá thư tình đi qua chiến tranh. Đây là kết quả bước đầu của Cuộc vận động viết và sưu tầm kỷ vật mang tên Tình yêu đi qua chiến tranhdo CLB Trái tim Người lính phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức (dự kiến tổng kết, trao thưởng vào năm 2025).
Triển lãm Tình yêu qua chiến tranhkéo dài đến ngày 31/7 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
" alt=""/>Những câu chuyện tình xúc động qua triển lãm 'Tình yêu qua chiến tranh'Phần đông độc giả tỏ ý đồng tình với việc siết chặt công tác đào tạo lái xe thông qua giám sát quãng thực hành trên đường trường bằng thiết bị DAT. Điều này giúp tăng tính minh bạch, hạn chế việc dạy và học gian dối, cắt bớt chương trình như kiểu đào tạo của một số cơ sở trước đây.
Độc giả Đình Nam bình luận: "Trước đây quy định bắt buộc lái 36 giờ đường trường nhưng lại không có phương tiện gì để giám sát, thế nên có người chỉ lái vào chục km là xong. Bây giờ siết chặt tất cả đều phải tập luyện rất kỹ là điều tốt. Thao trường đổ mồ hôi thì chiến trường ít đổ máu".
Cùng quan điểm như trên, độc giả Vũ Thành Chung viết: "Tôi ủng hộ quy định này, chất lượng đào tạo lái xe hiện giờ rất tệ, mà giao thông càng ngày càng phức tạp. Số 'giờ bay' của người học lái xe rất quan trọng, nên khi áp dụng bắt buộc học viên phải hoàn thành 810 km sẽ giúp người lái tự tin hơn rất nhiều, có GPLX là đi được ngay chứ không cần thuê người bổ túc mới dám ra đường".
Ở chiều ngược lại, độc giả Lê Minh Phương vừa trải qua một kỳ sát hạch cho rằng, việc bắt buộc học viên phải thực hiện 810 km là quá nhiều. Trên thực tế, những học viên như chị chỉ cần lái khoảng một nửa số đó là đã rất cứng tay rồi.
"Tôi nghĩ không nên quy định học viên phải lái đến con số 710 hay 810 km. Cái quan trọng nên đào tạo về xử lý tình huống trong phố và nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, còn chạy sà sã trên đường cho đủ 'KPI' vừa tốn thời gian, tiền bạc mà không thực chất", chị Phương nêu quan điểm.
Dưới góc nhìn bao quát hơn, Độc giả Trần Huy Mẫn chia sẻ: "Chúng ta thực sự cần quyết liệt điều chỉnh để chuẩn đầu ra của người học lái được nâng cao hơn, trong đó sử dụng thiết bị DAT là rất hợp lý. Có điều máy móc nên là máy chuẩn để hạn chế xảy ra trục trặc ảnh hưởng đến người dạy và học".
Với quãng đường thực hành bắt buộc đối với hạng B2 là 810 km như hiện nay, ông Mẫn cho rằng, nên quản lý theo hướng linh hoạt, tức là người học kém thì phải học nhiều, thậm chí có thể tăng gấp đôi lên hơn 1.600 km; còn người học nhanh và lái tốt nên giản tiện đi còn khoảng 400-500 km để giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc.
Trước đó, vào ngày 14/12, VietNamNet đã đưa ra khảo sát xung quanh quãng đường thực hành bắt buộc khi học lái xe và đã nhận được sự tham gia bình chọn của hơn 10.000 độc giả.
Kết quả cho thấy, 23% số người bình chọn đồng tình với quy định bắt buộc học viên phải thực hành lái xe 810 km đối với GPLX hạng B2 như hiện nay; 8% cho rằng, quãng đường thực hành chỉ cần ít hơn là đủ; chiều ngược lại, 18% độc giả tham gia bình chọn lại ủng hộ việc tăng quãng đường này hơn so với quy định hiện hành.
Đáng chú ý nhất, 50% số người tham gia khảo sát cho rằng không nên "fix cứng" quãng đường bắt buộc học viên thực hành lái xe mà nên có những cơ chế kiểm soát linh hoạt dựa vào năng lực của từng học viên.
Theo số liệu mới nhất được đại diện Cục Đường bộ Việt Nam thông tin tới VietNamNet, sau 6 tháng triển khai áp dụng giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe của học viên bằng thiết bị DAT, có 38.383 xe tập lái đã lắp đặt và sử dụng thiết bị DAT, đang giám sát 561.138 học viên (trong đó 374.903 học viên đủ điều kiện dự sát hạch) với tổng số 11.307 khóa học và 5.170.177 phiên học thực hành lái xe. |
Hoàng Hiệp
Theo bạn, chúng ta cần làm gì để nâng cao chất lượng của việc dạy và học lái xe? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Từ số liệu thống kê trên có thể thấy, lượng xe ô tô bị quá hạn đăng kiểm để có thể lưu hành hợp pháp rất lớn. Con số trên còn chưa tính đến lượng ô tô mới bán ra thị trường xấp xỉ 50.000 xe/tháng.
Theo Luật Giao thông đường bộ, những xe khi lưu thông trên đường mà giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuât và bảo vệ môi trường quá hạn dù chỉ 1 ngày cũng hoàn toàn có thể bị xử phạt từ 3 triệu đến mức cao nhất là 22 triệu đồng, đồng thời lái xe còn bị tước GPLX đến 3 tháng.
Mức phạt đối với ô tô quá hạn đăng kiểm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được chỉnh sửa, bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP): - Đối với lái xe: Phạt tiền 3-4 triệu đồng đối với việc điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng; phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với việc điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn từ 1 tháng trở lên. Đồng thời, lái xe còn bị tước GPLX từ 1-3 tháng với cả hai trường hợp trên. - Đối với chủ xe: Phạt tiền 4-8 triệu đồng với chủ xe là cá nhân hoặc 8-12 triệu đồng với chủ xe là tổ chức khi để xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng tham gia giao thông; phạt tiền 6-8 triệu đồng với chủ xe là cá nhân hoặc 12-16 triệu đồng với chủ xe là tổ chức khi để xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên tham gia giao thông. Ngoài ra, hành vi điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên sẽ bị tạm giữ xe theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. |