Các điện thoại chống nước phát hành cho thị trường Nhật năm 2008. Ảnh: AP
Do vậy, hầu như mọi điện thoại bán ra thị trường Nhật đều được trang bị khả năng chống nước để đáp ứng các kỳ vọng tiêu chuẩn. Ngay cả LG, công ty Hàn Quốc chưa từng có ý định và thực tế sản xuất smartphone chống nước cho thị trường toàn cầu, cũng đã làm việc này ở Nhật.
Đó là lí do tại sao LG không đưa mẫu smartphone modul G5 được quảng bá rầm rộ của hãng tới Nhật. Đơn giản là, bạn sẽ không thể có một chiếc điện thoại đóng kín, chống nước với các thành phần dễ dàng tháo rời được. "Ở Nhật, khả năng chống nước quan trọng hơn nhiều so với khả năng tháo rời pin điện thoại", một lãnh đạo LG nhấn mạnh.
![]() |
Casio Canu 502S, hay còn gọi là G’zOne, mẫu điện thoại chống nước đầu tiên trên thế giới. Ảnh: AP |
Chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới được trang bị tính năng chống nước là mẫu Casio Canu 502S, hay còn gọi là G’zOne, ra mắt năm 2005. Sau đó, Motorola đã cho trình làng mẫu điện thoại Android chống nước đầu tiên - Defy vào năm 2010. Kể từ đó, ngày càng có nhiều smartphone được trang bị tính năng thời thượng này cùng với viên pin có thể tháo rời được.
Galaxy S5 của Samsung đã ghi dấu là thiết bị cao cấp chống nước đầu tiên trong làng smartphone thế giới vào năm 2014. Bước sang năm 2016 này, công ty Hàn Quốc tung ra thị trường tới 3 mẫu flagship chống nước gồm Galaxy S7,Galaxy S7 Edge và Galaxy Note 7. Đại gia công nghệ Mỹ Apple cũng không chịu kém cạnh khi bổ sung tính năng chống nướ thời thượng cho bộ đôi iPhone 7 và iPhone 7 Plus ra mắt hồi tháng 9 vừa qua.
Khả năng chống nước của Galaxy Note 7 là một trong những lí do khiến mẫu phablet này của Samsung bị lắp ráp chặt, kín đến mức người dùng khó thay pin lỗi lấy pin mới khi các vấn đề trong quá trình sản xuất dẫn đến nhiều vụ máy cháy, nổ.
Quá trình tạo ra một chiếc điện thoại chống nước có thể vô cùng phức tạp, làm đội chi phí sản xuất cũng như đòi hỏi thiết bị phải trải qua kiểm nghiệm nghiêm ngặt. Có lẽ vì vậy, Google đã không có đủ thời gian để trang bị thêm tính năng chống nước cho mẫu smartphone Pixel mới ra mắt của hãng.
Tuấn Anh(theo Mashable)
" alt=""/>Vì sao hầu hết các smartphone bán ở Nhật đều có tính năng chống nước?Sunflower Labs bắt đầu thử nghiệm hệ thống từ giữa năm sau. Startup tự xem mình như một lựa chọn bổ sung cho hệ thống báo động truyền thống.
Cơ chế hoạt động của nó như sau: Sunflower Home Awareness System dựa vào drone và các đèn thông minh lắp đặt trên mặt đất để theo dõi nhất cử nhất động quanh nhà. Nó phát hiện các chuyển động, rung và âm thanh. Thông qua phân tích dữ liệu này, hệ thống phân biệt giữa người, thú hay xe hơi nhờ vào trí tuệ nhân tạo. Chẳng hạn, hệ thống nhận biết được người giao hàng đã đến và đứng ở cửa trước trong bao lâu. Khi một người tiếp cận và chạm tay vào cửa hậu, hệ thống gửi thông báo đẩy đến smartphone và hỏi chủ nhà có muốn điều tra không.
![]() |
Nếu có, drone lúc này này sẽ cất cánh từ vị trí của nó và tự bay đến nơi kẻ tình nghi đang đứng. Drone bay trên đầu kẻ tình nghi cho đến khi bạn yêu cầu nó quay về “tổ”. Ứng dụng còn đi kèm lựa chọn cho phép chủ nhà thông báo cho cảnh sát địa phương.
" alt=""/>Drone này sẽ bảo vệ ngôi nhà của bạnPhương thức bầu cử tại các bang của Mỹ trong năm 2016. Màu xám là các bang chỉ dùng hình thức bầu cử qua phiếu giấy truyền thống.
Theo BallotPedia, các loại thiết bị được dùng để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 có sự khác biệt lớn tại các bang. Một số bang sử dụng các thiết bị điện tử để ghi lại số phiếu của người dân, trong khi một số bang khác vẫn dùng phiếu giấy hay thậm chí là bỏ phiếu qua thư.
Dù vậy, ngày càng nhiều bang đang quyết định sử dụng thêm công nghệ vào các cuộc bầu cử được tổ chức tại địa phương, song song với hình thức bỏ phiếu giấy truyền thống. Dưới đây là chi tiết về bốn công nghệ sẽ được áp dụng tại bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 được trang BallotPediatổng hợp lại:
Hệ thống quét phiếu quang học
Máy quét phiếu quang học được sử dụng tại bang Ohio năm 2012.
Với hệ thống này, các cử tri sẽ đánh dấu vào hình bầu dục, hình hộp hoặc các hình dạng tương tự khác lên một lá phiếu giấy. Sau đó, các lá phiếu này sẽ được quét ngay tại địa điểm bỏ phiếu hoặc được đem tới một trung tâm được chỉ định để lấy kết quả.
Hệ thống ghi điện tử trực tiếp (DRE)
Một máy tính DRE sẽ được sử dụng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Hệ thống này sử dụng một máy tính cho phép cử tri Mỹ có thể ghi lựa chọn bỏ phiếu của mình trực tiếp vào bộ nhớ máy tính. Máy tính DRE trông khá giống máy ATM với màn hình cảm ứng, nút bấm và quay số. Tại một số địa điểm bỏ phiếu, máy tính DRE còn được trang bị cả máy in để in ra các phiếu xác nhận cho cử tri trước khi họ đồng ý bấm nút lưu kết quả vào bộ nhớ máy tính. Các phiếu xác nhận này có thể được dùng trong các trường hợp cần soát lại phiếu sau đó.
Hệ thống và thiết bị đánh dấu lá phiếu
Hệ thống này được làm ra để giúp đỡ các cử tri là người khuyết tật có thể đi bỏ phiếu. Hầu hết các thiết bị được sử dụng đều có màn hình cảm ứng và hỗ trợ âm thanh cùng các tính năng tiếp cận khác để hỗ trợ tối đa cho quá trình bỏ phiếu của người khuyết tật. Thay vì ghi vào bộ nhớ máy tính như hệ thống DRE nêu trên, kết quả bỏ phiếu sẽ được ghi trên giấy và sau đó sẽ được kiểm lại bằng tay.
Hệ thống phiếu đục lỗ
Máy dùng để đọc kết quả trên các phiếu đục lỗ trong cuộc bầu cử.
Những cử tri tham gia phương pháp bỏ phiếu này sẽ được phát cho một lá phiếu và một thiết bị đục lỗ giấy. Cử tri sẽ thể hiện sự lựa chọn của mình bằng cách đục lỗ vào phần được chỉ định của ứng viên. Sau đó, lá phiếu sẽ được đặt trong một hộp để lấy kết quả bằng tay hoặc quét bằng máy tính.
Ngoài ra, kể từ năm 2010, một số hình thức bỏ phiếu kiểu cũ như bỏ phiếu bằng máy đòn bẩy đã bị loại bỏ khỏi mọi cuộc bầu cử tại Mĩ vì có nhiều lo ngại về tính chính xác.
Vấn đề
Các chỉ trích gần đây về việc các máy bỏ phiếu được sử dụng trong cuộc bầu cử tổng thống Mĩ 2016 đã quá cũ và có thể ảnh hưởng tới kết quả cuộc bỏ phiếu đang xuất hiện ngày càng nhiều. Theo một báo cáo vào tháng 10/2015 của Trung tâm Tư pháp Brennan, 43 bang của Mỹ sẽ phải sử dụng thiết bị bỏ phiếu có hơn 10 năm sử dụng trong năm nay.
Bản báo cáo cũng nói rằng rất khó để tìm được linh kiện thay thế cho những máy này và 31 bang thể hiện nguyện vọng muốn mua một máy mới nhưng 22 trong số này cho biết "không biết nơi nào chịu chi tiền cho việc mua máy bỏ phiếu mới". Theo các nhà quan sát, các máy bỏ phiếu lỗi thời hoặc khó sửa chữa có thể gây khó khăn cho các cuộc bầu cử địa phương.
Vào tháng 4/2014, Hội đồng bầu cử bang Virginia đã bỏ phiếu đã loại bỏ việc sử dụng máy bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tại 30 quận và thành phố của bang do lo ngại lí do an ninh. Edgardo Cortex, thành viên Ủy ban bầu cử quốc gia Mĩ thậm chí còn đánh giá việc sử dụng các máy như vậy là "tạo ra một nguy cơ không thể chấp nhận được cho sự toàn vẹn của cuộc bầu cử".
Nguyễn Long
" alt=""/>Điểm danh 4 công nghệ được áp dụng tại bầu cử Tổng thống Mỹ 2016