
.
Dếvô địch đức.
Dếvô địch đứcTheo các diễn giả chia sẻ tại hội thảo, về mặt khoa học, tế bào gốc là tế bào chưa biệt hóa, có khả năng tự tái tạo và phân chia nhiều lần. Trong những điều kiện nhất định, tế bào gốc có thể biệt hóa thành các tế bào có chức năng chuyên biệt như tế bào gốc cơ tim, tế bào gốc tuyến tụy, tế bào gốc da, tế bào gốc máu, tế bào gốc thần kinh,... với khả năng biệt hóa tối ưu như vậy, tế bào gốc đã trở thành nền móng của mọi tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể.
Tại hội thảo, BS. Trần Nhật Tiến - Cố vấn Y tế cao cấp của JVI có bài báo cáo về thực trạng bệnh lý miễn dịch, tiểu đường, tim mạch, thần kinh tại Việt Nam. TS. Tiến nhận định, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý này tại nước ta đang gia tăng đáng kể và có xu hướng trẻ hóa. Do đó, việc tìm kiếm những phương pháp điều trị hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực y học tái sinh, là cần thiết.
Exosome là những túi ngoại bào được tế bào sống trong cơ thể tiết ra, có kích thước rất nhỏ từ 40- 150 nanomet (nm), đóng vai trò như cầu nối giao tiếp giữa tế bào với tế bào. Mỗi tế bào sẽ tiết ra một loại exosome đặc hiệu của tế bào đó.
Các đặc điểm và chức năng của exosome phụ thuộc vào tế bào mẹ tiết ra chúng. Do vậy ngoài chức năng truyền đạt thông tin và tăng cường khả năng giao tiếp giữa các tế bào, exosome khi đi vào cơ thể còn có khả năng chống lão hóa, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh.
Các chuyên gia y tế Nhật Bản cho rằng, phương pháp trị liệu kết hợp tế bào gốc và Exosome là liệu pháp bổ sung vào cơ thể các tế bào gốc khỏe mạnh và các exosome được điều chế trong quá trình nuôi cấy các tế bào gốc này; từ đó giúp cải thiện và điều trị các bệnh lý miễn dịch, tiểu đường, tim mạch, thần kinh và rối loạn nội tiết tố.
BS. Takaaki Matsuoka, Giám đốc Trung tâm Tế bào gốc Helene, cho biết: “Sau quá trình trị liệu cho hơn 13.000 khách hàng tại Trung tâm Tế bào gốc Helene Nhật Bản có thể thấy phương pháp trị liệu tế bào gốc là phương pháp trị liệu an toàn, không để lại biến chứng hay tác dụng phụ. Việc kết hợp tế bào gốc và exosome trong việc điều trị các bệnh lý tiểu đường, thần kinh, tim mạch, miễn dịch sẽ giúp tăng cường hiệu quả trị liệu. Các exosome với vai trò cầu nối giữa các tế bào sẽ hỗ trợ tế bào gốc bắt được tín hiệu tổn thương của các mô, cơ quan nhanh chóng và tìm đến chữa lành một cách chính xác”.
Còn TS. Đinh Ngọc Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (JVI), cho hay: “Trước thực trạng các bệnh như tiểu đường, tim mạch, thần kinh, miễn dịch,... tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa, chúng tôi mong muốn góp phần đưa những thành tựu y học tiên tiến của Nhật Bản mà cụ thể là phương pháp trị liệu tế bào gốc kết hợp exosome đến gần hơn với người dân Việt Nam”.
Theo TS y học, BS. Tominaga Kiyo, Chủ tịch tổ chức y tế TMC, Viện trưởng Tominaga Pain Clinic, liệu pháp tế bào gốc kết hợp exosome và các ứng dụng y học tái sinh nói trên hiện đang được áp dụng tại Nhật Bản, giúp các bệnh nhân mắc bệnh lý miễn dịch, tiểu đường, tim mạch, thần kinh, rối loạn nội tiết; kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh, cải thiện sức khỏe một cách rõ rệt.
Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (JVI), hiện là công ty tiên phong trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các dịch vụ y tế Nhật Bản tại Việt Nam, bao gồm: Trị liệu Tế bào gốc, Trị liệu miễn dịch, Khám và điều trị bệnh tại Nhật Bản, Chuyển giao công nghệ y học của Nhật Bản về Việt Nam.
JVI sở hữu mạng lưới liên kết sâu rộng với các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín tại Nhật Bản, như: Bệnh viện St.Luke’s, Bệnh viện NCGM, Viện nghiên cứu ung thư Ariake,...và đồng thời là đại diện Trung tâm tế bào gốc Helene Nhật Bản tại Việt Nam - một trong những trung tâm ứng dụng trị liệu tế bào gốc tại Nhật.
Mạnh Trần
" alt=""/>Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị bệnhTS.BS Chiến cho biết thêm ung thư da là một trong các ung thư thường gặp, có 3 loại chính là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư hắc tố. Ung thư da tế bào vảy độ ác tính khá cao, nguy cơ di căn hạch và có thể di căn xa. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư da tế bào vảy nhưng phẫu thuật cắt bỏ tổ chức ung thư vẫn là phương pháp chủ yếu và hữu hiệu nhất.
Nguyên tắc phẫu thuật là lấy u đủ rộng, đảm bảo diện cắt xung quanh không còn tế bào ung thư, do đó cần cân nhắc kỹ các yếu tố như vị trí, kích thước, bề rộng hay mức độ thâm nhiễm của khối u. Sau khi cắt bỏ tổn thương cần thiết phải tạo hình phục hồi tổn khuyết bằng các kỹ thuật tạo hình như ghép da hay sử dụng vạt tổ chức.
Trường hợp ông H. rất đặc biệt vì không chỉ phải lấy bỏ hết tổ chức ung thư như các ca khác mà bệnh nhân này đã lớn tuổi. Việc thực hiện phẫu thuật sẽ đi kèm với nhiều nguy cơ, tai biến, đồng thời việc cố gắng bảo tồn chức năng, tạo hình lại bàn tay cũng là vấn đề khó khăn.
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt rộng tổn thương ung thư vùng bàn tay và tạo hình tổn khuyết sau cắt u. Sau mổ bệnh nhân ổn định, vết mổ khô. Người đàn ông này được xuất viện sau 3 ngày phẫu thuật.
Theo TS.BS Đào Văn Tú, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K, ung thư da là bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sử dụng kem chống nắng, quần áo bảo hộ lao động khi làm việc ngoài trời.
Người dân nên đến các cơ sở y tế khi có các biểu hiện bất thường trên da để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ung thư da nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh ung thư da: - Người lao động ngoài trời tiếp xúc nhiều với tia cực tím - Người lao động tiếp xúc với hóa chất độc hại - Người có các bệnh lý tiền ung thư da - Người suy giảm miễn dịch: HIV, sau ghép tạng, dùng thuốc ức chế miễn dịch ở các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn - Người mắc các hội chứng di truyền như hội chứng Gardner, hội chứng Torres, hội chứng Bowen… Các triệu chứng báo hiệu sớm ung thư da: - Ổ loét lâu liền hoặc loét rớm máu - Ổ dầy sừng có loét, nổi cục, dễ chảy máu - Ổ loét hoặc u trên nền sẹo cũ - Nốt đỏ mạn tính có loét, thay đổi kích thước của nốt ruồi. |
Theo thông tin chính thức từ bệnh viện, gần đây một số vật nuôi gồm chó, mèo, lợn của gia đình anh H. (nhân viên bảo vệ phòng khám) và chị D. (nhân viên cấp dưỡng) thỉnh thoảng bị ốm rồi chết. Riêng với chó, trước khi chết, các con vật đều có hiện tượng sùi bọt mép, lên cơn giống bệnh dại.
Tất cả số vật nuôi đó đều được chị D. cho ăn các thức ăn thừa lấy từ phòng khám.
Mới nhất, ngày 2/5, chó, mèo của gia đình anh H. và của một vài nhà hàng xóm được cho ăn thức ăn thừa lấy về từ phòng khám, sau ăn tất cả số vật nuôi trên đều xảy ra hiện tượng sùi bọt mép, dứt xích rồi chết.
Nghi ngờ thức ăn thừa lấy về từ phòng khám có độc tố, anh đã báo cáo lãnh đạo phòng khám. Tối và đêm cùng ngày, phòng an ninh, pháp chế đã khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh.
Toàn bộ quy trình nhập nguyên liệu, thực phẩm, nguồn nước, quá trình chế biến, cung cấp suất ăn đều được tái dựng thông qua hồ sơ, sổ nhập - xuất và hệ thống camera an ninh. Tất cả lương thực, thực phẩm chưa chế biến và đã chế biến, các mẫu thức ăn đang lưu trữ đều được chuyển về phòng xét nghiệm tìm độc tố. Kết quả, không phát hiện dấu hiệu bất thường.
Trong quá trình điều tra, các lực lượng phát hiện, vào những ngày xảy ra hiện tượng vật nuôi của gia đình anh H. bị chết, chị P.T.N (là nhân viên hộ lý, tạp vụ tại phòng khám) đều "lén bỏ một gói chất bột màu đen vào xô đựng thức ăn thừa, dùng đũa khuấy đều rồi rời đi".
Sau khi có hình ảnh trích xuất từ camera, kết hợp các tình tiết, chứng cứ khác, phòng Pháp chế đã triệu tập, đấu tranh và chị N. đã thừa nhận hành vi. "Chị P.T.N đã thú nhận, bản thân là người đã chủ động bỏ thuốc chuột vào xô thức ăn thừa tại phòng khám để chị D. mang về chăn nuôi", thông cáo nêu rõ. Bệnh viện cho biết hiện các lực lượng đang tiếp tục đấu tranh làm rõ động cơ, mục đích của hành vi của chị N.
Trưa 3/5, toàn bộ hồ sơ, vật chứng và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đã được báo cáo bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) điều tra làm rõ và xử lý theo quy định. Nhân viên P.T.N đã bị buộc thôi việc ngay trong ngày.