Ban đầu, Việt Nam có hai đại diện là Divine và RM5S tại PAI 2019
Điều này có được là nhơ Divine đã đoạt chức vô địch JIB PUBG Southeast Asia Championship 2018, trong khi RM5S cũng đã cán đích top 3 vào cuối tháng 10 vừa qua.
Thế nhưng khi chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến ngày khai mạc PAI 2019, cả hai đại diện của PUBGViệt Nam đều được PUBG Corp xác nhận rằng sẽ không thể có mặt tại sân chơi đẳng cấp nhất khu vực châu Á bởi “những vấn đề liên quan đến visa.”
Do đó, suất dự PAI 2019 của Divine và RM5S đã thuộc về Armory Gaming (Thái Lan) và Rex Regum Qeon (Indonesia) – những teams lần lượt đứng hạng 5 & 6 tại JIB PUBG Southeast Asia Championship 2018.
16 teams sẽ tham gia tranh tài tại PAI 2019 tính đến thời điểm hiện tại
Theo quy trình xin cấp visa Macau, thông thường sẽ phải mất từ 14-21 ngày (không tính thứ Bảy, Chủ nhật) để hoàn tất. Vì cả Divine lẫn RM5S đều đã giành vé đi PAI 2019 từ cách đây hai tháng khiến việc họ không đến được Macau thi đấu đang là chủ đề được bàn tán trong cộng đồng PUBG Việt Nam.
Đáng nói, Divine đã từng sang Kiev, Ukraine và Bucharest, Romania để tham dự hai giải đấu PUBGquốc tế trong năm nay.
Từ lâu xin visa đi nước ngoài thi đấu đã là nỗi ám ảnh của các pro player Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia khác nói chung. Ở bộ môn League of Legends (LMHT) cũng đã xảy ra nhiều sự việc tương tự ngăn cản Saigon Fantastic Five (2015) và đội tuyển siêu sao Việt Nam (2017) tham dự những giải đấu được tổ chức ở bên ngoài biên giới Việt Nam.
Hiện cả Divine lẫn RM5S đều chưa đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan đến vụ việc.
Divine và RM5S đã không thể có mặt tại PAI 2019 do yếu tố khách quan
PAI là giải đấu quy mô đầu tiên được PUBG Corp tổ chức trong năm 2019 và được coi là vạch xuất phát đưa PUBG trở thành bộ môn esportstrong tương lai gần – mà cụ thể là đưa vào cách tính điểm và thiết lập vòng bo hoàn toàn khác biệt so với những giải đấu trước đó.
16 teams xuất sắc nhất châu Á sẽ bước vào ba ngày thi đấu, từ 10-12/01, tại Cotai Arena để cạnh tranh 500,000 USD tổng giá trị giải thưởng.
Chịu
" alt=""/>PUBG: Việt Nam bất ngờ bị gạch tên khỏi giải đấu được tổ chức ở Macau vào tháng sauTheo thường trực Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, một trong những vướng mắc đối với công tác đảm bảo an toàn thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử là nhiều bộ, tỉnh còn chưa có Trung tâm giám sát an ninh mạng - SOC.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, lãnh đạo Chính phủ, Bộ TT&TT đã nhiều lần nhấn mạnh đảm bảo an toàn, an ninh mạng là điều kiện đầu tiên, tiên quyết, là yếu tố có ý nghĩa sống còn.
Từ góc độ của một doanh nghiệp đã có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin, đã và đang tham gia hỗ trợ đảm bảo an toàn thông tin cho nhiều cơ quan, tổ chức, đánh giá về hiện trạng công tác đảm bảo an toàn thông tin của khối cơ quan nhà nước, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của BKAV cho rằng, vấn đề an toàn, an ninh hiện nay đã được hầu hết các lãnh đạo cơ quan, tổ chức quan tâm, chú ý. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số tồn tại.
Phân tích rõ hơn về hạn chế của các cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc đảm bảo an toàn các hệ thống thông tin, ông Ngô Tuấn Anh cho hay, sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức không đồng đều: có nơi quan tâm nhiều, có nơi ít và sự quan tâm cũng ở các cấp độ và mức độ khác nhau.
“Cùng với đó, mặc dù có mức độ đầu tư cho an toàn thông tin không giống nhau, song đa phần các cơ quan, tổ chức còn đầu tư cho an toàn thông tin chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được nhu cầu; các cơ quan, tổ chức phải tiếp tục tăng cường đầu tư cho an toàn thông tin để tương xứng với vai trò, tầm quan trọng của công tác này”, ông Ngô Tuấn Anh chia sẻ.
Trong bối cảnh việc xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và công cuộc chuyển đổi số đang được đẩy mạnh ở tất cả các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp như hiện nay, chuyên gia BKAV Ngô Tuấn Anh khuyến nghị, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước cần thực nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT, đặc biệt là các yêu cầu, giải pháp đã được để ra trong 2 Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị 14 ngày 25/5/2018 về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại; Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
“Trong đó, tôi cho rằng các cơ quan, tổ chức cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề bố trí nguồn kinh phí cho công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng, bởi lẽ có như vậy các đơn vị mới có đủ nguồn lực để thực hiện việc đảm bảo an toàn cho các hệ thống của mình”, ông Ngô Tuấn Anh nhấn mạnh.
" alt=""/>Phó Chủ tịch BKAV: “Cơ quan nhà nước cần đặc biệt lưu ý bố trí đủ kinh phí cho an toàn thông tin”