Lịch Thi Đấu Wake up 247 V-League 2019 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
09/08 | ||||||||
09/08 | 17:00 | Hoàng Anh Gia Lai | ![]() | 2:3 | ![]() | Viettel | Vòng 20 | VTV5,ịchthiđấubóngđáhôtrực tiếp bóng đá 24h BĐTV, K+, FPT Play |
Lịch Thi Đấu Wake up 247 V-League 2019 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
09/08 | ||||||||
09/08 | 17:00 | Hoàng Anh Gia Lai | ![]() | 2:3 | ![]() | Viettel | Vòng 20 | VTV5,ịchthiđấubóngđáhôtrực tiếp bóng đá 24h BĐTV, K+, FPT Play |
![]() |
Lâm Đình Bảo thách thức Thượng úy CSCĐ |
Theo điều tra ban đầu, vào sáng ngày 27/8, Bảo điều khiển xe ô tô nhãn hiệu Mercedes biển số tỉnh Bình Dương chạy tốc độ cao vượt qua chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại đầu đường Trương Định giao với đường Hoàng Hoa Thám (phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một).
Lúc này, Thượng úy Lê Mạnh Cường (thuộc lực lượng CSCĐ Bộ Công an tăng cường cho tỉnh Bình Dương) làm nhiệm vụ tại đây đã đuổi theo để yêu cầu Bảo dừng xe.
Khi đến chốt kiểm soát tiếp theo tại đầu đường Huỳnh Văn Lũy giao với Quốc lộ 13 (phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một) thì Thượng úy Cường đuổi kịp, đồng thời nhờ lực lượng tại chốt hỗ trợ chặn lại để làm việc.
Tại đây, đối tượng Bảo không chấp hành, không đeo khẩu trang và dùng lời lẽ thách thức lực lượng chức năng, thậm chí dọa giết cả nhà Thượng úy Lê Mạnh Cường.
Ngay sau đó, Thượng úy Cường cùng lực lượng chức năng đã khống chế đối tượng, bàn giao cho công an phường Phú Lợi để xử lý.
Đáng chú ý, trong quá trình khám xét xe và nơi ở của đối tượng Bảo, công an còn phát hiện một số gói màu trắng nghi là ma túy.
Cũng liên quan đến vụ việc này, khi chiếc xe ô tô của Bảo đang được công an chờ đưa về trụ sở để xử lý thì đối tượng Lê Văn Tuấn (SN 1985, ngụ TP Thủ Dầu Một, là bạn của Bảo) đã lẻn vào bên trong, điều khiển xe đến giấu tại một bãi đất trống gần đó.
Với đối tượng Tuấn, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Dầu Một đang củng cố hồ sơ để xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.
Nam thanh niên ở Bình Dương chạy ô tô tốc độ cao vượt chốt kiểm soát dịch bệnh, khi bị chặn lại thì chống đối, dọa giết CSCĐ.
" alt=""/>Thanh niên vượt chốt kiểm soát, dọa giết CSCĐ ở Bình Dương bị khởi tốTheo ông Ben Townsend, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo hiểm Thatcham Research tại Anh chia sẻ, bản thân những chiếc xe điện xuất xứ từ Trung Quốc không có vấn đề gì cả (về chất lượng-PV). Tuy nhiên các nhà sản xuất Trung Quốc lại không nắm vững quy trình sửa chữa xe tại châu Âu, chưa thực sự phù hợp với ngành bảo hiểm tại thị trường “khó tính" này.
Ông Townsend tiếp tục nhấn mạnh, không chỉ riêng Trung Quốc, các hãng xe tới từ Ấn Độ, Việt Nam cũng cần phải thực sự tìm hiểu về ngành bảo hiểm ô tô tại Anh, không nên chỉ mang mỗi sản phẩm của mình tới rồi nghĩ rằng có thể dễ dàng phân phối chúng tại quốc gia này. Các đơn vị bảo hiểm có một mạng lưới sửa chữa độc lập có thể hỗ trợ những chiếc xe điện một cách bền vững trên thị trường, giảm tổng chi phí sở hữu xe và đảm bảo rằng người tiêu dùng xứng đáng có những sự lựa chọn tốt nhất.
Ông Marty Rowley, Giám đốc điều hành của Hiệp hội sửa chữa xe quốc gia cho biết, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu phụ tùng thay thế tại châu Âu. Theo ông, tiêu biểu như mẫu xe GWM ORA 03 không có sẵn một số loại phụ tùng quan trọng, điều khó có thể chấp nhận đối với những doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô.
Tại thị trường Trung Quốc, đôi khi các nhà sản xuất không đảm bảo linh kiện thay thế cho chính phương tiện của mình và khách hàng có thể mua ngoài, liên hệ với bên thứ 3 một cách đơn giản. Tuy nhiên, việc tiếp cận bên cung cấp linh kiện thứ 3 kiểu như vậy hoàn toàn không tồn tại tại châu Âu.
Việc ngành bảo hiểm tại Anh không mặn mà, đôi khi gần như từ chối xe điện Trung Quốc sẽ là một thiệt thòi đáng kể đối với người tiêu dùng và càng làm giảm khả năng cạnh tranh của xe điện Trung Quốc tại thị trường Anh nói riêng cũng như trên thị trường châu Âu nói chung.
Theo Carscoops
" alt=""/>Các hãng bảo hiểm ở Anh quốc không muốn bán dịch vụ cho xe điện Trung QuốcCụ thể, tuyến cáp quang biển Asia Africa Europe 1 (AAE-1) gặp sự cố vào sáng ngày 26/5. Đơn vị quản lý đã phát hiện sự sụt giảm điện áp trên nhánh S1H của tuyến AAE-1. Theo đánh giá ban đầu, đã xảy ra lỗi gây đứt một phần sợi quang trên phân đoạn S1H.1 của tuyến cáp.
Cho đến thời điểm hiện tại, các ISP tại Việt Nam vẫn chưa nhận được kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển AAE-1.
Là tuyến cáp biển được đưa vào khai thác tháng 7/2017, AAE-1 có vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi HongKong (Trung Quốc), Singapore.
Cáp AAE-1 được ứng dụng công nghệ tiên tiến; có mạng lưới, trạm cập bờ và các điểm kết nối được hoạch định tối ưu và linh hoạt, giúp các nhà mạng có thêm nhiều phương án thiết kế để điều chuyển lưu lượng.
Trong khi sự cố xảy ra sáng 26/5 trên tuyến cáp biển AAE-1 chưa được khắc phục, theo đại diện một ISP tại Việt Nam, một tuyến cáp biển khác là APG thực hiện bảo dưỡng cáp hướng Hong Kong (Trung Quốc) từ 24h ngày 5/6 và dự kiến hoàn thành vào 22h ngày 10/6.
Tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway - APG được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, sau 4 năm triển khai đầu tư. Có sự tham gia của 4 nhà mạng trong nước, APG được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps, tuyến cáp APG có chiều dài khoảng 10.400 km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương. Cáp có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Trong điều kiện cả hai tuyến cáp biển AAE-1 và APG đều đang gián đoạn dịch vụ, những ngày vừa qua, các nhà mạng tại Việt Nam đã tiến hành cân tải, chuyển hướng kết nối sang các tuyến cáp biển khác cũng như một số tuyến cáp đất liền nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng.
Đơn cử như, CMC Telecom đã tăng dung lượng qua hướng cáp xuyên Đông Nam Á (A-Grid), kết nối Internet từ Việt Nam qua các quốc gia Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
VNPT thì chủ động điều hướng, cân tải các hướng cáp khác đang hoạt động ổn định như CSC, AAG, IA, SMW3...
Ngoài ra, trong thông báo gửi tới khách hàng, VNPT cũng cho biết đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị, đối tác liên quan để kiểm tra, khắc phục triệt để những vấn đề kết nối Internet quốc tế.
Trước đó, trong trao đổi với ICTnews hồi cuối năm ngoái, đại diện VNNIC cho biết, thực hiện nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ TT&TT giao, VNNIC đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng phương án đảm bảo hoạt động liên tục của Internet Việt Nam trong tình huống mất kết nối với quốc tế. Một phần của nhiệm vụ trên đã được VNNIC thực hiện trong năm 2020, đó là đưa hệ thống máy chủ tên miền gốc – ROOT DNS về Việt Nam để góp phần đảm bảo rằng hoạt động của Internet Việt Nam không phụ thuộc vào mạng quốc tế.