VietNamNet đến thăm diễn viên Quốc Cường tại Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hoà (Bến Cát, Bình Dương). Cuộc trò chuyện tuy ngắn ngủi chưa đầy nửa tiếng nhưng ông khóc 3 lần mỗi khi nhắc về quá khứ.  |
Diễn viên Quốc Cường (phải) và bác sĩ Dương Văn Huân. |
Bị bệnh tâm thần, vui buồn thất thường, dễ khóc
Tiếp chuyện phóng viên, BS. Dương Văn Huân - phó Trưởng trạm y tế của Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hoà, thông tin diễn viên Quốc Cường (tên thật Nguyễn Văn Hồng, sinh năm 1953) chính thức được nhận bảo trợ ngày 21/10/2020. Khi vào trung tâm, ông được bố trí khu ở riêng để theo dõi 14 ngày theo quy định phòng chống dịch Covid-19.
Ban đầu, diễn viên Quốc Cường vẫn nhận thức mình được bảo trợ, còn tự giới thiệu Tôi là diễn viên Quốc Cườngnhưng sau đó dần bộc lộ dấu hiệu bệnh lý thần kinh. Cụ thể, ông nói rất nhiều, huyên thuyên không ngừng những chuyện không đầu đuôi nhưng không biết nhà ở đâu, người thân còn những ai và hay vui buồn thất thường. Ngoài ra, do lang thang một thời gian dài nên diễn viên bị bệnh ngoài da, trên cơ thể nhiều chỗ bị viêm nhiễm lở loét, sần sùi, hai chân khá yếu. May mắn, bệnh nền của ông chỉ có cao huyết áp, xương khớp và tim mạch đều ổn định.
 |
Bác sĩ Huân thông tin về tình trạng của diễn viên Quốc Cường. |
Vì vậy, diễn viên Quốc Cường ở lại trạm y tế các bác sĩ theo dõi và điều trị. Sau 2 tháng, tình trạng của ông cải thiện, ăn được, ngủ nhiều và bớt biểu hiện nói huyên thiên. Quốc Cường cũng bắt đầu nhớ lại quá khứ, công việc ngày trước. Các bác sĩ đang giảm dần lượng thuốc trị bệnh tâm thần vì người cao tuổi uống nhiều thuốc sẽ không tốt cho sức khỏe.
Sau khi tình trạng tạm ổn, Quốc Cường được chuyển sang khu người cao tuổi để tiếp tục theo dõi. Ông sống trong nhà trại chung với 25 - 30 người cao tuổi được bảo trợ khác, mỗi người có giường riêng. Tại đây, Quốc Cường và những người khác có các nhân viên khu chăm sóc, nhân viên y tế khu theo dõi tình trạng sức khỏe hằng ngày.
Một ngày của diễn viên Quốc Cường bắt đầu từ 5h30 sáng. Giờ ăn tập trung của khu là 6h, 10h và 15h30. Ông phải ăn tối lúc 15h30 để 16h30 uống thuốc trị bệnh tâm thần. Những khung giờ nhàn rỗi trong ngày, Quốc Cường có thể ngủ, xem tivi, đi dạo hoặc chơi với những người bạn già trong khuôn viên khu của mình. Khoảng 18h-18h30, ông và mọi người hầu như đi ngủ. Quốc Cường có thể tự ăn và làm mọi vệ sinh cá nhân. Nếu ông yếu không thể tự làm sẽ có cán bộ làm giúp.
"Chú Quốc Cường hoà đồng, không la hét hay chửi ai cũng như không gây phiền hà gì cho các cán bộ, nhân viên. Trong quá trình điều trị, tôi cảm thấy chú bình thản khi về đây sống", anh Huân nói.
 |
Dáng đi thất thểu, khó nhọc của Quốc Cường. |
Từ ngày vào đây, không ai đến thăm diễn viên Quốc Cường
Thời gian trước, diễn viên Quốc Cường lang thang, cơ nhỡ ở TP.HCM. Sau khi Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM tiến hành xác minh, tìm người thân, nhận thấy trường hợp của Quốc Cường là đối tượng cần bảo trợ nên chuyển hồ sơ sang Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hoà, trực thuộc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP.HCM, tiếp nhận bảo trợ.
Anh Dương Văn Huân cho biết: "Tất cả đối tượng ở đây đều bình đẳng, chăm sóc giống nhau. Chúng tôi không phân biệt hay ưu tiên ai, chỉ làm đúng chuyên môn và phận sự. Từ lúc tiếp nhận trường hợp của chú Quốc Cường, chúng tôi không thấy ai vào thăm".
Anh nói thêm so với thời điểm tiếp nhận, diễn viên Quốc Cường đang hồi phục tốt. Dù vậy, càng hồi phục, ông càng nhớ lại quá khứ và nhạy cảm hơn. Hiện tại, sức khỏe của ông ổn định, bình thường, có thể nhớ và kể rõ thời trẻ đi đóng phim, làm xiếc, đánh võ ra sao. Nhưng hễ nhắc tới quá khứ, ông lại khóc, rất tội.



Dù có tăng cân trong mấy tháng ở trung tâm, ông vẫn gầy gò, tiều tụy, đi cần người dìu. Hình ảnh diễn viên Quốc Cường hôm nay khác xa vị võ sư, diễn viên chuyên vai phản diện phong độ, lừng lẫy một thời.
Khi biết có người thăm, diễn viên Quốc Cường vừa khóc vừa nói: "Tôi rất sung sướng khi hôm nay có hai bạn đến thăm. Cho phép tôi cúi đầu cảm tạ. Tôi sống trong trung tâm có vui có buồn, sức khỏe vẫn tốt dù có phần hạn chế vì tuổi đã cao. Tôi cũng mong có người đến thăm lắm chứ nhưng biết có được không? Tôi gần 70 tuổi, không biết còn sống được bao lâu để chờ. Tôi có vợ có con nhưng vắng hết rồi, người còn người mất. Tiền bạc, giấy tờ, mọi thứ mất hết, chẳng còn gì".
Dù thần trí không ổn định, Quốc Cường vẫn hành xử như một nghệ sĩ đang trình diễn trước mọi người. Ông nói to, vang và đều đều những mẫu câu trên sân khấu, mỗi lần kết thúc phần nói đều đứng dậy cúi chào và xin tràng vỗ tay như một buổi diễn thực sự. Trong 15 phút trò chuyện, Quốc Cường khóc 3 lần. Ông dễ khóc nhưng cũng chuyển đổi cảm xúc rất nhanh. Thỉnh thoảng, ông pha trò hài hước chọc cười mọi người.
Anh Huân nhận định: "Con người khi đến tuổi già đều có sự sa sút tinh thần nhất định. Những sự cố xảy ra trong đời chú là chuyện không ai mong muốn. Mỗi đối tượng có hoàn cảnh riêng, họ có thể còn hoặc không còn người thân nhưng khi đã vào đây, chúng tôi sẽ là người thân của họ. Dĩ nhiên, cán bộ nhân viên chúng tôi được Nhà nước trả lương để bảo trợ các đối tượng nhưng về tinh thần, chúng tôi xem họ là người thân để chăm sóc".
Diễn viên Quốc Cường sinh năm 1953. Thời phim võ thuật Việt lên ngôi, những võ sư như Lý Huỳnh, Lý Hùng, Quốc Cường rất được chuộng. Quốc Cường toàn mời vào những vai độc, quái bậc nhất màn ảnh trong các phim Hải đường trắng, Vết thù năm tháng, Tiếng hú nơi hoang dã, Khung trời lỗi hẹn, Nước mắt giang hồ... Ông còn từng gây ấn tượng trước các đoàn phim nước ngoài khi đóng Hồng hải tặc, Kế hoạch 99, Người Mỹ trầm lặng… Đóng phim, ông lăn xả, không tiếc hi sinh thân mình thực hiện các cảnh quay mạo hiểm, đánh nhau, nuốt trăn, nhai rắn sống có một không hai.
Khi các đoàn phim không còn mặn mà mình, Quốc Cường đi mãi võ mưu sinh. Ông biểu diễn ở tỉnh chịu đủ mọi đắng cay, nhục nhằn lẫn thương tật vĩnh viễn trên cơ thể để nhận lấy số tiền ít ỏi sống qua ngày. Đúng như cố NSND Lý Huỳnh nhận xét: "Quốc Cường lấy máu của mình để gầy dựng sự nghiệp", ông đã cống hiến cho nền điện ảnh không tiếc sức khỏe và tuổi trẻ. Về già, những biến cố khiến ông mất tất cả, trở thành kẻ lang thang, bị bệnh tâm thần trước khi nương náu tại Trung tâm bảo trợ xã hội." alt=""/>'Quái kiệt màn ảnh' Quốc Cường tuổi 68 bị bệnh tâm thần, nhắc chuyện xưa là khóc

- Được thực hiện bởi một êkip trẻ, với 100% diễn viên không chuyên, nhưng lại cháy vé và đỏ đèn suốt 21 buổi diễn trong hai tháng qua tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội), hai vở nhạc kịch "Đêm hè sau cuối" và "Góc phố danh vọng" của đạo diễn trẻ Nguyễn Phi Phi Anh đã được coi là một hiện tượng lạ của sân khấu kịch Thủ đô. Ngoài việc chinh phục một lượng lớn khán giả trẻ, tiếng vang của vở còn thu hút được nhiều văn nghệ sĩ và nhà báo tên tuổi đến xem. Nhạc sĩ Dương Thụ, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp và MC Diễm Quỳnh đã có mặt ở hàng ghế khán giả theo dõi cả hai vở diễn và chia sẻ thẳng thắn về "hiện tượng trẻ" Nguyễn Phi Phi Anh.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp: "Trời ơi là tuổi trẻ!"
Sau khi xem xong Đêm hè sau cuốivà Góc phố danh vọngtôi thấy tiếc là tận đến năm nay, tôi mới được xem kịch của bạn ấy. Phi Anh và "đồng bọn" quá giỏi, quá thông minh, gu thẩm mỹ đáng nể... Một dòng suối trẻ tươi mát, thanh lành, rất mạnh mẽ! Đạo diễn vở tận tâm, lại có tài năng và phong cách cá nhân thú vị... Bằng ấy thứ, nó khiến cho mình cảm thấy rất đã!
 |
Đạo diễn Hoàng Điệp. |
Tôi thích Đêm hè sau cuốivì nó có vẻ giống... phim truyện hơn. Và tôi vốn khoái những thứ hấp dẫn, hồi hộp, căng thẳng, khó đoán... lại còn hài hước. Góc phố danh vọngđôi chỗ xem bị nản. Nó có những chỗ hơi tẻ... Ấy thế nhưng, chính Góc phố danh vọnglại làm tôi khóc. Hôm tôi xem là buổi diễn cuối nên diễn xong, mắt tôi cứ nhòe đi, không dừng được. Trời ơi là tuổi trẻ, là say mê, là sự trong lành, sòng phẳng chân tình! Tôi cứ đứng đó, nhìn các bạn ôm nhau trên sàn diễn và mình cứ thế khóc như đang chứng kiến chính thanh xuân của mình ở đằng xôn xao ấy!...".
Nhạc sĩ Dương Thụ: ''Chuyển cảnh sao mà dễ dàng!''
Xem vở Đêm hè sau cuối tôi thấy thích thú. Nó "ngoại lai" nhưng chấp nhận được, khiến tôi nghĩ đến thời kỳ đầu của kịch nói Việt Nam diễn hài kịch Molière và thời kỳ đầu tân nhạc hát "lời ta điệu Tây". Có một cái gì đó sơ khai nhưng đầy cảm hứng của lòng nhiệt thành cách tân văn hoá. Say mê với cái mới biết, muốn bắt chước, chứ chưa thật sự tạo ra nó, nhưng sự say mê này đã cuốn hút được tôi và khán giả trẻ. Đấy chính là tố chất "trẻ" ở Nguyễn Phi Phi Anh!
Vở Đêm hè sau cuốithành công cả ở 3 yếu tố: âm nhạc, vũ đạo và kịch, nhất là yếu tố kịch có tình tiết éo le, có thắt nút mở nút. Các yếu tố "nhố nhăng hậu hiện đại" ở mức độ vừa phải có thể chấp nhận được. Các vai chính không phải là những ca sĩ nổi tiếng nhưng hát rất tốt, diễn xuất khá thoải mái, không bị "cương", dù họ là diễn viên không chuyên.
Ở đây là cái tài chỉ đạo diễn xuất của đạo diễn. Tôi rất khâm phục cách tổ chức không gian sân khấu của Phi Anh. Ta có thể nhìn thấy nhạc công và diễn viên cùng sự chuyển cảnh vô cùng dễ dàng.
 |
Nhạc sĩ Dương Thụ.
|
Nhưng đến vở Góc phố danh vọngthì tôi không thể xem hết vở. Với tôi thì nó không có được những gì mà Phi Anh đã tạo ra ấn tượng như ở vở diễn trước đó. Ở đâu ra sự mâu thuẫn này? Chỉ Phi Anh mới có câu trả lời.
Điều tôi băn khoăn ở Phi Anh là nền tảng văn hoá Việt, nhất là văn hoá âm nhạc dân tộc (dân gian, cung đình, bài hát Việt từ thời tiền chiến đến bây giờ), văn hoá sân khấu dân tộc (tuồng, chèo sân đình)... Có thể bạn ấy biết nhiều nhưng có lẽ do chưa thực sự sống với nó nên nó chưa thành nền tảng văn hoá cho mình chăng?
Tất nhiên, với một đạo diễn trẻ ở một thể loại sân khấu mới mẻ như Musical nghịch lý đó cũng là chuyện thường tình. Musical không giống như Opera cổ điển, vũ đạo và âm nhạc rất trẻ trung, mang tính đại chúng và hoàn toàn phù hợp với các bạn trẻ. Quan trọng, Phi Anh đã xuất hiện đúng thời!”
MC Diễm Quỳnh: "Niềm vui sướng lây lan cả khán phòng"
"Tôi thích sự trong trẻo và hồn nhiên của hai vở diễn. Tôi cảm nhận rất rõ hơi thở 9x trong đó, từ cách viết thoại ngôn ngữ teen, lối biên đạo các phần nhảy múa thịnh hành nhất, đến kiểu diễn xuất phóng túng của dàn diễn viên...
Rõ ràng là Phi Anh và ekip không cố gắng gồng lên làm cho giống một đoàn kịch chính quy truyền thống. Họ làm thứ họ thích, họ diễn tung tăng, hát có thể chưa thật rõ lời, các tình tiết có thể đôi chỗ chưa thật gọn, nhưng ngập tràn sân khấu là những bạn trẻ đang diễn vở kịch của chính họ, bằng niềm vui sướng lây lan cả khán phòng.
Play" alt=""/>MC Diễm Quỳnh, Dương Thụ nói về 'hiện tượng nhạc kịch' Phi Anh